X

Tính chỉ số BMI

Chiều cao: cm

Cân nặng : kg

Tính

Được thành lập từ ngày 1/10/2002, Phòng khám Hoàng Gia Healthcare không ngừng phát triển, phấn đấu trở thành địa chỉ tin cậy của các cặp vợ chồng tại Thành Phố Hồ Chí Minh và cả nước chuyên cung cấp các dịnh vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm, thụ tinh nhân tạo, trữ trứng, khám thai sản, chẩn đoán tiền sản, siêu âm tiền sản. Lấy phương châm phục vụ khách hàng bằng cả trái tim, các Bác Sĩ Phòng khám cam kết đem lại sự hài lòng cho khách hàng.

Thai nhi 22 tuần phát triển ra sao?

By on 08/07/2018

Thai nhi 22 tuần tuổi: Cơ thể được phủ bởi lớp lông tơ

TS.BS NGUYỄN HỮU TRUNG

Thai nhi 22 tuần phát triển ra sao?

Thai nhi 22 tuần dài khoảng 27,8cm và nặng khoảng 430g, tương đương một quả bí ngô dài. Thai nhi giai đoạn này bắt đầu mang dáng dấp một đứa trẻ sơ sinh thu nhỏ. Môi, mí, mắt, lông mày của bé ngày càng rõ rệt. Đôi mắt đã hình thành nhưng màng mắt vẫn còn thiếu sắc tố.

Nếu có thể nhìn thấy bên trong tử cung, mẹ sẽ phát hiện bé có lớp lông tơ khá tốt trên cơ thể và các nếp nhăn trên da. Các nếp nhăn này sẽ giảm dần ở quý thứ 3 thai kỳ khi bé tích lũy dần chất béo. Bên trong bụng, tuyến tụy – rất cần thiết cho việc sản xuất một số hormone quan trọng – cũng đang phát triển mạnh mẽ.

Cuộc sống mẹ bầu 22 tuần thay đổi thế nào?

Mẹ có thể bắt đầu nhận thấy các vết rạn da trên bụng bởi bụng bầu đang dần căng ra tạo điều khiện cho thai nhi không ngừng phát triển.

Ít nhất một nửa số phụ nữ trong thời gian thai kì đều xuất hiện các vết rạn da. Những vết rạn trên da thường có màu sắc khác nhau từ màu hồng đến màu nâu đậm (tùy thuộc vào màu da của mẹ). Bình thường chúng thường xuất hiện trên bụng của mẹ, nhưng đôi khi các vết rạn da còn có thể xuất hiện trên mông, đùi, hông và ngực. Mặc dù chưa có bằng chứng cho thấy kem dưỡng da giúp ngăn ngừa tuyệt đối các vết rạn da, nhưng việc giữ cho làn da của mẹ được dưỡng ẩm là có thể và còn giúp da giảm ngứa ngáy.

Kiến thức cho mẹ: Bên cạnh bụng bầu, mẹ còn trải qua những thay đổi gì?

Vào tuần thai thứ 22, có thể bạn dễ dàng nhận ra kích thước bụng và ngực phát triển không ngừng, nhưng những thay đổi vật lý sau đây có thể khiến mẹ vô cùng ngạc nhiên. Cùng với vô vàn sự thay đổi khi mang thai, hooc môn đóng một vai trò quan trọng là nguyên nhân gây ra hầu hết các thay đổi ở vẻ ngoài của mẹ.

Tóc dày hơn, sáng bóng hơn

Trong thời gian mang thai, quá trình rụng tóc chậm hơn nhiều so với trước đây vì vậy nhiều mẹ thường nghĩ tóc mọc ra nhưng thực tế là tóc bớt rụng đi.

Nếu tóc dày hơn khiến mẹ thích thú, hãy tận hưởng nó. Nhưng nếu hiện tượng này làm cho tóc của mẹ xù lên một cách khó chịu, hãy nhờ thợ cắt tóc tỉa thưa bớt. Tuy nhiên những thay đổi này sẽ không kéo dài mãi mãi. Sau khi em bé chào đời, tóc mẹ sẽ bị rụng khá nhiều.

Lông trên cơ thể tăng rõ rệt

Hoóc môn có tên gọi androgens có thể khiến lông mọc trên cằm, mép, má và cả tay chân. Những sợi lông kì lạ cũng có thể xuất hiện trên bụng, cánh tay và lưng của mẹ.

Móng tay mọc nhanh hơn

Móng tay của bà bầu có thể phát triển nhanh hơn bình thường. Một số mẹ bầu cho biết móng tay cứng hơn nhưng cũng có người thấy mềm hoặc giòn hơn. Vậy mẹ nên làm gì? Mẹ nên bảo vệ móng tay bằng cách đeo găng tay cao su khi vệ sinh và sử dụng kem dưỡng ẩm nếu chúng dễ gãy.

Xuất hiện các vết rạn da

Khi bụng của mẹ giãn ra để phù hợp với kích thước bé con đang lớn, mẹ có thể bị các vết rạn da nhỏ như những giọt nước mắt nằm ngay dưới da, với các màu sắc khác nhau. Những dấu hiệu này sẽ bắt đầu mờ đi trong khoảng từ 6 đến 12 tháng sau khi mẹ sinh con. Giải pháp cho vấn đề này là mẹ không thể làm gì ngoài cố gắng không tăng quá nhiều cân so với quy định hoặc sử dụng các loại kem chống rạn để giúp da đàn hồi tốt hơn.

Nám da

Việc tăng các sắc tố melanin có thể gây ra các mảng da sậm màu trên khuôn mặt của bà bầu. Những thay đổi sắc tố này có thể tăng nhiều hơn nếu mẹ tiếp xúc nhiều với ánh mặt trời. Mẹ nên bảo vệ khuôn mặt bằng cách sử dụng kem chống nắng bảo vệ khỏi tia UVA và UVB với chỉ số chống nắng SPF 30 hoặc cao hơn, đội mũ có vành, mang khẩu trang khi đi ra ngoài và tránh ánh nắng vào những giờ cao điểm trong ngày (10 giờ sáng đến 2 giờ chiều).

Núm vú lớn hơn và sẫm hơn

Bà bầu có thể thấy núm vú và khu vực sắc tố xung quanh nhũ hoa đang ngày càng lớn hơn. Những nốt sần trên đó cũng rõ rệt hơn. Nốt sần này là các tuyến sản xuất dầu giúp chống lại vi khuẩn và bôi trơn da. Một số phụ nữ cũng nhận thấy các tĩnh mạch xuất hiện rõ rệt hơn ở ngực.

Chân to hơn

Bàn chân của mẹ có thể tăng một nửa cỡ giày trở lên. Dây chằng lỏng lẻo có thể làm cho bàn chân mẹ to ra một chút. Triệu chứng phù chân có thể làm cho đôi giày của mẹ bầu khá chật, tuy nhiên chân mẹ sẽ trở về trạng thái bình thường sau khi sinh.

Việc mẹ cần làm khi mang thai 22 tuần: Thay giày dép mới

Bên cạnh việc sắm cho mình những bộ quần áo mới, mẹ cũng cần mua những đôi giày mới phù hợp với đôi chân tăng thêm kích cỡ của mình. Mẹ bầu nên chọn những loại giày đế bằng hoặc chỉ cao 3cm để đảm bảo việc đi lại được an toàn.

Ngoài ra, vào giai đoạn này, tay mẹ cũng thường to hơn một chút. Nếu cảm thấy nhẫn cưới đã quá chật, bạn nên tháo chúng ra để bớt khó chịu hơn. Mẹ có thể đeo ở ngón tay nhỏ hơn hoặc đeo trong dây chuyền trên cổ.

Mẹ bầu cũng cần nhớ lịch khám thai ở mốc 22 tuần quan trọng này. Đây là mốc khám thai quan trọng hàng đầu nhằm khảo sát hình thái thai nhi qua siêu âm 4 ciều.

TIẾN SĨ NGUYỄN HỮU TRUNG

GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HCM

BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG

GIÁM ĐỐC CHUYÊN MÔN PHÒNG KHÁM HOÀNG GIA

ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN TẠI:

Book

Tags: , , , , , , , , , ,

About the Author

About the Author: .

Subscribe

If you enjoyed this article, subscribe now to receive more just like it.