X

Tính chỉ số BMI

Chiều cao: cm

Cân nặng : kg

Tính

Được thành lập từ ngày 1/10/2002, Phòng khám Hoàng Gia Healthcare không ngừng phát triển, phấn đấu trở thành địa chỉ tin cậy của các cặp vợ chồng tại Thành Phố Hồ Chí Minh và cả nước chuyên cung cấp các dịnh vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm, thụ tinh nhân tạo, trữ trứng, khám thai sản, chẩn đoán tiền sản, siêu âm tiền sản. Lấy phương châm phục vụ khách hàng bằng cả trái tim, các Bác Sĩ Phòng khám cam kết đem lại sự hài lòng cho khách hàng.

Archives

nguyen huu trung

TS.BS NGUYỄN HỮU TRUNG

By on 08/01/2023

Trưởng khoa Phụ Sản, Giám đốc chuyên môn Phòng Khám Hoàng Gia, Bác Sĩ Đơn Vị Phẫu Thuật Thẩm Mỹ Phòng Khám Hoàng Gia, Bác Sĩ Đơn Vị Hỗ Trợ Sinh Sản Phòng Khám Hoàng Gia, Giảng viên Bộ Môn Phụ Sản Đại Học Y Dược TP.HCM, Bác Sĩ Điều Trị Tại Bệnh Viện Đại Học Y Dược, Bác Sĩ Tham Vấn tại Khoa Sản Bệnh Viện Hoàn Mỹ, Bác Sĩ Điều Trị Tại Khoa Sản Bệnh Viện Hùng Vương, Bác Sĩ Hợp Tác Với Các Bệnh Viện Quốc tế Mỹ (AIH), Hạnh Phúc, VINMEC, Pháp Việt, CIH (City), An Sinh, Mê kông, Mỹ Đức,  Phụ Sản Quốc Tế, Nguyên Bác Sĩ Điều Trị Tại Khoa Sản Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định, Thành Viên HOSREM- Hội Nội Tiết Sinh Sản -Vô sinh Thành Phố Hồ Chí Minh, Thành viên Hội Phẩu thuật Tạo hình Thẩm mỹ Việt Nam VSAPS, Thành viên Hội Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ TP HCM.

Chức vụ: Trưởng khoa Phụ Sản, Giám đốc chuyên môn Phòng Khám Hoàng Gia, Bác Sĩ Đơn Vị Phẫu Thuật Thẩm Mỹ Phòng Khám Hoàng Gia, Bác Sĩ Đơn Vị Hỗ Trợ Sinh Sản Phòng Khám Hoàng Gia, Giảng viên Bộ Môn Phụ Sản Đại Học Y Dược TP.HCM, Bác Sĩ Điều Trị Tại Bệnh Viện Đại Học Y Dược, Bác Sĩ Tham Vấn tại Khoa Sản Bệnh Viện Hoàn Mỹ, Bác Sĩ Điều Trị Tại Khoa Sản Bệnh Viện Hùng Vương, Bác Sĩ Hợp Tác Với Các Bệnh Viện Quốc tế Mỹ (AIH), Hạnh Phúc, VINMEC, Pháp Việt, CIH (City), An Sinh, Mê kông, Mỹ Đức,  Phụ Sản Quốc Tế, Nguyên Bác Sĩ Điều Trị Tại Khoa Sản Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định, Thành Viên HOSREM- Hội Nội Tiết Sinh Sản -Vô sinh Thành Phố Hồ Chí Minh, Thành viên Hội Phẩu thuật Tạo hình Thẩm mỹ Việt Nam VSAPS, Thành viên Hội Phẫu thuật Tạo hình Thẩm mỹ TP HCM.

Quá trình đào tạo:

Tốt Nghiệp các lớp tại Đại Học Y Phạm Ngọc Thạch

Tốt Nghiệp Đại Học Y Hà Nội

Tốt nghiệp các lớp tại Bệnh Viện Đại Học Y Dược TP.HCM

Tiến Sĩ Y Học- Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh

Tốt Nghiệp Tại Bệnh Viện Từ Dũ

Tu Nghiệp Lớp Hỗ Trợ Sinh Sản Nâng Cao – NUH LIFE ART Advanced Course – National University Hospital tại Singapore

Cựu Bác Sĩ Nội Trú Các Bệnh Viện Từ Dũ – Hùng Vương – Nhân Dân Gia Định

Những điều cần biết khi thai nhi được 30 tuần

By on 03/04/2020

Thai nhi 30 tuần tuổi: Mẹ dễ mệt mỏi, cáu giận

Thai nhi 30 tuần tuổi phát triển ra sao?

Thai nhi 30 tuần tuổi nặng khoảng 1,32kg (kích thước cỡ bằng một cây bắp cải cỡ lớn), chiều dài của con ước chừng khoảng 40cm.

Thai nhi bao quanh bởi hơn 700ml nước ối, nhưng thể tích nước sẽ giảm khi con lớn hơn và chiếm nhiều chỗ hơn trong tử cung của mẹ. Thị lực của bé tiếp tục phát triển, tuy nhiên có vẻ như em bé không thích điều đó, bởi thậm chí sau khi sinh ra, bé sơ sinh vẫn nhắm nghiền mắt để ngủ gần như cả ngày. Khi em bé mở mắt, mắt con sẽ phản ứng lại với sự thay đổi ánh sáng nhưng chỉ đạt 1/20 thị lực, nghĩa là bé chỉ nhận ra các vật cách con vài chục cm (mức thị lực thông thường ở người lớn sẽ là 20/20).

Cuộc sống mẹ bầu 30 tuần thay đổi thế nào?

Vào giai đoạn này, thai phụ thường cảm thấy có chút mệt mỏi, đặc biệt là chứng khó ngủ, mất ngủ. Bà bầu cũng sẽ cảm thấy vụng về hơn lý do là bởi không chỉ cơ thể mẹ tăng cân, mà trọng lượng thai đang dồn xuống bụng làm thay đổi trọng lượng cơ thể mẹ. Thêm vào đó, hormone trong cơ thể mẹ thay đổi cũng làm cho dây chằng trở lên lỏng lẻo hơn, vì vậy các khớp xương cũng mất đi phần vững chắc, điều đó làm mất sự cân bằng của cơ thể bà bầu.

Ngoài ra, việc dây chằng giãn ra có thể khiến cho chân thai phụ bị phù lên, vì vậy mẹ nên mua những đôi giày có kích cỡ rộng với đế giày thấp để cảm thấy thoải mái hơn. Ngoài ra, sự kết hợp những triệu chứng khó chịu và những thay đổi về hormone có thể dẫn tới việc những cảm xúc lên xuống thất thường.

Kiến thức cho mẹ: Tìm hiểu về những nỗi lo khi sinh con

Vào giai đoạn này, rất nhiều mẹ lo lắng về chuyện sinh con như:

Tôi có thể chịu đựng được con đau đẻ không?

Một số thai phụ chọn đẻ không đau bằng cách gây tê màng cứng nhưng cũng có rất nhiều bà mẹ sinh con mà không cần sự hỗ trợ của thuốc. Họ chấp nhận sự đau đớn, khó chịu và họ học các kĩ năng để kiểm soát cơn đau đó. Việc tham gia các lớp tiền sản được tổ chức tại các bệnh viện có thể giúp các thai phụ biết cách hít thở và cách rặn khi sinh. Với sự chuẩn bị và giúp đỡ đúng cách, một số bà mẹ đã nhận thấy sinh con tự nhiên là hoàn toàn có thể.

Liệu tôi có phải sinh mổ?

Câu trả lời này còn phụ thuộc vào sức khỏe thai kỳ của bạn đặc biệt là một vài tuần trước khi sinh nở. Bạn có thể phải sinh mổ nếu sức khỏe bạn không cho phép đẻ thường hoặc thai nhi có bất cứ vấn đề gì như ngôi thai ngược hoặc em bé quá lớn… Bạn nên nghe theo chỉ định của bác sĩ theo dõi và đỡ đẻ cho bạn để có ca sinh an toàn nhất.

Việc mẹ cần làm khi mang thai 30 tuần

  • Lên lịch khám thai lúc thai được 32 tuần – một trong các mốc khám thai quan trọng
  • Chọn bác sĩ đỡ sinh.
  • Chọn nơi sinh là các bệnh viên phụ sản uy tín trong TP HCM, phù hợp với nơi ở của mẹ bầu, tình trạng thai kỳ của bạn, điều kiện kinh tế của bạn, có được cơ quan bảo hiểm y tế (mà bạn đăng ký) chấp nhận thanh toán hay không. Các lựa chọn như bệnh viện công lập tại TP HCM như Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện Đại học Y Dược; các bệnh viện tư nhân và quốc tế khác tại TP HCM như quốc tế Mỹ (AIH), Hạnh Phúc, Vinmec, An Sinh, FV…
  • Lên kế hoạch sắm đồ sơ sinh cho con

TIẾN SĨ NGUYỄN HỮU TRUNG

T

Trưởng khoa Phụ Sản- Bệnh viện Đại học Y Dược (cơ sở 2)

Giảng viên Đại học Y dược TP HCM

Bác sĩ Bệnh viện Hùng Vương

Giám đốc chuyên môn Phòng khám Hoàng Gia Healthcare

ĐẶT HẸN KHÁM VÀ TƯ VẤN

Book

Có thai tự nhiên sau triệt sản nữ !

By on 27/09/2019

Đứa con trời cho và ca mổ đẻ… “giải cứu” đồng nghiệp

Trong hình ảnh có thể có: 1 người, đang cười

Sau khi mổ sinh lần 3, sản phụ đã được tư vấn triệt sản và vợ chồng sản phụ đã làm đơn xin triệt sản. 3 năm sau, sản phụ vẫn có thai và chuẩn bị đếnbệnh viện tỉnh để “khiếu nại”.

“Đứa con trời cho”

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hữu Trung – Bệnh viện Hùng Vương TP.HCM chia sẻ về một ca sinh mổ kỳ diệu. Sản phụ mới 34 tuổi nhưng đã trải qua 3 lần sinh mổ vào các năm 2012, 2014, 2016 với cân nặng con từ 3500 gram đến 3800 gram. Đặc biệt, trong lần mổ sinh sau cùng năm 2016, bác sĩ chuyên khoa ở bệnh viện tỉnh bạn đã triệt sản.

Khi mang thai, sản phụ tìm đến bác sĩ xin tư vấn. Bác sĩ Trung lúc đó bán tín bán nghi có thể sản phụ chưa triệt sản. Tuy nhiên, sản phụ khẳng định đã làm đơn triệt sản và giấy ra viện cũng ghi rằng đã triệt sản và sản phụ đã làm mất hồ sơ lúc ra viện. Sản phụ này nghiêng về khả năng bác sĩ quên không triệt sản cho mình và sẵn sàng tìm hồ sơ để khiếu nại bệnh viện.

Trong hình ảnh có thể có: một hoặc nhiều người và văn bản

Bác sĩ cho biết vết sẹo triệt sản của sản phụ 34 tuổi

Lúc đó, bác sĩ Trung tư vấn với sản phụ rằng cứ sinh em bé ra và bác sĩ sẽ chụp hình xem hai ống dẫn trứng. Nếu có triệt sản thì hai ống dẫn trứng sẽ có sẹo còn nếu không có sẹo thì xem như đứa con là trời cho.

Sáng 26/9, khi thai đủ 38 tuần, TS Trung và đồng nghiệp mổ cho thai phụ. Hình ảnh hai ống dẫn trứng có sẹo triệt sản rõ ràng. Như vậy đã minh oan cho một đồng nghiệp của tỉnh bạn. Thật sự, các bác sĩ ở tỉnh đã triệt sản cho sản phụ mà không phải là quên.

Trước đó, tại Bệnh viện Bạch Mai vào tháng 2/2016 chị Nguyễn Thị S. – 36 tuổi, Hai Bà Trưng, Hà Nội đã sinh con thứ 3 tại khoa Sản, Bệnh viện Bạch Mai. Trước ca mổ đẻ, chồng chị đã ký giấy yêu cầu được triệt sản. Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Dư Dậu là người thực hiện ca mổ đẻ kết hợp triệt sản cho chị.

Nghĩ rằng đã được triệt sản, vợ chồng chị yên tâm với phương pháp kế hoạch này. Nhưng ngày 30/11/2017 chị S. lại biết mình có thai được 8 tuần. Do đã mổ đẻ 2 lần và hiện nuôi con nhỏ, chị không thể giữ lại đứa bé.

Sau khi tìm được hồ sơ tại Bệnh viện Bạch Mai thì thấy trong cách thức mổ, không có triệt sản. Hồ sơ này được bác sĩ Dậu ký. Điều này có nghĩa bác sĩ Dậu quên triệt sản cho mình dù bệnh nhân đã có giấy đăng ký.

Trường hợp của thai phụ trên thì khác hoàn toàn vì thai phụ đã được bác sĩ triệt sản ở lần sinh mổ thứ 3.

Vì sao triệt sản vẫn có thai?

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Trung cho biết bất kỳ một phương pháp tránh thai nào cũng có một tỷ lệ thất bại nhất định. Y học đưa ra một chỉ số gọi là chỉ số Pearl (Pearl Index) được tính là số trường hợp có thai ngoài ý muốn trên 100 phụ nữ (dù có sử dụng phương pháp tránh thai đó) trong 1 năm.

Chỉ số Pearl của phương pháp triệt sản nữ (thắt ống dẫn trứng) là 0,04. Điều này có nghĩa rằng y văn đã xác định rằng trong 10.000 phụ nữ đã được triệt sản thì có 4 phụ nữ sẽ có mang thai ngoài ý muốn trong 1 năm.

Đứa con trời cho và ca mổ đẻ... giải cứu đồng nghiệp - Ảnh 2.

Em bé được nằm da kề da với mẹ

Theo Tiến sĩ Hữu Trung, phụ nữ khi đã triệt sản, dù biết rằng khả năng có thai lại rất thấp nhưng không được chủ quan. Nếu thấy trễ kinh khoảng 2 tuần, nên mua que thử thai, tự thử chỉ cần mất vài phút là biết kết quả có thai hay không.

Như trường hợp của sản phụ trên, Tiến sĩ Hữu Trung cho biết bản thân sản phụ cứ nghĩ khi triệt sản thì sẽ vĩnh viễn không bao giờ có thai nên phát hiện có thai  lúc thai quá lớn. Quá trình theo dõi thai kỳ ở thai phụ này khá vất vả vì thai phụ đã từng mổ sinh 3 lần, nguy cơ vỡ tử cung cao do sẹo mổ trên cơ tử cung mỏng. Ca mổ sinh lần thứ 4 này cũng rủi ro nhiều hơn, tai biến nhiều hơn so với những sản phụ sinh mổ lần 1,2,3.

Thắt ống dẫn trứng thích hợp cho những phụ nữ trên 30 tuổi, có 2 con sống khỏe mạnh, con nhỏ nhất trên 3 tuổi, vợ chồng không có nhu cầu có thêm con nữa.

Ngoài ra, một số trường hợp được chỉ định triệt sản vì chỉ định y khoa như phụ nữ có bệnh lý nền nặng, chẳng hạn suy tim nặng, bệnh phổi mạn tính, suy thận nặng, tâm thần… Hoặc những người có tiền sử mổ lấy thai nhiều lần, mổ bóc nhân xơ tử cung…

Triệt sản nữ là thủ thuật cắt một đoạn ở hai ống dẫn trứng. Về nguyên tắc, sau thủ thuật triệt sản, người phụ nữ sẽ Vĩnh Viễn không bao giờ có thai được nữa, trừ trường hợp phải can thiệp nối ống dẫn trứng hoặc thụ tinh trong ống nghiệm.

Người đã triệt sản mà muốn có con trở lại sẽ rất khó bởi việc nối lại hay tái thông tai vòi của buồng trứng không hề đơn giản. Với phụ nữ trẻ dưới 30 tuổi thì tỷ lệ thành công có thể đến 80% nhưng sẽ giảm dần và còn khoảng 30% khi phụ nữ tuổi trên 40. Tỷ lệ tái thông thành công còn phụ thuộc vào phương pháp triệt sản trước đó là cắt hay thắt…

https://soha.vn/dua-con-troi-cho-va-ca-mo-de-giai-cuu-dong-nghiep-20190926231557785.htm?fbclid=IwAR3hcA6PSlWRh5B3PZkqakSsArvTq-U-CekIFMmYKY91V8EFo_F_IbbvJyk

ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN:

Book

Đau dạ dày khi mang thai

By on 31/07/2019

Đau dạ dày khi mang thai

Trong thai kỳ, không ít mẹ bầu lo lắng, căng thẳng dẫn đến chế độ ăn uống sinh hoạt không điều độ dẫn đến các bệnh tiêu hóa, trong đó có đau dạ dày khi mang thai.

Nguyên nhân bà bầu đau dạ dày khi mang thai

Nguyên nhân khiến mẹ bầu hay bị đau dạ dày khi mang thai là do:

– Ốm nghén hoặc do suy nghĩ lo lắng, căng thẳng quá mức.

– Khi thai nhi ngày càng phát triển lớn hơn về kích thước và cân nặng, tử cung chứa thai nhi cũng lớn dần lên. Từ tháng thứ 7-8 của thai kỳ, dạ dày có thể bị chèn ép của tử cung. Lúc này, thức ăn xuống dạ dày lúc này sẽ bị ứ đọng lại, khó tiêu hóa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến niêm mạc dạ dày.

– Khi mang thai, nhiều mẹ bầu hay có sở thích ăn các thức ăn chua như xoài, mận, mơ… Những loại thực phẩm chua lại chứa nhiều acid nên sẽ góp phần gây đau dạ dày.

– Một số mẹ bầu có tiền sử bệnh lý dạ dày có sẵn. Khi mang thai, những rối loạn tiêu hóa do tình trạng nghén nhiều góp phần đưa tình trạng đau dạ dày tiến triển nặng thêm

Dấu hiệu nào cho thấy bà bầu bị đau dạ dày khi mang thai?

Nếu như phụ nữ mang thai ốm nghén có các triệu chứng buồn nôn, đầy bụng khó tiêu thì bà bầu bị đau dạ dày cũng có các dấu hiệu tương tự.

Tuy nhiên, bà bầu đau dạ dày còn có kèm theo các biểu hiện như: Ợ chua, đau hoặc nóng rát ở vùng thượng vị, đau nặng ở phần giữa hoặc phần trên bụng khi quá đói hoặc quá no, sút cân, kém ăn.

Bà bầu đau dạ dày có bị ảnh hưởng gì không?

Các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, nóng thượng vị, đau râm ran vùng bụng làm tác động trực tiếp đến sinh hoạt của mẹ bầu.

Bà bầu bị đau dạ dày sẽ có cảm giác khó chịu khi ăn, ăn không ngon miệng, khó tiêu, buồn nôn.

Đau dạy dày khiến bà bầu cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, căng thẳng không muốn tập trung vào việc gì.

Dạ dày bị đau khiến mẹ bầu không thể ăn uống đầy đủ chế độ dinh dưỡng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và dinh dưỡng của cả mẹ và bé.

Bị đau dạ dày bà bầu có nên uống thuốc không?

Thuốc chữa đau dạ dày có thể sẽ gây ra tác dụng phụ, nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, chính vì vậy khi mang thai mẹ bầu không nên tự ý dùng thuốc giảm đau dạ dày.

Khi mang thai ba tháng đầu thai kỳ, các cơ quan như tim, thần kinh trung ương, tay, chân… của thai nhi hình thành, nên việc sử dụng một số thuốc chữa đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu phải thật thận trọng và phải được hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa. Một số thuốc có thể gây ra dị tật, quái thai.

Ba tháng giữa thai kỳ, mặc dù là giai đoạn này thai ít nhạy cảm với thuốc. Tuy nhiên vẫn có những bộ phận tiếp tục biệt hóa như hệ thần kinh và cơ quan sinh dục bên ngoài nên thuốc có thể gây hại cho các bộ phận này. Vì vậy, đau dạ dày khi mang thai 3 tháng giữa, khi cần sử dụng thuốc, phải được sự hướng dẫn và tư vấn kỹ của các bác sĩ chuyên khoa.

Đối với thai nhi ba tháng cuối, đây là giai đoạn các bộ phận của thai đã hình thành đầy đủ nhưng chưa hoàn thiện như gan chưa làm tốt chức năng chuyển hóa, thận chưa hoàn thiện chức năng đào thải nên giai đoạn này thuốc cũng gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Trong một số trường hợp, nếu bắt buộc phải dùng thuốc thì mẹ bầu không nên tùy tiện mua về sử dụng mà phải được sự đồng ý và kê đơn của bác sĩ.

Cách chữa đau dạ dày khi mang thai

Nghỉ ngơi và thư giãn

Đây là một trong những điều mà bà bầu nên áp dụng để hạn chế tình trạng đau dạ dày khi mang thai. Mẹ bầu hãy sắp xếp công việc hợp lý, hạn chế làm việc quá sức khiến dạ dày hoạt động nhiều và gia tăng áp lực cho dạ dày.

Mẹ bầu cần chú ý nghỉ ngơi sau khi nạp năng lượng để dạ dày có thời gian chuyển hóa thức ăn, hạn chế được tình trạng trào ngược dạ dày.

Bà bầu ngủ đủ 8 tiếng để cơ thể đủ năng lượng hồi phục cho ngày hôm sau, khi ngủ bà bầu nên nằm kê cao đầu, tránh cúi thấp hoặc gập người. Không nghỉ ngơi và không có cảm giác thư giãn đầy đủ sẽ khiến cơ thể mẹ bầu càng thêm mệt mỏi, uể oải.

Chế độ ăn hợp lý

Khi mang thai, bà bầu cần chọn thức ăn mềm, tăng cường ăn thức ăn đa dạng như trứng, sữa… không những giàu dinh dưỡng mà còn tốt cho bệnh đau dạ dày. Cụ thể những loại thực phẩm này có khả năng trung hòa acid, hạn chế tiết nhiều acid, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày hiệu quả hơn.

Khi ăn, phụ nữ mang thai nên ăn từ tốn, chậm, không ăn quá nhanh hay quá no, vì cách ăn này chỉ làm dạ dày sản sinh thêm nhiều acid và khó chịu hơn. Nên nhai kỹ, nuốt chậm, ăn thành nhiều bữa nhằm tăng sự bài tiết của nước bọt, giảm acid và bão hòa acid trong dạ dày.

Bà bầu tránh những món ăn làm cho bệnh tình trở nên trầm trọng hơn, chẳng hạn như: Thực phẩm giàu chất béo, chocolate, nước ép trái cây họ cam quýt, caffeine… Tuyệt đối không ăn thực phẩm còn sống, lạnh, ôi thiu.

Nếu không muốn tình trạng đau dạ dày trở nên nặng nề hơn, bà bầu không được để bụng quá đói, bởi lúc đói acid tăng cao khiến thượng vị đau sẽ trở nên đau hơn.

Tránh uống rượu bia và khói thuốc lá

Rượu bia vốn gây hại rất lớn cho thai nhi và có thể gây dị tật thai nhi. Nếu bà bầu bị viêm loét dạ dày thì việc dừng uống rượu là một điều cấp thiết hơn nữa, đồ uống có cồn sẽ làm tình trạng của hệ tiêu hóa chuyển biến xấu.

Có một điều ai cũng biết, đó là khói thuốc lá gây hại cho phổi và thai nhi đang phát triển.

Vận động đúng cách

Sau khi ăn bà bầu nên hạn chế vận động mạnh vì lúc này dạ dày đang làm việc. Nếu vận động thì máu sẽ ít lưu thông vào dạ dày hơn, hạn chế hoạt động của dạ dày, gây đầy bụng, nên tốt nhất là mẹ bầu chỉ vận động sau khi ăn từ 2 đến 3 giờ.

Thường xuyên áp dụng các bài tập nhẹ nhàng, đi bộ, yoga cho bà bầu… để tăng cường sức đề kháng, làm cho tinh thần thoải mái hơn.

TIẾN SĨ NGUYỄN HỮU TRUNG

Trưởng khoa Phụ Sản- Bệnh viện Đại học Y Dược (cơ sở 2)

Giảng viên Đại học Y dược

Bác sĩ Bệnh viện Hùng Vương

Giám đốc chuyên môn Phòng khám Hoàng Gia- Hoang Gia Health

Book

Khám sức khỏe tiền hôn nhân Nam- Nữ

By on 20/07/2019
  • Mục đích của khám sức khỏe tiền hôn nhân:
    • Khám và tư vấn khả năng sinh sản, tình dục, sàng lọc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, sàng lọc các bệnh lý về di truyền, tư vấn các biện pháp sinh sản, tránh thai (nếu cần) cho các cặp trước khi lập gia đình.
    • Phát hiện sớm nguyên nhân có thể dẫn tới vô sinh, hiếm muộn
    • Tư vấn thời điểm sinh con phù hợp nhất và các biện pháp để có thể sinh ra những đứa con khỏe mạnh thông minh cho các cặp vợ chồng.
  • Đối tượng sử dụng:Các cặp nam nữ chuẩn bị kết hôn
  • Lưu ý:
    • Với khách hàng nữ chưa quan hệ tình dục, cần nhịn tiểu trước siêu âm (Thực hiện siêu âm qua đường bụng)

Gói khám tiền hôn nhân gồm:

Nam:

  • Khám nam khoa
  • Thực hiện các xét nghiệm như Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi (bằng máy đếm laser), xét ngiệm HBsAg miễn dịch tự động, xét nghiệm HIV Ab test nhanh, xét nghiệm Treponema pallidum test nhanh
  • Xét Nghiệm Tinh Dịch Đồ

Nữ:

  • Khám tư vấn sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân
  • Siêu âm tử cung buồng trứng qua đường âm đạo (hỗ trợ sinh sản)
  • Siêu âm tuyến vú
  • Thực hiện các xét nghiệm như Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi (bằng máy đếm laser), xét ngiệm HBsAg miễn dịch tự động, xét nghiệm HIV Ab test nhanh, xét nghiệm Treponema pallidum test nhanh(cả Nam và Nữ)
  • Đánh giá dự trữ buồng trứng qua xét nghiệm AMH

TS.BS NGUYỄN HỮU TRUNG

Trưởng khoa Phụ Sản- Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM

Gíam đốc Chuyên môn Phòng khám Hoàng Gia

Giảng viên Đại học Y Dược TP. HCM

ĐẶT LỊCH KHÁM VÀ TƯ VẤN TẠI ĐÂY:

Book