X

Tính chỉ số BMI

Chiều cao: cm

Cân nặng : kg

Tính

Được thành lập từ ngày 1/10/2002, Phòng khám Hoàng Gia Healthcare không ngừng phát triển, phấn đấu trở thành địa chỉ tin cậy của các cặp vợ chồng tại Thành Phố Hồ Chí Minh và cả nước chuyên cung cấp các dịnh vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm, thụ tinh nhân tạo, trữ trứng, khám thai sản, chẩn đoán tiền sản, siêu âm tiền sản. Lấy phương châm phục vụ khách hàng bằng cả trái tim, các Bác Sĩ Phòng khám cam kết đem lại sự hài lòng cho khách hàng.

Archives

Tại sao con tôi khi sinh ra lại được phủ một lớp chất kem, màu trắng, trơn, mềm như phô mai ở ngoài da?

By on 11/11/2017

Trong 3 tháng cuối thai kỳ, cơ thể thai nhi được phủ một lớp chất kem, màu trắng, trơn, mềm như phô mai được gọi là chất gây. Đây là hỗn hợp chất bã nhờn do tuyến bã thai nhi tiết ra kết hợp với các tế bào da, lông tơ của thai nhi đã bong tróc. 80% chất gây là nước, 10% là lipid và 10% là protein.

fa 10

Chất gây bắt đầu được tạo ra từ khoảng tuần thứ 20 của thai kỳ. Lượng chất gây giảm dần khi trẻ càng gần ngày dự sinh. Chất gây tập trung nhiều nhất ở các nếp gấp của cơ thể (cổ, nách, khuỷu tay, bẹn…). Chất gây thường có màu trắng. Tuy nhiên do một số lý do (suy thoái bánh nhau, bé tiêu phân su, chảy máu bánh nhau…) nước ối thay đổi màu (vàng, xanh hoặc đỏ) thì màu chất gây cũng bị ảnh hưởng.

fa 11

Công dụng của chất gây:

  • Chất gây là hàng rào bảo vệ cho da trẻ từ trong bụng mẹ đến khi chào đời. Chất gây bảo vệ da trẻ không bị tổn thương bởi môi trường acid của nước ối và tác hại của phân su, tạo điều kiện thuận lợi giúp da trẻ phát triển.
  • Chất gây là chất giữ ẩm, giúp da trẻ mềm mại, không bị khô hay bong tróc.
  • Chất gây chứa các chất kháng khuẩn mạnh, giúp giảm nguy cơ nhiễm trùng cho trẻ ngay từ khi nằm trong bụng mẹ và nhất là khi tiếp xúc với đường sinh dục nhiều vi khuẩn của mẹ.
  • Chất gây là chất bôi trơn, giúp trẻ được sinh ra dễ dàng hơn, giảm nguy cơ chấn thương cho các bộ phận của trẻ trong khi sinh.
  • Chất gây giúp trẻ giữ ấm tốt hơn, hạn chế mất nước qua da.

Nhiều nghiên cứu gần đây cho thấy lớp chất gây có nhiều lợi ích to lớn đối với sức khỏe của trẻ. Chính vì thế việc tắm hay lau sạch lớp chất gây ngay sau sinh là không cần thiết mà chỉ cần lau khô nhẹ nhàng và làm sạch các vết máu (trừ trường hợp cơ thể trẻ dính nhiều phân su). Sau một đến hai ngày, trẻ được tắm lần đầu tiên và lớp chất gây này sẽ được loại bỏ. Tuy nhiên, cũng không nên trì hoãn việc tắm cho trẻ quá lâu, vì nếu lớp chất gây nhiều và dày sẽ là nơi lý tưởng để vi khuẩn phát triển có thể gây nhiễm trùng da cho trẻ.
Nguồn tham khảo:
https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC2763724/
www.healthline.com/health/pregnancy/vernix-caseosa
https://community.babycenter.com/…/vernix…_dont_bathe_it_…
https://www.momtricks.com/babies/vernix

Hệ Thống Phòng Khám Hoàng Gia
Hotline: 028 22446668, 0888450555
284B Nguyễn Trọng Tuyển, P 10, Q.Phú Nhuận, HCM
NHI KHOA – BS CK1 HUỲNH NGỌC TUẤN ANH

Khi nào nên cắt thắng lưỡi cho trẻ?

By on 11/11/2017

Dính thắng lưỡi là dị tật bẩm sinh nhẹ do dây thắng lưỡi (lớp màng mỏng niêm mạc dưới lưỡi) ngắn và làm hạn chế cử động bình thường của lưỡi.

fa 9
Dính thắng lưỡi gặp khoảng 4% ở trẻ sơ sinh, số trẻ trai mắc nhiều gấp 3 lần trẻ gái.
Dính thắng lưỡi có thể gây khó khăn trong việc ăn uống, khi nuốt lưỡi co lại khó khăn, trẻ bú khó, làm biếng ăn và sẽ chậm lên cân.
Dính thắng lưỡi có thể gây mất thẩm mỹ hàm răng vì các răng cửa hàm dưới có thể bị nghiêng hoặc có khe hở giữa 2 răng cửa giữa dưới.
Trẻ dính thắng lưỡi có thể gặp khó khăn trong phát âm, giọng nói bị ngọng nghịu.
Dính thắng lưỡi ít với dây thắng lưỡi mỏng không ảnh hưởng việc bú, phát âm của trẻ thì không cần phải can thiệp bằng phẫu thuật. Dính thắng lưỡi có chỉ định cắt khi ảnh hưởng tới việc bú, phát âm của trẻ.
Cắt thắng lưỡi là phẫu thuật nhanh chóng, ít đau, đơn giản và về trong ngày. Khi về nhà, chỉ cần cho bé thuốc giảm đau một vài ngày và ăn uống bình thường
(Trích từ nguồn phauthuatnhi.com)

Hệ Thống Phòng Khám Hoàng Gia

Hotline: 028 22446668, 0888450555
284B Nguyễn Trọng Tuyển, P 10, Q.Phú Nhuận, HCM
NHI KHOA – BS CK1 – HUỲNH NGỌC TUẤN ANH

Tôi có nên cắt da quy đầu cho con trai tôi không?

By on 11/11/2017

Cắt da quy đầu là thủ thuật cắt bỏ phần da bao quanh quy đầu dương vật. Lợi ích của cắt da quy đầu là giảm nguy cơ nhiễm trùng đường tiết niệu, giảm nguy cơ ung thư dương vật, giảm nguy cơ mắc các bệnh lây truyền qua đường sinh dục…và việc vệ sinh dương vật cũng sẽ dễ dàng hơn.

fa 8

Tuy nhiên cắt da quy đầu cũng có thể gây ra một số biến chứng như: đau, chấn thương dương vật, nhiễm trùng, chảy máu, hẹp lỗ tiểu…Hiện nay, theo Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ những lợi ích của cắt da quy đầu chưa đủ thuyết phục để thủ thuật này được thực hiện thường quy đối với mọi bé trai. Việc cắt da quy đầu cho bé hay không tùy thuộc vào chỉ định của bác sĩ và sự lựa chọn của gia đình.
(Theo Fetal and Neonatal secrets và Uptodate.com)

Hệ Thống Phòng Khám Hoàng Gia
Hotline: 028 22446668, 0888450555
284B Nguyễn Trọng Tuyển, P 10, Q.Phú Nhuận, HCM
NHI KHOA – BS CK1 – HUỲNH NGỌC TUẤN ANH

Tại sao trẻ bú mẹ cần bổ sung Vitamin D?

By on 11/11/2017

Mặc dù sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ trong 6 tháng đầu sau sinh nhưng các nghiên cứu đã chứng minh trẻ bú mẹ có tỷ lệ thiếu vitamin D cao. Sữa mẹ thiếu vitamin D có thể là do mẹ ít tiếp xúc ánh nắng mặt trời, tăng cường sử dụng kem và mặc quần áo kín đáo chống nắng.

fa 7

Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo bổ sung vitamin D cho trẻ bú mẹ 400 IU mỗi ngày, bắt đầu trong vòng vài ngày sau sinh. Đối với trẻ bú sữa công thức, việc bổ sung vitamin D cũng cần thiết đến khi trẻ tiêu thụ được ít nhất 1 lít sữa mỗi ngày.
(BS CK1 NHI – HUỲNH NGỌC TUẤN ANH dịch từ Fetal and Neonatal secrets)

Tôi có thể làm gì để rốn bé sạch?

By on 11/11/2017

Rốn trẻ sơ sinh là nơi thông thương giữa mẹ và bé trong thời kỳ bào thai. Rốn là nơi trẻ nhận dinh dưỡng từ mẹ, đảm bảo sự phát triển của trẻ. Sau khi chào đời, rốn trẻ được cắt chỉ còn một đoạn ngắn. Thông thường, sau sinh 1 đến 2 tuần thì rốn trẻ sẽ rụng. Việc chăm sóc rốn trẻ trong thời gian 1 – 2 tuần đầu sau sinh có thể là một thử thách với một số bà mẹ có con nhỏ. Chăm sóc rốn không tốt có thể dẫn đến nhiễm trùng rốn, thậm chí nhiễm trùng máu.

fa 6

Tuy nhiên việc chăm sóc rốn cho trẻ đơn giản hơn nhiều người suy nghĩ. Bạn chỉ cần vệ sinh ngày 1 – 2 lần với nước ấm, sạch; vệ sinh từ chân rốn ra bên ngoài (ngay cả khi rốn bị vấy bẩn với phân và nước tiểu), sau đó lau khô với tăm bông rồi để thoáng là ổn. Những dung dịch sát khuẩn như cồn, povidine hay milian…và cả việc băng rốn là không cần thiết. Cố gắng mặc tả cho bé thấp hơn rốn vì tì đè lên rốn có thể làm trầy xước vùng da xung quanh hoặc làm rốn chảy máu. Cần đưa trẻ đi khám khi vùng da quanh chân rốn đỏ, sưng nề, có mùi hôi, rỉ mủ, hoặc chảy máu…. để được xử trí kịp thời.
Theo Fetal and Neonatal secrets.

BS CK1 NHI – HUỲNH NGỌC TUẤN ANH dịch và tổng hợp

Hệ thống Phòng Khám Hoàng Gia
284B Nguyễn Trọng Tuyển, p10, Q Phú Nhuận, TP HCM.
Hotline 0888450555, 02822446668