Chuyên mục
Các bệnh lý Phụ khoa Phụ Khoa

U XƠ TỬ CUNG

U xơ tử cung

U xơ cơ tử cung là khối vùng bụng dưới thường gặp nhất ở phụ nữ, là khối u lành tính xuất phát từ cơ trơn cơ tử cung. U xơ cơ tử cung cơ tử cung thường xuất hiện ở tuổi sinh sản, tần suất 12 – 25 %, gây ra xuất huyết tử cung bất thường, đau và chèn ép vùng chậu, cũng có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản ( vô sinh, các kết cục xấu của thai kỳ).

Nguyên nhân và các yếu tố nguy cơ 

– Chủng tộc: phụ nữ da đen có tần suất mắc bệnh – kích thước khối u xơ cơ tử cung cao hơn, thời điểm xuất hiện triệu chứng bệnh sớm hơn và biểu hiện bệnh nặng hơn so với phụ nữ da trắng.

– Tiền căn kinh nguyệt – sản khoa: Dậy thì sớm và tiền căn tiếp xúc diethylstilbestrol có liên quan với sự tăng nguy cơ phát triển nhân xơ.

– Thuốc ngừa thai: Viên uống ngừa thai phối hợp không làm tăng nguy cơ phát triển của u xơ tử cung. Tuy nhiên, cần chú ý nếu người phụ nữ đang bị u xơ tử cung không phải là chống chỉ định của việc dùng thuốc ngừa thai phối hợp.

– Thuốc kích thích buồng trứng: mối liên quan giữa sự phát triển của u xơ tử cung với thuốc kích thích buồng trứng là chưa rõ ràng:

  • Béo phì: đa số các nghiên cứu chỉ ra sự liên hệ giữa u xơ tử cung với sự tăng chỉ số khối cơ thể. Tuy nhiên, mối liên hệ này phức tạp và có thể bị gây nhiều bởi nhiều yếu tố khác.
  • Chế độ ăn: chế độ ăn nhiều thịt đỏ, sử dụng nhiều rượu bia tăng nguy cơ u xơ tử cung.
  • Di truyền: có liên quan yếu tố gia đình có mẹ – chị em gái ruột bị u xơ tử cung.
  • Yếu tố khác: thời gian và độ nặng của tăng huyết áp liên quan đến sự tăng nguy cơ u xơ tử cung.

tong-hop-nguyen-nhan-va-cach-dieu-tri-u-xo-tu-cung1 (1)

U xơ tử cung gây khá nhiều phiền phức cho chị em, đặc biệt là các chị em đang trong thai kì:

– U xơ tử cung chèn ép lên các bộ phận khác, gây đau đớn và cản trở quá trình sinh hoạt và tình dục.

– U xơ tử cung nếu ở vị trí như dưới niêm mạc tử cung khiến nội mạc tử cung bị thay đổi, gây khó thụ tinh. Các triệu chứng có thể kèm theo như kinh nguyệt không đều, cường kinh…

– Thai phụ có u xơ tử cung dễ bị sẩy thai, sinh non, sẩy thai liên tiếp, băng huyết sau sinh

– Gây táo bón nếu u xơ tử cung quá to, chèn ép đường ruột người phụ nữ

– Gây tiểu khó, nhiễm trùng tiểu tái phát, đau lưng dai dẳng nếu u xơ tử cung to chèn ép bọng đái, niệu quản

Triệu chứng
– Đau bụng dưới, đặc biệt là vùng dưới rốn nhất là vào các kì kinh nguyệt.
– Cơn đau kéo dài vùng bụng dưới khi quan hệ tình dục.
– Ra huyết âm đạo bất thường như rong kinh, cường kinh.
– Luôn thấy buồn tiểu do u ép vào bàng quang. Nếu u ép đến trực tràng, người bệnh có thể bị trĩ và táo bón.
– Khó thụ thai, hiếm muộn, vô sinh

Phân loại

UXCTC được phân loại theo hai cách, theo tính chất và theo vị trí khối u.

Theo tính chất, u xơ cơ tử cung có 2 dạng: không triệu chứng và có triệu chứng. Hầu hết UXCTC thuộc dạng không triệu chứng, thường không cần điều trị. UXCTC có triệu chứng cần được điều trị và theo dõi (Murase và cs, 1999; Vilos và cs, 2015).

Theo vị trí, hiện nay, hệ thống phân loại u xơ tử cung của Hiệp hội Sản Phụ khoa Quốc tế FIGO năm 2011 được sử dụng phổ biến nhất (Munro và cs, 2011). Phân loại được mô tả chi tiết theo hình bên dưới.

Các u xơ tử cung L0, L1, L2 thường gây triệu chứng xuất huyết tử cung bất thường, có thể là nguyên nhân của vô sinh và sẩy thai. Nhóm này cần được điều trị bằng phương pháp nội soi buồng tử cung (Lefebvre và cs, 2003).

UXCTC L3 cũng có thể gây triệu chứng xuất huyết tử cung bất thường hoặc không. Điều trị nhóm này thường ưu tiên dùng thuốc để làm giảm kích thước khối u trước khi mang thai (Lefebvre và cs, 2003).

Các U xơ tử cung L4-8 thường không gây xuất huyết tử cung bất thường. u xơ cơ tử cung nhóm này cần điều trị khi kích thước to hoặc u chèn ép gây thận ứ nước hoặc bí tiểu hoặc táo bón. Có thể cân nhắc điều trị nội khoa hoặc phẫu thuật bóc u đối với phụ nữ còn nguyện vọng mang thai.

Kỹ thuật chuẩn đoán
– Siêu âm: Siêu âm để thấy được hình dáng và kích thước của u.
– Sinh thiết nội mạc tử cung từng phần: Được thực hiện trước khi phẫu thuật nhằm loại trừ ung thư nội mạc tử cung có thể kèm theo hoặc với mục tiêu cầm máu nếu u xơ tử cung gây băng huyết không đáp ứng với điều trị bằng thuốc.
– Nội soi tử cung: đưa camera nhỏ qua đường âm vào tử cung để quan sát bên trong.

Điều trị
Giống như đa số các bệnh phụ nữ khác, điều trị u xơ thường bằng 2 cách: nội khoa và phẫu thuật. Dựa vào kích thước, vị trí khối u và các vấn đề của người phụ nữ đi kèm mà bác sĩ sẽ đưa ra các lời khuyên phù hợp.

U xơ tử cung là căn bệnh hay gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh, vì vậy các chị em cần trang bị cho mình đầy đủ các kiến thức để sẵn sàng đối mặt và xử lí căn bệnh này.

ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN:

Book

Trả lời