Vòng tránh thai hay còn gọi là dụng cụ tử cung (IUD) là một trong những phương pháp tránh thai được sử dụng lâu đời nay, với ưu điểm dễ sử dụng, ít tốn kém và có hiệu quả tránh thai lên đến 95-97%
Tác dụng tránh thai như thế nào?
Vòng tránh thai (hay còn được gọi là dụng cụ tử cung- IUD) là một dụng cụ bằng nhựa hình chữ T được đặt vào trong lòng tử cung của bạn. Vòng tránh thai có tác dụng gây phản ứng viêm trong lòng tử cung, ngăn không trứng (nếu có thụ tinh) làm tổ trong tử cung và phát triển thành bào thai. Vòng tránh thai không làm ảnh hưởng đến quá trình giao hợp của bạn.
Đặt vòng vào thời điểm nào?
Vòng tránh thai có thể đặt bất kỳ lúc nào, miễn sao người phụ nữ không phải đang có thai hoặc nhi ngờ có thai. Thời gian đặt vòng tốt nhất là khi đang hành kinh vào những ngày cuối cùng.
Đối với phụ nữ sau khi sinh thường, thời điểm đặt sau 6 tuần lễ, đây là thời điểm xong giai đoạn hậu sản. Tuy nhiên, để giảm tai biến của thủ thuật trong giai đoạn này, người phụ nữ nên đặt vòng tránh thai sau sinh 3-4 tháng.
Đối với những phụ nữ sau khi hút thai, sau khi uống thuốc bỏ thai, sau khi sảy thai chúng ta nên chờ đợi vào chu kì kinh đầu tiên rồi sẽ đặt vòng tránh thai, vì đã xác định được trong buồng tử cung đã sạch và chu kì kinh của người phụ nữ đã trở về bình thường.
Những lưu ý
Sau khi đặt vòng tránh thai (ĐVTT) chúng ta cần thực hiện theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc: Cần được hướng dẫn uống thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng và thuốc giảm đau chống co thắt, trong vòng từ 5-7 ngày.
Trong tuần đầu tiên người phụ nữ cần được hạn chế vận động mạnh để cho vòng tránh thai từ từ được định vị ổn định trong buồng tử cung, không nên đi lại nhiều và không nên mang vác nặng. Bình thường sau khi đặt vòng tránh thai, có cảm giác đau bụng nhẹ, ra huyết âm đạo khoảng 4-7 ngày thì hết dấu hiệu trên.
Thời gian tái khám lại sau đặt vòng theo phác đồ là 1 tuần, 1 tháng, 6 tháng sau.
Đặt vòng tránh thai là phương pháp tránh thai có thể phục hồi, nghĩa là khi lấy vòng ra thì lại có thể có thai một cách dễ dàng. Khi dùng phương pháp này cả hai vợ chồng đều yên tâm, không phải thực hiện một biện pháp tráng thai nào nữa.
Dấu hiệu cần tái khám ngay
Phụ nữ thấy sau khi đặt vòng tránh thai thấy đau bụng ngày càng nhiều, cảm giác đau chói khi ấn vào bụng dưới, ra huyết âm đạo nhiều và kéo dài. Ngoài ra kèm thêm các dấu hiệu khác như sốt, tiểu gắt buốt, khi quan hệ thì đau thì người phụ nữ cần đi khám sớm.
Những chỉ định tháo vòng ra ngay khi : chảy máu nhiều, đau bụng dưới nhiều, viêm nhiễm vùng chậu.
Những trường hợp cần tháo vòng khác như: muốn có thai lại, muốn áp dụng biện pháp ngừa thai khác, vòng tránh thai đã hết hạn sử dụng, có thai trong lúc mang vòng tránh thai ở tử cung. Trong trường hợp này tùy vị trí của vòng mà lấy vòng ra như vòng tụt thấp ở cổ tử cung. Nếu vòng tránh thai ở trên cao trong buồng tử cung thì vẫn có thể tiếp tục để vòng và dưỡng thai tiếp túc vì thai nhi có thể phát triển một cách bình thường. Tuy nhiên, cần ghi nhớ thai nhi có nguy cơ bị sẩy thai hoặc sinh non so với những trường hợp bình thường khác.
Đối tượng không nên đặt vòng tránh thai
Chị em nếu bị viêm nhiễm đường sinh dục cấp chưa điều trị khỏi, phụ nữ mắc các bệnh lây truyền đường tình dục, chị em từng bị thai ngoài tử cung, có biểu hiện rong kinh, rong huyết chưa rõ nguyên nhân, tử cung bị dị dạng, người có thai hoăc nghi ngờ có thai, hay chị em mắc các bệnh lý van tim, hoặc mẫn cảm với chất đồng… thì không nên áp dụng biện pháp tránh thai này.
Cách sử trí các tác dụng ngoài ý muốn
Đau bụng dưới: thông thường sau khi ĐVTT có dấu hiệu đau trằn bụng dưới do phản ứng của vật lạ với cơ thể. Triệu chứng này sẽ giảm khi ta dùng thuốc giảm đau chống co thắt.
Trong trường hợp đau nhiều do vòng cỡ quá to, đặt không đúng vị trí, nhiễm trùng. Cần phải xác định để xử trí thích hợp.
Ra huyết âm đạo kéo dài: bình thường ĐVTT sau 5-7 ngày là hết ra huyết âm đạo. Trường hợp kéo dài trên 1 tuần , siêu âm vòng đúng vị trí, ta có thể phối hợp theo thuốc cầm máu như:transamin, adona…có thể phối hợp thêm viên tránh thai trong vòng 2-3 chu kì đầu, trường hợp người đặt vòng mong muốn. Sau 2 tuần tình trạng ra huyết nhiều nên tháo vòng và áp dụng phương pháp ngừa thai khác.
Viêm nhiễm đường sinh dục: sau khi đặt có biểu hiện đau vùng hạ vị, sốt và ra huyết âm đạo hôi. Cần dùng thuốc kháng sinh liều cao và tháo vòng.
Một số biến chứng khác: vòng rơi vào ổ bụng, đặt vòng vẫn có thể có thai ngoài tử cung nhưng tỉ lệ rất thấp.
Đặt vòng tránh thai là một trong những phương pháp được áp dụng rộng rãi ở người phụ nữ Việt Nam. Đặc biệt là những phụ nữ có ít quỹ thời gian chăm sóc bản thân, những người ngại uống thuốc hay quên uống thuốc, những phụ nữ có hiểu biết giới hạn.. thì biện pháp đặt vòng tránh thai là sự lựa chọn tốt hơn cả.
Đặt vòng tránh thai sau khi sinh
Vòng tránh thai có hai loại: chứa đồng và loại chứa levonorgestrel. Vòng tránh thai có tác dụng 5 -10 năm, không ảnh hưởng sữa mẹ. Nhược điểm của phương pháp này là không phòng tránh được các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
Thời điểm đặt vòng tránh thai là vào ngày thứ 3 hoặc 4 của kỳ đèn đỏ. Các mẹ cần lưu ý không nên đặt vòng tránh thai ngay sau sinh nở. Hãy chờ cho tử cung được hồi phục và trở lại kích thước bình thường. Nếu không, khi cổ tử cung còn mở hoặc giãn rộng thì vòng tránh thai có thể bị rơi ra ngoài. Nên đặt vòng tránh thai trong khoảng 4 – 6 tuần sau sinh (lâu hơn càng tốt). Nếu sinh mổ, nên chờ 6 tháng mới đặt.
Khi sử dụng phương pháp này, các mẹ cần hết sức cẩn thận để tránh bị rơi vòng tránh thai và có thai ngoài ý muốn. Nếu cảm thấy bất cứ vấn đề gì bất ổn về sức khỏe sau khi đặt vòng tránh thai, cần tháo vòng ra ngay.
Những lưu ý trên đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ những điều cần phải biết khi đặt vòng tránh thai rồi nhé. Hãy chọn cho mình những phương pháp tránh thai an toàn nhé.
Tác dụng phụ có thể xảy ra
Bên cạnh những ưu điểm tránh thai nổi trội thì vòng tránh thai cũng có những hạn chế nhất định như sau:
Ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt: Một trong những rắc rối thường gặp khi đặt vòng tránh thai là chị em thường phải đối diện với chu kỳ kinh nguyệt không đều, hoặc chu kỳ kéo dài và ra nhiều máu hơn. Đi kèm đó là những cơn đau bụng kinh.
Có thể gây thủng tử cung khi đặt vòng tránh thai: Trong quá trình đưa vòng vào cổ tử cung, nếu làm sai thủ thuật có thể dẫn đến thủng tử cung, gây chảy máu và các biến chứng nguy hiểm khác.
Vòng có thể bị tuột ra ngoài: Với những phụ nữ vừa mới sinh, nếu đặt vòng ngay có thể xảy ra hiện tượng vòng bị đẩy ra ngoài. Nguyên nhân là do sau sinh tử cung của người phụ nữ đang co bóp mạnh để phục hồi lại trạng thái ban đầu và hoạt động co bóp sẽ khiến vòng tránh thai bị tác động, bị đẩy lùi ra ngoài.
Làm rối loạn nội tiết tố: Vòng tránh thai nếu là loại có chứa nội tiết tố (Mirena) có thể làm bạn bị rối loạn nội tiết tố dẫn đến hiện tượng buồn nôn, đau đầu, mọc nhiều mụn, đau tức ngực và thay đổi tâm trạng bất thường.
Vẫn có thể có thai ngoài ý muốn: Có một số trường hợp khi đặt vòng tránh thai vẫn có thể có thai ngoài ý muốn.
Có thai ngoài tử cung: Một số khác khi đặt vòng tránh thai những vẫn có thai ngoài tử cung. Tuy nhiên tỷ lệ này không đáng kể.