Hiện tượng đa ối thường xảy ra ở tuần thứ 30 của thai kỳ, bình thường lượng ối chuẩn là khoảng 1 lít, nhưng khi nước ối vượt qua mức 2 lít, có nghĩa là thai phụ đang bị đa ối. Thiểu ối là khi lượng nước ối giảm so với lượng nước ối bình thường tính theo tuổi thai và ở dưới đường percentile thứ 5.
Nước ối là gì?
– Khi còn trong bụng mẹ em bé nằm trong 1 bọc chứa đầy nước gọi là nước ối
– Nước ối có vai trò
o Dinh dưỡng cho phôi thai
o Bảo vệ thai tránh những va chạm, sang chấn, nhiễm trùng
o Giúp thai phát triển hài hòa và bình chỉnh ngôi thai
o Lúc chuyển dạ đầu ối làm mở cổ tử cung và trơn ống sinh dục giúp cuộc sanh dễ dàng
Nước ối được tiết ra từ đâu?
– Sản xuất
o Da
o Nước tiểu
o Dịch phổi
o Màng ối
o Từ hệ tuần hoàn mẹ
Sự hấp thu của nước ối như thế nào?
– Hấp thu
o Đường tiêu hóa
o Hấp thu qua da, dây rốn, màng nhau (sự hấp thu sẽ tăng dần khi thai đủ trưởng thành)
Bình thường nước ối là bao nhiêu lít?
– Thể tích nước ối tăng dần đến khi thai đủ trưởng thành thì giảm dần
o 20 tuần ——— 350 ml
o 25 – 26 tuần—- 670 ml
o 32 – 36 tuần—- 980 ml
o 40 tuần ——– 840 ml
o 42 tuần ——– 540 ml
Làm sao để đánh giá thể tích nước ối?
– Dựa vào siêu âm: AFI (chỉ số ối)
o > 20 : đa ối
o 16 – 20 : dư ối
o 8 – 15 cm : BT
o 5 – 8 cm : ối ít
o 2 – 5 cm : thiểu ối
o < 2 cm : vô ối
Nguyên nhân của thiểu ối?
– Thiểu ối ở những thai còn nhỏ khoảng 3 tháng giữa thai kỳ thường do dị tật thai nhất là đường tiết niệu
– Mẹ thiếu nước là uống nhiều nước làm giảm nguy cơ thiếu nước ối
– Thai đủ trưởng thành -> tăng sự hấp thu
– Thai chậm tăng trưởng trong tử cung (suy dinh dưỡng)
Thiểu ối có nguy hiểm không?
– Thiểu ối có thể gây
o Chèn ép dây rốn gây suy thai
o Cô đặc nước ối, nếu có phân su sẽ gây viêm phổi hít phân su, ngạt lúc sanh
o Lâu ngày là chèn ép thai gây dị dạng cho thai: chân khoèo, thiểu sản một số cơ quan
Khi bị thiểu ối cần làm gì?
– Nếu do dị dạng thai là bỏ thai
– Nếu vô ối là chấm dứt thai kỳ
– Cần khám, siêu âm, đo tim thai (Non stress test) theo hẹn của bác sỹ hoặc phải nhập viện theo dõi
– Tự theo dõi thai máy, uống nhiều nước
– Bác sỹ sẽ cho sanh hoặc mổ đúng thời điểm để đảm bảo an toàn cho mẹ và con
Nguyên nhân của đa ối là gì?
– Mẹ bị đái tháo đường, thiếu máu nặng, bất đồng nhóm máu mẹ con
– Giang mai
– Dị tật đường tiêu hóa: không có dạ dày, teo thực quản,…
– Đa thai, Phù nhau thai
– Con to
Đa ối có nguy cơ gì?
– Ối vỡ sớm, chuyển dạ kéo dài
– Sa dây rốn
– Ngôi thai bất thường: ngôi mông, ngôi ngang, đầu ngửa,..
– Băng huyết sau sanh
Khi bị đa ối cần làm gì?
– Theo dõi kỹ thai máy
– Cần nhập viện nếu thấy khó thở, ra nước âm đạo, thai máy yếu,…
– Chọc ối thoát bớt nước ối nếu đa ối nhiều gây chèn ép, khó thở,..