X

Tính chỉ số BMI

Chiều cao: cm

Cân nặng : kg

Tính

Được thành lập từ ngày 1/10/2002, Phòng Khám Hoàng Gia HealthcareKhông Ngừng Phát Triển, Phấn đấu Trở Thành Phòng Khám Hàng Đầu Của Thành Phố Hồ Chí Minh Và Cả Nước. Chuyên Cung Cấp Tất Cả Các Dịnh Vụ Chăm Sóc Sức Khỏe Và Thẩm Mỹ Cho MẸ VÀ BÉ. Phòng Khám Hoàng Gia Sẽ Luôn Là Phòng Khám Tiên Phong Trong Tất Cả Các Lĩnh Vực Chăm Sóc Cho MẸ VÀ BÉ Như: Thẩm Mỹ Phụ Khoa- Hiếm Muộn- Vô Sinh- Phụ Sản- Nhũ Hoa – Tầm Soát Ung Thư -Lãnh Cảm Phụ Nữ Sau Sanh- Khám Vô sinh Nam- Khám Nhi khoa Khoa Khám Nhi Phòng Khám Hoàng Gia Do Nhóm Giảng Viên – Tiến Sĩ – Bác Sĩ Của Các Bệnh Viện Đại Học Y Dược – Từ Dũ – Hùng Vương Trực Tiếp Khám Và Điều Trị. Lấy Phương Châm Phục Vụ Khách Hàng Bằng Cả Trái Tim, Các Bác Sĩ Phòng Khám Cam Kết Đem Lại Sự Hài Lòng Cho Khách Hàng.

Archives

QUY TRÌNH THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM – IVF NHƯ THẾ NÀO?

By on 06/03/2023

QUY TRÌNH THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM – IVF NHƯ THẾ NÀO?

 

💢 Thụ tinh trong ống nghiệm (In vitro fertilization – IVF) là kỹ thuật hỗ trợ sinh sản điều trị vô sinh – hiếm muộn, trong đó, tinh trùng của người chồng và trứng của người vợ sẽ được thụ tinh với nhau trong phòng thí nghiệm để tạo thành phôi. Các phôi này sẽ được đưa vào buồng tử cung vào một thời điểm mà nội tiết cùng nội mạc tử cung của người vợ thích hợp nhất để dễ có thai.

💢 Bốn bước chính thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm:

✍️ Bước 1: Kích thích buồng trứng (KTBT)

Sinh lý bình thường của mỗi người phụ nữ mỗi chu kỳ sẽ có một nang trứng trội từ những nang thứ cấp đầu chu kỳ và tự phóng noãn. Quá trình KTBT là người vợ được tiêm hormone ngoại sinh vào cơ thể để tăng số lượng nang noãn phát triển trong chu kỳ và được kiểm soát ngăn chặn những nang trứng này tự phóng noãn. Mục đích giúp cho ngày chọc hút trứng có nhiều trứng để thụ tinh sẽ tạo được nhiều phôi làm tăng cơ hội mang thai của người vợ.

✍️ Bước 2: Chọc hút trứng

Đối với người vợ: sẽ nhịn ăn uống ngày chọc hút, thời điểm hút trứng sẽ được chỉ định dùng thuốc giảm đau kèm thủ thuật gây mê qua đường tĩnh mạch để giảm cảm giác đau và khó chịu. Sau đó, một cây kim rất nhỏ được đưa theo đầu dò siêu âm qua thành âm đạo. Bác sĩ sẽ tiến hành hút dịch nang có chứa trứng từ các nang trên buồng trứng. Ngay sau khi hút, trứng được phân lập khỏi dịch nang trứng và được đặt trong một cái đĩa cấy đặc biệt và được đưa vào lồng ấp chờ cho thụ tinh với tinh trùng.

Đối với người chồng: sẽ lấy tinh trùng bằng cách tự xuất tinh hoặc bằng các thủ thuật để lấy tinh trùng từ mào tinh hoặc tinh hoàn (PESA/TESE/microTESE khi người chồng có bệnh lý vô tinh bế tắc hoặc bất sản ống dẫn tinh).

✍️ Bước 3: Thụ tinh

Tinh trùng và trứng được cho thụ tinh với nhau trong phòng thí nghiệm bằng phương pháp ICSI (Intra-cytoplasmic Sperm Injection, có nghĩa là tiêm tinh trùng trực tiếp vào noãn). Ở phương pháp này, các chuyên viên phôi học sẽ chủ động chọn lựa những tinh trùng có khả năng di động và hình thái tốt nhất sau đó tiêm trực tiếp vào bào tương trứng để tạo ra các phôi.

✍️ Bước 4: Chuyển phôi và cấy ghép

Bước cuối cùng của quá trình thụ tinh ống nghiệm là chuyển phôi. Sau chọc hút trứng 2-3 ngày, các chuyên viên phôi học sẽ kiểm tra và báo cho vợ chồng biết kết quả tạo ra được bao nhiêu phôi và phân loại chất lượng phôi.

Những ngày sau đó người vợ dung thuốc hỗ trợ dưỡng thai và lên xét nghiệm máu thử thai sau 14 ngày. Trong giai đoạn này người vợ vẫn có thể làm việc bình thường mà không cần phải nằm một chỗ để dưỡng thai.

——————————————-

PHÒNG KHÁM HOÀNG GIA HEALTHCARE

🏥 Địa chỉ: Số 284B Nguyễn Trọng Tuyển, p10, Phú Nhuận, Ho Chi Minh City, Vietnam

☎️ Hotline & Zalo: 088 845 05 55

🌐 Web: www.Sanphu.com

💌 Facebook TS.BS. Nguyễn Hữu Trung: https://www.facebook.com/drnguyenhuutrung

🔮 Tiktok: www.tiktok.com/@ts.bs.nguyenhuutrung

🔔 Youtube: https://youtube.com/@phongkhamhoanggiahealthcar9265

nguyen huu trung

TS.BS NGUYỄN HỮU TRUNG

By on 08/01/2023

Trưởng khoa Phụ Sản, Giám đốc chuyên môn Phòng Khám Hoàng Gia, Bác Sĩ Đơn Vị Phẫu Thuật Thẩm Mỹ Phòng Khám Hoàng Gia, Bác Sĩ Đơn Vị Hỗ Trợ Sinh Sản Phòng Khám Hoàng Gia, Giảng viên Bộ Môn Phụ Sản Đại Học Y Dược TP.HCM, Bác Sĩ Điều Trị Tại Bệnh Viện Đại Học Y Dược, Bác Sĩ Tham Vấn tại Khoa Sản Bệnh Viện Hoàn Mỹ, Bác Sĩ Điều Trị Tại Khoa Sản Bệnh Viện Hùng Vương, Bác Sĩ Hợp Tác Với Các Bệnh Viện Quốc tế Mỹ (AIH), Hạnh Phúc, VINMEC, Pháp Việt, CIH (City), An Sinh, Mê kông, Mỹ Đức,  Phụ Sản Quốc Tế, Nguyên Bác Sĩ Điều Trị Tại Khoa Sản Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định, Thành Viên HOSREM- Hội Nội Tiết Sinh Sản -Vô sinh Thành Phố Hồ Chí Minh, Thành viên Hội Phẩu thuật Tạo hình Thẩm mỹ Việt Nam VSAPS, Thành viên Hội Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ TP HCM.

Chức vụ: Trưởng khoa Phụ Sản, Giám đốc chuyên môn Phòng Khám Hoàng Gia, Bác Sĩ Đơn Vị Phẫu Thuật Thẩm Mỹ Phòng Khám Hoàng Gia, Bác Sĩ Đơn Vị Hỗ Trợ Sinh Sản Phòng Khám Hoàng Gia, Giảng viên Bộ Môn Phụ Sản Đại Học Y Dược TP.HCM, Bác Sĩ Điều Trị Tại Bệnh Viện Đại Học Y Dược, Bác Sĩ Tham Vấn tại Khoa Sản Bệnh Viện Hoàn Mỹ, Bác Sĩ Điều Trị Tại Khoa Sản Bệnh Viện Hùng Vương, Bác Sĩ Hợp Tác Với Các Bệnh Viện Quốc tế Mỹ (AIH), Hạnh Phúc, VINMEC, Pháp Việt, CIH (City), An Sinh, Mê kông, Mỹ Đức,  Phụ Sản Quốc Tế, Nguyên Bác Sĩ Điều Trị Tại Khoa Sản Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định, Thành Viên HOSREM- Hội Nội Tiết Sinh Sản -Vô sinh Thành Phố Hồ Chí Minh, Thành viên Hội Phẩu thuật Tạo hình Thẩm mỹ Việt Nam VSAPS, Thành viên Hội Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ TP HCM.

Quá trình đào tạo:

Tốt Nghiệp các lớp tại Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch

Tốt Nghiệp Đại Học Y Hà Nội

Tốt nghiệp các lớp tại Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP.HCM

Tiến Sĩ Y Học- Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh

Tốt Nghiệp Tại Bệnh Viện Từ Dũ

Tu Nghiệp Lớp Hỗ Trợ Sinh Sản Nâng Cao – NUH LIFE ART Advanced Course – National University Hospital tại Singapore

Cựu Bác Sĩ Nội Trú Các Bệnh Viện Từ Dũ – Hùng Vương – Nhân Dân Gia Định

ff96d6550bcdd2938bdc

Bảng giá dịch vụ

By on 12/12/2022
BẢNG GIÁ DỊCH VỤ PHÒNG KHÁM HOÀNG GIA HEALTHCARE

Áp dụng từ 1/7/2022

I. DỊCH VỤ KHÁM BỆNH-TƯ VẤN

Trực tiếp bởi  TS.BS Nguyễn Hữu Trung

Trưởng khoa Phụ Sản- Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM (cơ sở 2).

Giá (VNĐ)
1 Khám Thai 380.000
2 Khám Phụ Khoa 380.000
3 Khám Tuyến Vú 380.000
4 Khám Hiếm Muộn – Vô Sinh Nữ 380.000
5 Khám Hiếm Muộn – Vô Sinh Nam 380.000
II. BỘ XÉT NGHIỆM HIẾM MUỘN
1. Bộ xét nghiệm máu hiếm muộn Nữ 2.600.000-2.900.000
2. Bộ xét nghiệm máu hiếm muộn Nam 700.000-1.000.000
III. GIÁ DỰ TÍNH CHO MỘT CHU KỲ ĐIỀU TRỊ HIẾM MUỘN (IVF-IUI)
1. Thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) 80-120 triệu
2. Thụ tinh nhân tạo- bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) 10-15 triệu
IV. XÉT NGHIỆM PHỤ KHOA Giá (VNĐ)
1 Định type HPV.DNA nguy cơ cao K cổ tử cung 630.000
2 Phết Tế Bào Cổ Tử Cung (Thin Prep/Cyprep) 615. 000
3 Phết Tế Bào Cổ Tử Cung (Liquid Prep) 455.000
4 Soi Cổ Tử Cung 345.000
V. SIÊU ÂM
1. Siêu âm 4 chiều 450.000
2. Siêu âm hình thái 3D 400.000
3. Siêu âm Doppler màu 295.000
4. Siêu âm độ mờ da gáy 320.000
5. Siêu âm noãn (2D) 225.000
VI. XÉT NGHIỆM TIỀN SẢN KHÔNG XÂM LẤN  2.600.000-6.650.000
VII. XÉT NGHIỆM MÁU TIỀN HÔN NHÂN 3.600.000-3.900.000
VIII. XÉT NGHIỆM NỘI TIẾT TUỔI MÃN KINH Tùy từng trường hợp

 

Dây rốn quấn cổ thai nhi là gì?

By on 26/08/2020

 

Tình trạng dây rốn cổ thai nhi là như thế nào?

Dây rốn quấn cổ là tình trạng rất hay gặp nó chiếm tỷ lệ khoảng chừng trên 30% các trường hợp mang thai. Trong thực tế, có rất nhiều dạng dây rốn quấn cổ, có những trường hợp quấn rất nhiều vòng, 2 đến 3 vòng… và có thể nhiều hơn nữa… và cũng có thể vừa quấn cổ vừa kèm theo bất thường khác như dây rốn thắt nút…

Tình trạng dây rốn quấn cổ thai nhi thường hay xảy ra vào giai đoạn nào của thai kỳ?

Dây rốn quấn cổ thai nhi có thể xảy ra ở mọi thời điểm của thai kỳ, có thể 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và có thể là 3 tháng cuối. Tuy nhiên, thông thường người ta hay chú ý đến tình trạng dây rốn quán cổ trong 3 tháng cuối cùng của thai kỳ, lúc gần ngày sinh. Vì sao vậy? Trong giai đoạn cuối cùng của thai kỳ, nhất là từ lúc 33-34 tuần của thai kỳ, khi đầu thai nhi đã xuống sâu vào trong khung chậu của người mẹ thì đa số các trường hợp dây rốn quấn cổ thai nhi sẽ không tự tháo ra được nữa.

Dây rốn quấn cổ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến với mẹ và thai nhi?

Dây rốn quấn cổ thai nhi không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Đối với thai nhi, dây rốn quấn cổ trong đa số các trường hợp đều không ảnh hưởng đến sức khỏe thai trong suốt quá trình mang thai và cả trong quá trình chuyển dạ. Thai nhi được bao bọc trong một môi trường là nước ối và đa số các trường hợp dây rốn đủ dài để không có tình trạng chèn ép mạch máu ở dây rốn. Tuy nhiên một số trường hợp nếu dây rốn quá ngắn hoặc tình trạng dây rốn quấn cổ nhiều vòng…thì mạch máu ở dây rốn sẽ bị chèn ép dẫn đến tình trạng thiếu oxy cho thai.

Những nguyên nhân chính nào dẫn đến tình trạng dây rốn quấn cổ thai nhi?

Có thể nói rằng nguyên nhân của tình trạng dây rốn quấn cổ là do… “ngẫu nhiên”. Thai nhi trong bụng mẹ có tình trạng cử động vô thức, không bị ảnh hưởng của ý muốn của người mẹ và cả ý muốn của thai nhi. Những cử động vô thức này, ngẫu nhiên vào một lúc nào đó, tạo ra cảnh dây rốn tự quấn quanh cổ thai nhi vài vòng…

Làm sao để nhận biết một thai phụ đang mắc phải tình trạng dây rốn quấn cổ?

Bình thường thì không thể nhận biết được tình trạng dây rốn quấn cổ qua thăm khám bên ngoài. Tình trạng này thường được chẩn đoán qua siêu âm đặc biệt qua siêu âm màu. Khi đó, các bác sĩ chuyên khoa sẽ thấy được vùng cổ thai nhi có 1 hoặc 2 hoặc 3 vòng dây rốn với hình ảnh mạch máu đặc trưng bên trong dây rốn.

Một số thai phụ khi mắc phải tình trạng này họ thường tỏ ra lo lắng và mong muốn được mổ để lấy thai nhi ra sớm thì đó có đúng hay không?

Chỉ định mổ lấy thai phụ thuộc vào những yếu tố liên quan tới bà mẹ hoặc thai nhi và có thể là liên quan đến phần phụ (dây rốn, bánh nhau) của thai nhi. Dây rốn quấn cổ khá thường gặp và đa số các trường hợp thai phụ có thể sinh bình thường ngả âm đạo. Do đó, nếu chỉ vì chuyện dây rốn quấn cổ mà tiến hành phẫu thuật thì không đúng. Sản phụ có thể được chỉ định mổ lấy thai vì các nguyên nhân khác như ngôi thai không lọt vào khung chậu mẹ, thai suy…. Và dây rốn quấn cổ thai nhi chỉ là yếu tố phụ trợ thêm vào.

Một số trường hợp thai nhi tử vong trước hoặc trong lúc chuyển dạ và khi sinh ra, phát hiện dây rốn quấn cổ. Vậy dây rốn quấn cổ có phải là nguyên nhân gây tử vong thai nhi hay không?

Thai nhi tử vong trong bụng mẹ trước khi sinh có thể nói rằng một tình trạng mà không một ai mong muốn. Nguyên nhân của thai nhi tử vong có thể nói rằng là khá nhiều tùy vào tuổi thai của em bé. Đối với những trường hợp thai chết lưu sau 20 tuần, y học phân nhóm thành:

  • Thai chết lưu sớm là những trường hợp thai tử vong trong bụng mẹ ở tuổi thai 20-27 tuần.
  • Thai chết lưu muộn là những trường hợp thai tử vong trong bụng mẹ ở tuổi thai 28-36 tuần.
  • Thai chết lưu đủ tháng là những trường hợp thai tử vong trong bụng mẹ ở tuổi thai gần ngày sinh (sau 37 tuần).

Nguyên nhân của thai chết lưu sớm (20-27 tuần) thường là bất thường bẩm sinh, nhiễm trùng bào thai, thai chậm phát triển trong tử cung hoặc mẹ bị bệnh lý nội khoa nặng (đái tháo đường không được kiểm soát tốt, tiền sản giật nặng…

Về thai chết lưu muộn (28-36 tuần), nguyên nhân hàng đầu là mẹ có bệnh lý nội khoa nặng, hoặc bị các biến chứng của sản khoa như nhau bong non, nhau tiền đạo, dây rốn bám mép bánh nhau sa dây rốn. Ngoài ra, y văn cũng ghi nhận nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân sau khi khảo sát hết tất cả các nguyên nhân có thể xảy ra (Unexplained stillbirth).

Thai chết lưu không rõ nguyên nhân (Unexplained stillbirth) chiểm tỷ lệ từ 25-60% các trường hợp thai chết lưu. Theo ACOG (hội sản phụ khoa Hoa kỳ), thai chết lưu gần ngày sinh thường không tìm thấy nguyên nhân hơn so với thai chết lưu xảy ra trong giai đoạn sớm của thai kỳ. 2/3 các trường hợp thai chết lưu không rõ nguyên nhân xảy ra ở thai sau 35 tuần.

Thai phụ sẽ làm gì khi được thông báo tình trạng dây rốn quấn cổ thai nhi?

Các thai phụ không nên lo lắng nhiều quá mức. Các bà mẹ chỉ nên là theo dõi kỹ vấn đề thai nhi máy (đạp) có bình thường hay không. Cách theo dõi thai máy đơn giản nhất là theo dõi tình trạng thai cử động trong vòng 1 giờ sau ăn sau những bữa ăn chính. Nếu thai máy trên 4 lần có nghĩa là bình thường. Nếu mà thai không máy được 4 lần trong vòng 1 giờ sau ăn thì nên thông báo cho bác sĩ sản khoa biết.

Tình trạng dây rốn quấn cổ thai nhi có thể phòng ngừa được hay không?

Không có cách phòng ngừa tình trạng dây rốn quấn cổ thai nhi. Tuy nhiên, các mẹ bầu cần phải hiểu rằng tình trạng này rất hay gặp và rất nhiều các trường hợp không gây nguy hiểm cho thai nhi.

TS.Nguyễn Hữu Trung

Trưởng khoa Phụ Sản- Bệnh viện Đại học Y Dược (cơ sở 2)

Giảng viên Đại học Y dược TP HCM

Bác sĩ Bệnh viện Hùng Vương

Giám đốc chuyên môn Phòng khám Hoàng Gia Healthcare

 

Book

Những điều cần biết khi thai nhi được 30 tuần

By on 03/04/2020

Thai nhi 30 tuần tuổi: Mẹ dễ mệt mỏi, cáu giận

Thai nhi 30 tuần tuổi phát triển ra sao?

Thai nhi 30 tuần tuổi nặng khoảng 1,32kg (kích thước cỡ bằng một cây bắp cải cỡ lớn), chiều dài của con ước chừng khoảng 40cm.

Thai nhi bao quanh bởi hơn 700ml nước ối, nhưng thể tích nước sẽ giảm khi con lớn hơn và chiếm nhiều chỗ hơn trong tử cung của mẹ. Thị lực của bé tiếp tục phát triển, tuy nhiên có vẻ như em bé không thích điều đó, bởi thậm chí sau khi sinh ra, bé sơ sinh vẫn nhắm nghiền mắt để ngủ gần như cả ngày. Khi em bé mở mắt, mắt con sẽ phản ứng lại với sự thay đổi ánh sáng nhưng chỉ đạt 1/20 thị lực, nghĩa là bé chỉ nhận ra các vật cách con vài chục cm (mức thị lực thông thường ở người lớn sẽ là 20/20).

Cuộc sống mẹ bầu 30 tuần thay đổi thế nào?

Vào giai đoạn này, thai phụ thường cảm thấy có chút mệt mỏi, đặc biệt là chứng khó ngủ, mất ngủ. Bà bầu cũng sẽ cảm thấy vụng về hơn lý do là bởi không chỉ cơ thể mẹ tăng cân, mà trọng lượng thai đang dồn xuống bụng làm thay đổi trọng lượng cơ thể mẹ. Thêm vào đó, hormone trong cơ thể mẹ thay đổi cũng làm cho dây chằng trở lên lỏng lẻo hơn, vì vậy các khớp xương cũng mất đi phần vững chắc, điều đó làm mất sự cân bằng của cơ thể bà bầu.

Ngoài ra, việc dây chằng giãn ra có thể khiến cho chân thai phụ bị phù lên, vì vậy mẹ nên mua những đôi giày có kích cỡ rộng với đế giày thấp để cảm thấy thoải mái hơn. Ngoài ra, sự kết hợp những triệu chứng khó chịu và những thay đổi về hormone có thể dẫn tới việc những cảm xúc lên xuống thất thường.

Kiến thức cho mẹ: Tìm hiểu về những nỗi lo khi sinh con

Vào giai đoạn này, rất nhiều mẹ lo lắng về chuyện sinh con như:

Tôi có thể chịu đựng được con đau đẻ không?

Một số thai phụ chọn đẻ không đau bằng cách gây tê màng cứng nhưng cũng có rất nhiều bà mẹ sinh con mà không cần sự hỗ trợ của thuốc. Họ chấp nhận sự đau đớn, khó chịu và họ học các kĩ năng để kiểm soát cơn đau đó. Việc tham gia các lớp tiền sản được tổ chức tại các bệnh viện có thể giúp các thai phụ biết cách hít thở và cách rặn khi sinh. Với sự chuẩn bị và giúp đỡ đúng cách, một số bà mẹ đã nhận thấy sinh con tự nhiên là hoàn toàn có thể.

Liệu tôi có phải sinh mổ?

Câu trả lời này còn phụ thuộc vào sức khỏe thai kỳ của bạn đặc biệt là một vài tuần trước khi sinh nở. Bạn có thể phải sinh mổ nếu sức khỏe bạn không cho phép đẻ thường hoặc thai nhi có bất cứ vấn đề gì như ngôi thai ngược hoặc em bé quá lớn… Bạn nên nghe theo chỉ định của bác sĩ theo dõi và đỡ đẻ cho bạn để có ca sinh an toàn nhất.

Việc mẹ cần làm khi mang thai 30 tuần

  • Lên lịch khám thai lúc thai được 32 tuần – một trong các mốc khám thai quan trọng
  • Chọn bác sĩ đỡ sinh.
  • Chọn nơi sinh là các bệnh viên phụ sản uy tín trong TP HCM, phù hợp với nơi ở của mẹ bầu, tình trạng thai kỳ của bạn, điều kiện kinh tế của bạn, có được cơ quan bảo hiểm y tế (mà bạn đăng ký) chấp nhận thanh toán hay không. Các lựa chọn như bệnh viện công lập tại TP HCM như Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện Đại học Y Dược; các bệnh viện tư nhân và quốc tế khác tại TP HCM như quốc tế Mỹ (AIH), Hạnh Phúc, Vinmec, An Sinh, FV…
  • Lên kế hoạch sắm đồ sơ sinh cho con

TIẾN SĨ NGUYỄN HỮU TRUNG

T

Trưởng khoa Phụ Sản- Bệnh viện Đại học Y Dược (cơ sở 2)

Giảng viên Đại học Y dược TP HCM

Bác sĩ Bệnh viện Hùng Vương

Giám đốc chuyên môn Phòng khám Hoàng Gia Healthcare

ĐẶT HẸN KHÁM VÀ TƯ VẤN

Book