X

Tính chỉ số BMI

Chiều cao: cm

Cân nặng : kg

Tính

Được thành lập từ ngày 1/10/2002, Phòng khám Hoàng Gia Healthcare không ngừng phát triển, phấn đấu trở thành địa chỉ tin cậy của các cặp vợ chồng tại Thành Phố Hồ Chí Minh và cả nước chuyên cung cấp các dịnh vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm, thụ tinh nhân tạo, trữ trứng, khám thai sản, chẩn đoán tiền sản, siêu âm tiền sản. Lấy phương châm phục vụ khách hàng bằng cả trái tim, các Bác Sĩ Phòng khám cam kết đem lại sự hài lòng cho khách hàng.

Khám và Quy trình

KHÁM & CHẨN ĐOÁN HIẾM MUỘN

By on 26/04/2016

Hiếm muộn là gì ?

Hiếm muộn được định nghĩa là tình trạng một cặp vợ chồng không thể có thai hoặc không có con sau ít nhất một năm giao hợp bình thường, không ngừa thai. Người càng lớn tuổi, đặc biệt sau 35 tuổi, khả năng có thai sẽ giảm. Hiện nay người ta có khuynh hướng rút ngắn thời gian chẩn đoán hiếm muộn xuống 6 tháng (thay vì 1 năm) cho những cặp vợ chồng lớn tuổi (trên 35 tuổi). Do đó, bạn nên đi điều trị sớm nếu có vấn đề về hiếm muộn .

Tỉ lệ hiếm muộn là bao nhiêu ?

Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 8-10% cặp vợ chồng có vấn đề liên quan đến hiếm muộn. Tuy nhiên, tỉ lệ hiếm muộn ở một số quốc gia có thể cao hơn do hoàn cảnh và tập quán sinh sống. Ví dụ ở Pháp, một nghiên cứu ước tính có khoảng 18% số cặp vợ chồng trong tuổi sinh sản có vấn đề hiếm muộn. Ở nước ta, theo số liệu điều tra dân số từ những năm 80, tỉ lệ hiếm muộn có thể trên 10%.

Hiếm muộn là bệnh của vợ hay chồng ?

Bạn nên biết hiếm muộn được xem là một tình trạng bệnh lý của một cặp vợ chồng. Tỉ lệ hiếm muộn nguyên nhân do vợ và chồng là tương đương nhau. Theo nhiều số liệu thống kê, nguyên nhân do vợ chiếm 30-40%, do chồng chiếm 30%, do cả vợ và chồng chiếm 15-30% và có khoảng 10% hiếm muộn không rõ nguyên nhân .

Các nguyên nhân gây hiếm muộn – vô sinh thường gặp ?

  • Đối với người vợ thường có các nguyên nhân sau
    – Tổn thương vòi trứng
    – Không có hiện tượng rụng trứng hay rụng trứng không thường xuyên .
    – Lạc nội mạc tử cung
  • Đối với người chồng
    – Thường gặp nhất là bất thường về số lượng và chất lượng tinh trùng, chiếm đến 90% trường hợp hiếm muộn do nam giới .

Xét nghiệm thường thực hiện khi khám và điều trị hiếm muộn?
Người vợ thường được thực hiện các xét nghiệm sau
– Siêu âm
– Xét nghiệm định lượng nội tiết: tuỳ từng xét nghiệm, phải được làm theo đúng ngày nhất định trong chu kỳ kinh .
– Chụp X quang tử cung- vòi trứng (HSG): thường thực hiện sau khi sạch kinh
– Nội soi chẩn đoán.
Hầu hết tất cả người chồng đến khám hiếm muộn đều phải được thử tinh dịch đồ (phân tích tinh dịch). Đây là xét nghiệm cơ bản và cần thiết để chấn đoán và điều trị cho dù nguyên nhân hiếm muộn là do chồng hay vợ.

Chụp X quang buồng tử cung và vòi trứng (HSG) là gì ?

Đây là xét nghiệm đánh giá hai vòi trứng của người vợ có thông hay không và phát hiện những bất thường khác ở tử cung. HSG thường được thực hiện sau khi sạch kinh hoàn toàn khoảng 2 ngày. khi thực hiên, một thuốc cản quang sẽ được bơm vào buồng tử cung và vòi trứng, nếu vòi trứng thông thuốc sẽ chảy ra ngoài ổ bụngvà được phát hiện khi xem phim chụp X-quang. Tuy nhiên, trong trường hợp có nghi ngờ tổn thương vòi trứng, bác sĩ sẽ đề nghị bạn thực hiện mổ nội soi để chấn đoán tổn thương hoặc thông vòi trứng.

Mổ nội soi ?

Trong chẩn đoán và điều trị hiếm muộn, bác sĩ thường cho chỉ định bạn thực hiện mổ nội soi khi nghi ngờ có tổn thương ở vòi trứng do nhiều bệnh lý khác nhau. Mổ nội soi thường một cuộc mổ nhẹ, thời gian hồi phục nhanh, có thể xuất viện khoảng 2 ngày sau mổ. Sau khi mổ chỉ để lại vài vết sẹo nhỏ khoảng 1cm trên bụng .Trước khi mổ, bạn cần làm một số xét nghiệm để hội chuẩn và hồ sơ nhập viện.

Mổ nội soi giúp cho bác sĩ biết rõ tổn thương của buồng tử cung, vòi trứng, buồng trứng và các tổn thương khác nếu có. Mổ nội soi có thể giúp phục hồi lại chức năngvòi trứngvà điều trị một số bệnh lý khác của tử cung, vòi trứng và vùng chậu .

Tinh dịch đồ ?

Tinh dịch đồ (còn gọi là phân tích tinh dịch) là xét nghiệm cơ bản để chẩn đoán khả năng sinh sản của nam giới. Tinh dịch đồ cho biết được số lượng và chất lượng tinh trùng có trong tinh dịch, đồng thời nó có thể chẩn đoán được nguyên nhân của các bất thường về tinh trùng. Hầu hết các cặp vợ chồng điều trị hiếm muộn đều cần phải thực hiện tinh dịch đồ.

Tinh dịch được lấy làm xét nghiệm sau 3-5 ngày kiêng giao hợp. Phải lấy tinh dịch bằng tay (như thủ dâm) mới đảm bảo được kết quả chính xác. Nếu lấy mẫu ở nhà phải đem đến phòng xét nghiệm trong vòng 1 giờ sau. Mẫu phải được chứa vào hũ vô trùng và được giữ ấm(<40 độ C) trước khi thực hiện xét nghiệm.

QUY TRÌNH KHÁM & CHẨN ĐOÁN HIẾM MUỘN

By on 26/04/2016

Các bước thực hiện trong quy trình khám và chẩn đoán Hiếm muộn.

Khám và tư vấn

Đầu tiên, tại bàn nhận bệnh, bệnh  nhân sẽ điền vào tờ đăng ký và được hỏi các thông tin sau:

  • Tên, năm sinh hai vợ chồng
  • Địa chỉ
  • Giấy chứng minh nhân dân, đăng ký kết hôn (CMND, ĐKKH)
  • Thời gian vô sinh
  • Para (tiền căn các lần mang thai trước đây)
  • Nguyên nhân đi khám …

Sau đó, bệnh nhân đóng tiền và chờ vào phòng khám.

Khi vào phòng khám, bác sĩ hỏi và tư vấn các thắc mắc của bệnh nhân. Sau đó tùy trường hợp sẽ được khám và làm các xét nghiệm cụ thể.
Nếu bệnh nhân đủ tiêu chuẩn chẩn đoán hiếm muộn và đủ điều kiện điều trị, hai  vợ chồng sẽ được làm hồ sơ bệnh mới. Khi này, bệnh nhân sẽ được hỏi thêm thông tin và làm các xét nghiệm như:
  • Khám phụ khoa, làm Pap’s, Soi cổ tử cung
    Siêu âm phụ khoa
  • Siêu âm vú
  • Xét nghiệm máu hai vợ chồng:
  • HIV, HbsAg, BW
  • HbeAg, AST, ALT (nếu HbsAg dương tính)
  • Kháng thể kháng lao
  • Chlamydia trachomatis
  • Rubella
  • AMH
  • Tinh dịch đồ

Tùy trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm

  • Xét nghiệm nội tiết vợ
  •  Chụp HSG (chụp tử cung vòi trứng cản quang)

Các bệnh nhân vô kinh, sảy thai nhiều lần… cũng được khám và làm các xét nghiệm phù hợp.

Xét nghim tinh trùng (Tinh dch đ)

Điều kiện để làm tinh dịch đồ là người chồng có HIV âm tính và kiêng xuất tinh từ 3-5 ngày. Nếu đủ tiêu chuẩn  trên, bệnh nhân được phát lọ đựng, vào phòng lấy bên cạnh phòng Xét nghiệm Nam khoa lấy tinh dịch theo cách sau:
Phân tích Tinh dịch đồ
  • Nên uống nhiều nước và tiểu sạch trước khi lấy mẫu
  • Rửa sạch tay và dương vật với nước sạch, không dùng xà bông
  • Mở nắp lọ để nắp ngửa trên mặt bàn. Không đụng vào phía bên trong lọ và nắp lọ.
  • Tự lấy (như thủ dâm). Không được dùng bao cao su thông thường, không lấy mẫu bằng cách giao hợp
  • Sau khi lấy mẫu đem đến phòng xét nghiệm. Nếu lấy mẫu ở nhà, đem đến phòng xét nghiệm trong vòng 1 giờ sau khi lấy mẫu.

Chụp HSG (chụp tử  cung-vòi trứng cản quang)

Thông thường thực hiện HSG khi  hai vợ chồng đã làm đầy đủ các xét nghiệm cơ bản và tinh trùng của người chồng bình thường hoặc yếu nhưng trong giới hạn đủ để bơm tinh trùng.

  • Chụp HSG được thực hiện khi sạch kinh 2 ngày (thường rơi vào ngày 7 vòng kinh).
  • Bệnh nhân trước khi chụp được khám âm đạo – cổ tử cung lại và cho toa thuốc kháng sinh, giảm đau.

Tuỳ kết quả HSG mà bệnh nhân sẽ được hẹn lần khám kế tiếp

Hình ảnh tử cung-vòi trứng bình  thường

Xét nghim ni tiết

Thông thường người vợ sẽ được làm  xét nghiệm nội tiết khi:

  • Tuổi >= 34-35, kinh đều: Làm xét nghiệm FSH, LH,  Estradiol, vào ngày 2 vòng kinh
  • Kinh không đều: Làm FSH, LH, Estradiol, Prolactin, Testosterone…

Khám tiền mê, hội chẩn mổ  nội  soi

Khi bệnh nhân đã làm đầy đủ các xét nghiệm cơ bản và HSG cho kết quả tắc vòi trứng, tùy vào độ tuổi và tiền căn,  bác sĩ sẽ tư vấn mổ nội soi. Hoặc có thể mổ nội soi khi siêu âm nhiều lần có u buồng trứng thực thể, polyp lòng tử cung…

Tùy từng trường hợp, khám và làm các xét nghiệm tiền mê bao gồm:

Mổ nội soi: bệnh nhân tới bệnh viện để đo mạch, huyết áp, đo điện tim, hỏi về tiến sử bệnh và khám tổng quát về tim, phổi…

Làm thụ tinh ống nghiệm: bệnh nhân nhịn đói làm một số xét nghiệm bao gồm:

  •     Huyết đồ, xét nghiệm về đông máu
  •     Đường huyết, chức năng gan, thận, Albumin máu
  •     Tổng phân tích nước tiểu
  •     Đo điện tim …

Sau khi có kết quả xét nghiệm, bệnh nhân được khám tương tự như trên.

QUY TRÌNH KHÁM & TƯ VẤN NAM KHOA

By on 26/04/2016

Khám Nam khoa

Sau khi làm tinh dịch đồ cho kết quả không tinh trùng hoặc tinh trùng ít, yếu, dị dạng nặng, người chồng được hướng dẫn khám Nam Khoa và làm các xét nghiệm cần thiết.

   Giải phẫu cơ quan sinh dục nam

Sau khi có kết quả, tùy trường hợp mà bệnh nhân được giới thiệu qua bệnh viện Bình Dân để sinh thiết tinh hoàn.

Nếu kết quả sinh thiết là có tinh trùng, bệnh nhân sẽ trở lại để làm thụ tinh ống nghiệm tại viện. Nếu kết quả sinh thiết vẫn không có tinh trùng, bệnh nhân được hướng dẫn xin tinh trùng để điều trị.

Tư vn cho – nhn tinh trùng

Xin tinh trùng thường áp dụng cho những đối tượng sau:

  •  Vô sinh do người chồng không có tinh trùng khi xuất tinh và sau khi sinh thiết tinh hoàn
  •  Phụ nữ độc thân muốn điều trị có con bằng phương pháp khoa học (sau khi đã có giấy chứng nhận, giới thiệu của địa phương, cơ quan…)
Người cần xin tinh trùng tự tìm người cho tinh trùng (theo tiêu chuẩn của Pháp  luật). Nếu sau khi xét nghiệm mẫu tinh trùng này đạt chuẩn, mẫu này sẽ được tráo đổi vô danh với một mẫu khác trong Ngân Hàng Tinh Trùng (người xin không biết mẫu mình được nhận là của ai).
3 tháng sau khi cho mẫu, người cho tinh trùng cần làm xét nghiệm máu kiểm tra. Nếu xét nghiệm này bình thường, người nhận sẽ được nhận mẫu từ Ngân Hàng để bắt đầu làm hồ sơ điều trị.

Quá trình hiến tinh trùng tự nguyện cũng được thực hiện tương tự. Người cho tinh trùng được miễn phí các xét nghiệm.

tuvan_baiviet

QUY TRINH BƠM TINH TRÙNG VÀO BUỒNG TỬ CUNG (IUI)

By on 26/04/2016

Sau khi hoàn tất các xét nghiệm cơ bản, điều trị ban đầu và tương đối ít tốn kém là phương pháp bơm tinh trùng. Điều kiện để thực hiện là:

– Người vợ có tử cung, buồng trứng bình thường và ít nhất một vòi trứng không bị tắc.
– Tinh trùng người chồng trong giới hạn cho phép.
– Chấp nhận tỉ lệ thành công và các nguy cơ có thể xảy ra (trong tờ Cam kết bơm tinh trùng)
Một chu kỳ bơm tinh trùng thường bắt đầu vào ngày 2 vòng kinh của vợ. Bệnh nhân cần nộp đủ đăng ký kết hôn và chứng minh nhân dân hai vợ chồng. Chi phí cho một chu kỳ điều trị tùy loại và lượng thuốc kích thích buồng trứng, thường dao động khoảng 3-10 triệu đồng. Thời gian điều trị  thường từ 10-14 ngày, một số trường hợp bệnh nhân có buồng trứng đa nang, thời gian lên tới 4 tuần.
iui-artificial-insemination-home
Vào ngày 2 hoặc ngày 3 vòng kinh, bệnh nhân được siêu âm kiểm tra tử cung và hai buồng trứng. Nếu bình  thường sẽ bắt đầu dùng thuốc kích thích buồng trứng. Nếu là thuốc tiêm, người vợ sẽ tiêm thuốc mỗi ngày, tốt nhất trong cùng một buổi. Vào ngày 6-7 vòng kinh, bệnh nhân tới siêu âm lại, tùy đáp ứng của buồng trứng mà bác sĩ sẽ điều chỉnh thuốc và hẹn ngày siêu âm tiếp theo (siêu âm mỗi ngày hay cách 2-3 ngày).

Khi nang noãn đã “chín”, bệnh nhân được tiêm thuốc rụng trứng (tiêm đúng giờ quy định), và hẹn trở lại bơm tinh  trùng sau đó khoảng 36-40h.

Vào ngày bơm, người chồng tới bệnh viện lấy tinh dịch để lọc rửa, chọn tinh trùng di động tốt để bơm vào tử cung cho vợ. Bơm tinh trùng là một thủ thuật rất nhẹ nhàng, bệnh nhân nên thoải mái, không nên căng thẳng để bơm được dễ dàng.

Sau khi bơm người vợ nằm nghỉ tại chỗ khoảng 15 phút, sau đó ra về, sinh hoạt bình thường, hạn chế làm việc nặng, đặt thuốc hỗ trợ theo  toa.

Sau khi bơm tinh trùng, một số bệnh nhân đáp ứng quá nhạy với thuốc kích thích buồng trứng sẽ có triệu chứng căng to bụng, tiểu ít… Bệnh nhân nên uống nhiều nước (tốt nhất khoảng 3 lít/ ngày), không vận động mạnh. Nếu triệu chứng ngày càng nặng, có tiêu chảy, nôn ói… bệnh nhân nên trở lại khoa Hiếm Muộn ngay để được điều trị.

Sau 2 tuần người vợ trở lại thử máu để biết kết quả. Nếu có thai sẽ dưỡng thai, tái khám định kỳ tại viện. Nếu không có thai, bệnh nhân được hướng dẫn giao hợp tự nhiên, khoảng 2-3 tháng sau quay lại thực hiện chu kì bơm tinh trùng kế tiếp.

Nguồn: Bệnh viện Từ Dũ

QUY TRÌNH THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM

By on 26/04/2016

Qui trình thụ tinh ống nghiệm – IVF/ICSI

Thụ tinh ống nghiệm (TTON) là chỉ định đối với các cặp vợ chồng sau:

– Vợ ≥ 40 tuổi
– Tắc vòi trứng
– Tinh trùng ít, yếu, dị dạng (không đủ để bơm tinh trùng vào buồng tử cung)
– Không tinh trùng, phải lấy tinh trùng từ mào tinh, tinh hoàn
– Bơm tinh trùng nhiều lần thất bại …
Đầu tiên tại phòng khám Hiếm Muộn, hai vợ chồng sẽ làm hồ sơ bệnh mới bao gồm khám và làm các xét nghiệm sau:
– Khám phụ khoa, Pap’s, siêu âm
– Xét nghiệm máu cơ bản: GS-Rh, HIV, HbsAg, BW
– Tinh dịch đồ
– Xét nghiệm nội tiết …
Sau khi tất cả các kết quả trên bình thường, bệnh nhân nộp đăng ký kết hôn, CMND bản sao kèm bản chính để đối chiếu. Nếu giấy tờ hợp lệ, bệnh nhân sẽ có lịch hẹn để bắt đầu đợt điều trị.

Vào buổi sáng đầu chu kỳ kinh (thường vào ngày 2 vòng kinh), người vợ nhịn đói lên khu vực TTON làm thêm một số xét nghiệm tiền mê và khám tiền mê (kiểm tra tổng quát về sức khỏe) để chuẩn bị điều trị.

Tùy trường hợp bác sĩ sẽ cho người vợ kích thích buồng trứng theo phác đồ phù hợp. Thời gian điều trị thay đổi tùy từng phác đồ, dao động  từ 3 – 7 tuần.

Trong thời gian kích thích buồng trứng, bác sĩ theo dõi trứng bằng cách siêu âm nang noãn và xét nghiệm máu (thường từ 3 – 6 lần), và điều chỉnh thuốc tùy vào đáp ứng của mỗi người.
Khi trứng đạt yêu cầu, tiêm hCG để chuẩn bị chọc hút trứng. 36 – 40h sau tiêm, người vợ nhịn đói vào buổi sáng, đến bệnh viện để chọc hút trứng. Trong quá trình này, bệnh nhân được gây mê nhẹ và gây tê tại chỗ. Sau khi chọc hút trứng, người vợ nằm theo dõi mạch, huyết áp… tại bệnh viện 2 – 3 giờ. Cùng buổi sáng này, người chồng lấy tinh trùng đưa vào phòng lab để chuẩn bị cấy.Theo kỹ thuật cổ điển, trứng và tinh trùng được cho gặp nhau, hòa nhập một cách “tự nhiên” để hình thành phôi. Nhưng để tránh những bất thường xảy ra khi thụ tinh tự nhiên (hậu quả là không thể hình thành phôi), chúng tôi thường áp dụng kỹ thuật ICSI – Tiêm tinh trùng vào bào tương trứng. Đặc biệt đối với những người chồng tinh trùng quá yếu, quá dị dạng, hoặc phải lấy tinh trùng từ mào tinh…, số lượng tinh trùng tốt chọn được rất ít, kỹ thuật ICSI là một hỗ trợ hiệu quả (vì chỉ cần một tinh trùng cho một trứng).
Phôi được theo dõi trong phòng lab. Chuyển phôi vào buồng tử cung được tiến hành 2 hoặc 3 ngày sau chọc hút trứng. Nếu phôi dư, đạt chất lượng sẽ được trữ lại.

Sau khi chuyển phôi, người vợ chỉ nằm nghỉ trên giường khoảng 2 – 4h, về nhà đi lại bình thường.

Tại  nhà, người vợ tiếp tục uống và đặt thuốc để hỗ trợ sự làm tổ, phát triển của phôi thai. 2 tuần sau thử máu xác định thai. Nếu có thai sẽ được hẹn siêu âm 3 tuần sau.

Nếu thất bại lần này nhưng còn phôi trữ, người vợ có thể dùng phôi trữ để chuyển vào tử cung cho những lần sau.

1

Qui trình IVM – Trưởng thành trứng trong ống nghiệm

Các bệnh nhân phù hợp để làm IVM là những phụ nữ có buồng trứng đa nang (buồng trứng có nhiều nang thứ cấp – polycystic ovary).
Trong IVM, trứng chưa trưởng thành được lấy ra từ buồng trứng chưa được kích thích, bệnh nhân không cần chích  gonadotropins (thuốc kích thích buồng trứng),do đó thực hiện phương pháp này sẽ giảm được chi phí và tránh hội chứng quá kích buồng trứng. Hơn nữa, phương pháp này không cần theo dõi bằng siêu âm, thử nội tiết nhiều lần và thời gian điều trị  ngắn hơn so với thụ tinh ống nghiệm bình thường.
Đầu tiên hai vợ chồng khám và làm các xét nghiệm theo qui trình làm thụ tinh ống nghiệm tại phòng khám Hiếm muộn (Xem Qui trình TTON). Buồng trứng người vợ sẽ được đánh giá xem có phù hợp làm IVM hay không.

Nộp đủ các thủ tục pháp lý theo quy định và được hẹn lịch để bắt đầu đợt điều trị.

Vào đầu chu kỳ kinh (thường vào ngày 2 vòng kinh), người vợ lên khu vực TTON làm thêm một số xét nghiệm tiền mê và khám tiền mê (kiểm tra tổng quát về sức khỏe), đồng thời siêu âm để đánh giá lại buồng trứng.

Tiêm thuốc hỗ trợ buồng trứng từ khoảng ngày 7- 8 vòng kinh, trong 3 ngày liên tiếp.

Sau đó siêu âm lại 2 buồng trứng, nội mạc tử cung. Tiêm hCG 10.000IU

40h sau khi tiêm tiến hành chọc hút trứng non.

Nuôi trứng non trong lab.

Chồng tới lấy tinh trùng 1 ngày sau chọc hút trứng

Trứng và tinh trùng được cho thụ tinh (thường bằng kỹ thuật ICSI – Tiêm tinh trùng vào bào tương trứng).

Kiểm tra chất lượng phôi, hỗ trợ phôi thoát màng nếu có chỉ định.

Chuyển phôi vào buồng tử cung vào ngày thứ 3 sau chọc hút trứng.

Sau khi chuyển phôi, người vợ chỉ nằm nghỉ trên giường khoảng 2 – 4h, về nhà đi lại bình thường.

Tại nhà, người vợ tiếp tục uống và đặt thuốc để hỗ trợ sự làm tổ, phát triển của phôi thai. 2 tuần sau thử máu xác định thai. Nếu có thai sẽ được hẹn siêu âm 3 tuần sau.

Qui trình Chuyển phôi trữ

Thường chuyển phôi trữ được thực hiện khi chuyển phôi lần trước thất bại. Nếu các xét nghiệm của người vợ quá hạn, bệnh nhân sẽ làm lại các xét nghiệm đó.
Vào đầu chu kỳ kinh (thường ngày 2 vòng kinh), người vợ bắt đầu uống thuốc để chuẩn bị nội mạc tử cung.
Khoảng ngày 6-8 vòng kinh, người vợ trở lại bệnh viện siêu âm. Tùy vào đáp ứng mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉnh liều thuốc và hẹn ngày siêu âm kế tiếp.
Đến khi nội mạc tử cung đạt yêu cầu, người vợ được hẹn ngày để chuyển phôi.

Phôi trữ được rã đông trong phòng lab để chuyển.

Chuyển phôi xong nằm nghỉ khoảng 2-4h. Về nhà đi lại bình thường, tiếp tục uống thuốc, đặt thuốc (hoặc bơm thuốc) âm đạo để hỗ trợ phôi phát triển.

Hai tuần sau thử máu xác định thai. Nếu có thai sẽ được hẹn siêu âm 3 tuần sau.

Qui trình Thụ tinh ống nghiệm – Xin trứng
Người cho trứng đến phòng khám Hiếm Muộn vào ngày 2 vòng kinh để làm các xét  nghiệm cơ bản, trong đó có xét nghiệm nội tiết buồng trứng.
Nếu đủ điều kiện cho trứng, người cho trứng và hai vợ chồng sẽ hoàn tất các bước khám và xét nghiệm cần thiết, nộp đủ các giấy tờ hành chánh để được hẹn lịch bắt đầu điều trị (tham khảo Quy trình TTON). Hai người xin và cho trứng được làm các xét nghiệm tiền mê và khám tiền mê.

Sau đó được uống thuốc nhằm điều chỉnh cho kinh nguyệt hai người xin – cho gần như trùng nhau.

Khi có kinh, người cho trứng được hẹn ngày tiêm thuốc kích thích buồng trứng, siêu âm theo dõi nang noãn và chọc hút trứng (tham khảo Quy trình TTON). Người xin trứng uống thuốc chuẩn bị nội mạc tử cung để tiếp nhận phôi và mang thai, cũng được siêu âm theo dõi và điều chỉnh  thuốc.

Người cho trứng được cho hCG và chọc hút trứng sau đó 36 – 40h.Vào ngày chọc hút trứng, người chồng tới bệnh viện lấy tinh trùng.

Trứng và tinh trùng được cho thụ tinh (thường bằng kỹ thuật ICSI – Tiêm tinh trùng vào bào tương trứng). Phôi được theo dõi và chuyển phôi cho vợ  2 – 3 ngày sau chọc hút trứng.
Chuyển phôi xong nằm nghỉ khoảng 2-4h. Về nhà đi lại bình thường, tiếp tục uống thuốc, đặt thuốc (hoặc bơm  thuốc) âm đạo để hỗ trợ phôi phát triển.

Hai tuần sau thử máu xác định thai.

Trữ tinh trùng

Các đối tượng có nhu cầu trữ tinh trùng bao gồm:

–  Trữ tinh trùng tự thân: Người chồng ở xa, không thể tới lấy tinh trùng  trong ngày bơm tinh trùng hoặc chọc hút trứng. Trữ tinh trùng trước khi  điều trị ung thư, mổ tinh hoàn do bệnh lý…
 – Cho tinh trùng.

Cần có xét nghiệm máu HIV âm tính trong vòng 3 tháng trước khi trữ.

Lấy tinh trùng để trữ, mang theo: kết quả tinh dịch đồ, xét nghiệm máu, chứng minh nhân dân bản chính và bản sao, biên lai đóng tiền.
Phẫu thuật lấy tinh trùng

Phẫu thuật lấy tinh trùng là phương pháp dành cho những cặp vợ chồng làm thụ tinh ống nghiệm mà người chồng không có tinh trùng trong tinh dịch do nguyên nhân tắc nghẽn (tinh hoàn vẫn sinh tinh bình thường nhưng tinh  trùng không thể ra bên ngoài).Phẫu thuật lấy tinh trùng bao gồm nhiều phương pháp. Sau khi bác sĩ Nam khoa khám và sinh thiết tinh hoàn, bệnh nhân sẽ được chọn lựa phương pháp phẫu thuật lấy tinh trùng phù hợp:

 – Lấy tinh trùng từ mào tinh bằng vi phẫu thuật (Microsurgical Epididymal Sperm Aspiration-MESA):  Đây là phương pháp thu tinh trùng bằng phẫu thuật ở mào tinh. Tỷ lệ thành công trong việc thu được tinh trùng bằng MESA thường từ 90% trở  lên
  – Lấy tinh trùng từ mào tinh bằng xuyên kim qua da (Percutaneous Epididymal Sperm Aspiration-PESA): Lợi điểm của PESA là ít xâm lấn, có thể thực hiện được nhiều lần, đơn giản hơn và mẫu tinh trùng thu được thường ít lẫn máu và xác tế bào. Do đó, PESA là một trong những phương pháp nên chọn lựa đầu tiên ở những  trường hợp không tinh trùng do tắc nghẽn. So với MESA, PESA là một phương pháp ít xâm lấn hơn, có thể được thực hiện với gây tê tại chỗ, với tỷ lệ thành công khoảng 65%.
  – Lấy tinh trùng từ tinh hoàn bằng chọc hút (Testicular Sperm Aspiration-TESA): Dùng kim đâm xuyên qua da vào mô tinh hoàn và hút tinh trùng ra. Ở những người sinh tinh bình thường, tỷ lệ thu được tinh trùng trên 80%.
 – Lấy tinh trùng từ tinh hoàn bằng phẫu thuật xẻ tinh hoàn (Testicular Sperm Extraction-TESE): Ở những bệnh nhân có rối loạn quá trình sinh tinh, tỷ lệ thu được tinh  trùng vào khoảng 50%. Những đối tượng này, nên sử dụng kỹ thuật TESE hơn là TESA do thu được tinh trùng nhiều hơn.
Vào ngày hẹn (thường vào ngày vợ chọc hút trứng), người chồng nhịn đói vào buổi sáng tới bệnh viện. Trong quá trình thực hiện, bệnh nhân được gây mê nhẹ, gây tê và lấy tinh trùng theo một trong các phương pháp trên.

Hỗ trợ phôi thoát màng

Sau khi trứng và tinh trùng thụ tinh với kỹ thuật IVF hoặc ICSI, phôi được chuyển vào buồng tử cung để làm tổ và phát triển thành thai. Bao bên ngoài phôi là màng trong suốt. Trong một số trường hợp, lớp màng này bị cứng chắc bất thường hoặc không mỏng đi trong quá trình phôi phát triển. Điều này làm cho phôi không thể thoát ra ngoài và bám vào nội mạc tử cung để làm tổ. Dựa trên giả thuyết đó, kỹ thuật làm mỏng hoặc làm thủng màng trong suốt bên ngoài phôi đã ra đời, giúp phôi dễ thoát  ra ngoài và làm tổ vào tử cung hơn. Nhờ đó giúp cải thiện tỉ lệ thành công khi làm thụ tinh trong ống nghiệm (10-15%).Phương pháp hỗ trợ phôi thoát màng tại bệnh viện Từ Dũ là làm mỏng màng phôi bằng tia laser.

Các bệnh nhân được áp dụng kĩ thuật này:

1. Trên 34 tuổi
2. Chuyển phôi trữ lạnh.
3. Thất bại sau khi đã chuyển phôi > 2 lần
4. Màng phôi (màng zona) dày và chắc
5.  Các đối tượng cân nhắc thực hiện kĩ thuật này: xét nghiệm nội tiết cơ bản (FSH) cao, vô sinh không rõ nguyên nhân, IVM (TTON trưởng thành  trứng non).

Tóm tắt kỹ thuật:
• Kích thích buồng trứng.
• Chọc hút trứng.
• Chuẩn bị tinh trùng.
• Dùng hệ thống vi thao tác, tiêm trực tiếp một tinh trùng vào trứng.
• Thực hiện hỗ trợ phôi thoát màng và chuyển phôi vào buồng tử cung trong cùng ngày.

Nguồn: Bệnh viện Từ Dũ