X

Tính chỉ số BMI

Chiều cao: cm

Cân nặng : kg

Tính

Được thành lập từ ngày 1/10/2002, Phòng khám Hoàng Gia Healthcare không ngừng phát triển, phấn đấu trở thành địa chỉ tin cậy của các cặp vợ chồng tại Thành Phố Hồ Chí Minh và cả nước chuyên cung cấp các dịnh vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm, thụ tinh nhân tạo, trữ trứng, khám thai sản, chẩn đoán tiền sản, siêu âm tiền sản. Lấy phương châm phục vụ khách hàng bằng cả trái tim, các Bác Sĩ Phòng khám cam kết đem lại sự hài lòng cho khách hàng.

Archives

Có phải con tôi mắc bệnh tay chân miệng rồi sẽ không bị lại lần nữa?

By on 11/11/2017

Bệnh tay chân miệng là bệnh truyền nhiễm, thường gặp ở trẻ dưới 5 tuổi, lây từ người sang người, dễ gây thành dịch, do nhóm vi rút đường ruột (Enterovirus) gây ra.

Nhóm Enterovirus gồm nhiều phân nhóm nhỏ là polioviruses, coxsackieviruses, echoviruses, và enteroviruses. Trong đó hai phân nhóm tác nhân gây bệnh thường gặp là Coxsackievirus A16 và Enterovirus 71 (EV71). Biểu hiện chính của bệnh là tổn thương da, niêm mạc dưới dạng phỏng nước ở các vị trí đặc biệt như niêm mạc miệng, lòng bàn tay, lòng bàn chân, mông, gối. Phần lớn bệnh tay chân miệng thường nhẹ và tự khỏi sau 7 – 10 ngày.

fa 20 fa 21

Tuy nhiên một số ít trường hợp bệnh có thể gây nhiều biến chứng nguy hiểm như viêm não-màng não, viêm cơ tim, phù phổi cấp dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện sớm và xử trí kịp thời. Các trường hợp biến chứng nặng thường do EV71. Trẻ dưới 5 tuổi là những đối tượng dễ bị nhiễm bệnh và biểu hiện bệnh nhất vì chưa có kháng thể chống lại bệnh này. Nhiễm bệnh có thể tạo nên kháng thể đặc hiệu chống virus gây bệnh tuy nhiên bệnh vẫn có thể tái diễn do một chủng virus khác gây nên.

Do đó mỗi người có thể một hoặc nhiều lần mắc bệnh tay chân miệng trong đời.

Hệ Thống Phòng Khám Hoàng Gia
Hotline: 028 22446668, 0888450555
284B Nguyễn Trọng Tuyển, P 10, Q.Phú Nhuận, HCM
NHI KHOA – BS CK1 HUỲNH NGỌC TUẤN ANH

Điều trị vàng da sơ sinh như thế nào?

By on 11/11/2017

Các trường hợp vàng da nhẹ ở trẻ sơ sinh không cần điều trị và tự khỏi sau 2 – 3 tuần khi gan trẻ đã trưởng thành.
Các trường hợp vàng da nặng cần được điều trị bằng ánh sáng liệu pháp (chiếu đèn). Đây là phương pháp có hiệu quả cao trong điều trị vàng da sơ sinh. Trẻ chỉ được mặc tã và che mắt rồi đặt dưới hệ thống đèn huỳnh quang có bước sóng ánh sáng đặc biệt. Da trẻ sẽ hấp thu ánh sáng này để giúp cơ thể chuyển hóa bilirubin thành các dạng có thể thải ra ngoài dễ dàng hơn.

fa 19
Tùy nguyên nhân gây vàng da mà trẻ có thể được điều trị bằng một số phương pháp khác. Ví dụ trong một số ít trường hợp vàng da rất nặng do bất đồng nhóm máu Rh trẻ sẽ được điều trị bằng phương pháp thay máu.
Lưu ý: Phơi nắng trẻ gián tiếp nhờ ánh sáng chiếu qua cửa sổ có thể giúp trẻ giảm vàng da. Tuy nhiên việc này chỉ hiệu quả khi trẻ không mặc đồ. Do đó phải đảm bảo nhiệt độ phòng phù hợp để không làm lạnh trẻ. Không nên đặt trẻ phơi nắng trực tiếp dưới ánh sáng mặt trời vì có thể gây bỏng nắng cho trẻ.

Hệ Thống Phòng Khám Hoàng Gia
Hotline: 028 22446668, 0888450555
284B Nguyễn Trọng Tuyển, P 10, Q.Phú Nhuận, HCM
NHI KHOA – BS CK1 HUỲNH NGỌC TUẤN ANH

Khi nào cần đưa trẻ vàng da đến khám lại ngay?

By on 11/11/2017

Bạn nên cho trẻ tái khám vàng da lại ngay nếu có một trong các dấu hiệu sau:
– Da hoặc mắt trẻ vàng nhiều hơn.
– Vàng da đến bụng, tay hoặc chân.
– Tròng trắng mắt vàng.
– Trẻ quấy khóc nhiều, li bì hoặc bú kém.
– Trẻ vàng da kéo dài hơn 3 tuần.

fa 19
Nguồn: www.healthychildren.orgwww.healthline.comwww.webmd.com
Hệ Thống Phòng Khám Hoàng Gia
Hotline: 028 22446668, 0888450555
284B Nguyễn Trọng Tuyển, P 10, Q.Phú Nhuận, HCM
NHI KHOA – BS CK1 HUỲNH NGỌC TUẤN ANH

Vàng da sơ sinh có phải là bệnh lý không?

By on 11/11/2017

Vàng da sơ sinh chỉ là một triệu chứng. Đó có thể là biểu hiện của sinh lý hoặc các nguyên nhân bệnh lý và không bệnh lý. Các nguyên nhân gây vàng da sơ sinh:
– Vàng da sinh lý: phần lớn các trường hợp vàng da ở trẻ sơ sinh là sinh lý, thường nhẹ và tự khỏi sau 1 tuần. Nếu trẻ có các yếu tố nguy cơ như non tháng, bú không đủ sữa, mất nước sinh lý quá nhiều, có bướu huyết thanh, vết bầm, mẹ tiểu đường…tình trạng vàng da có thể nặng thêm và cần được điều trị.

fa 19
– Vàng da không sinh lý:
+Vàng da do sữa mẹ: không nguy hiểm, trẻ vẫn có thể bú mẹ
bình thường, tự khỏi sau 4 – 12 tuần tuổi.
+Tán huyết (hồng cầu bị phá hủy) do bất đồng nhóm máu
mẹ – con.
+Bệnh lý: nhiễm trùng (nhiễm trùng huyết, giang mai bẩm
sinh, bệnh lý bẩm sinh do các loại siêu vi…), đa hồng cầu,
xuất huyết phổi, ngạt, thiếu men G6PD, suy giáp, vàng da
tắc mật…
Nguồn: Neonatology 7th (LANGE), Hyperbilirubinemia, Unconjugated.
Hệ Thống Phòng Khám Hoàng Gia
Hotline: 028 22446668, 0888450555
284B Nguyễn Trọng Tuyển, P 10, Q.Phú Nhuận, HCM
NHI KHOA – BS CK1 HUỲNH NGỌC TUẤN ANH

Làm sao để phát hiện trẻ vàng da?

By on 11/11/2017

Để phát hiện trẻ vàng da cần quan sát trẻ trong môi trường đầy đủ ánh sáng. Vàng da thường xuất hiện đầu tiên ở mặt, sau đó đến ngực, bụng, tay và chân khi mức bilirubin trong máu tăng dần. Tròng trắng mắt trẻ cũng có thể chuyển sang màu vàng. Tuy nhiên rất khó để đánh giá mức độ vàng da bằng mắt. Trẻ có vàng da sẽ được đánh giá mức độ nặng nhẹ bằng máy đo bilirubin qua da hoặc xét nghiệm đo bilirubin trong máu (chính xác nhất).

fa 19
Nguồn: www.healthychildren.orghttp://kidshealth.orgwww.healthline.com
Hệ Thống Phòng Khám Hoàng Gia
📞 Hotline: 028 22446668, 0888450555
💢 284B Nguyễn Trọng Tuyển, P 10, Q.Phú Nhuận, HCM
NHI KHOA – BS CK1 HUỲNH NGỌC TUẤN ANH