X

Tính chỉ số BMI

Chiều cao: cm

Cân nặng : kg

Tính

Được thành lập từ ngày 1/10/2002, Phòng khám Hoàng Gia Healthcare không ngừng phát triển, phấn đấu trở thành địa chỉ tin cậy của các cặp vợ chồng tại Thành Phố Hồ Chí Minh và cả nước chuyên cung cấp các dịnh vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm, thụ tinh nhân tạo, trữ trứng, khám thai sản, chẩn đoán tiền sản, siêu âm tiền sản. Lấy phương châm phục vụ khách hàng bằng cả trái tim, các Bác Sĩ Phòng khám cam kết đem lại sự hài lòng cho khách hàng.

Sử dụng thuốc trong thai kỳ

By on 19/03/2016

SỬ DỤNG THUỐC TRONG THAI KỲ

Dị tật bẩm sinh thường gặp-2-3 % của tất cả các trẻ sơ sinh có một bất thường bẩm sinh nghiêm trọng được phát hiện sau sinh (Cragan, 2009; Dolk, 2010). Đến 5 tuổi, hơn 3 %  đã được chẩn đoán mắc một dị tật; 8 – 10% có một hoặc hơn một dị tật ở tuổi 18. Quan trọng hơn, gần 70 %  của các dị tật bẩm sinh không có nguyên nhân rõ ràng (Schardein, 2000; Wlodarczyk, 2011). Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) (2005b) ước tính rằng ít hơn 1 % của tất cả các dị tật bẩm sinh là do thuốc.

Mặc dù chỉ có một số lượng tương đối nhỏ các loại thuốc đã được chứng minh là có hại, nhưng điều đó nhắc nhở chúng ta phải chú ý đến việc sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai. Điều này là bởi vì hầu hết phụ nữ mang thai dùng thuốc và hầu hết dữ liệu an toàn của các loại thuốc còn hạn chế.Trong một đánh giá của hơn 150.000 thai phụ, 40 % phụ nữ đã dùng thuốc trong ba tháng đầu tiên (Andrade, 2004). Gần đây hơn, dữ liệu từ các nghiên cứu Phòng chống dị tật bẩm sinh Quốc gia (National Birth Defects Prevention Study) cho thấy rằng phụ nữ sử dụng trung bình khoảng 2-3 loại thuốc mỗi khi mang thai và 70% thuốc được dùng trong tam cá nguyệt đầu (Mitchell, 2011).

Mặc dù có những cải tiến trong an toàn thông tin, dữ liệu đặc biệt hạn chế cho dược phẩm mới. Ví dụ, trong một đánh giá của các loại thuốc được chấp thuận bởi FDA giữa năm 2000 và 2010, các hệ thống thông tin gây quái thai (TERIS) phân loại cho hơn 95 % loại thuốc nguy cơ mang thai “không xác định” (Adam, 2011).

Tác nhân gây dị tật là là bất kỳ tác nhân nào tác động vào giai đoạn phát triển phôi hoặc thai làm thay đổi cấu trúc và chức năng vĩnh viễn. Đó có thể là một tác nhân hóa, vật lý, virus, môi trường, thậm chí là chính các thuốc mà thai phụ được kê toa.

 Những ảnh hưởng nguy hiểm do dùng thuốc trong lúc mang thai.

  1. Dị tật thai nhi
  • Thuốc có thể gây sẩy thai còn sống thì sẽ gây những dị tật bẩm sinh, chủ yếu trong 8 tuần đầu.
  • Cơ quan sinh dục ngoài và hệ thần kinh vẫn tiếp tục biệt hóa sau sanh, vì vậy ngoài thuốc, những tác nhân khác có thể gây dị tật 2 cơ quan này.
  1. Ngộ độc thai nhi và đột biến
  • Ngộ độc: ngay sau sanh bé chưa phát triển đủ hệ thống biến dưỡng và thải trừ một số thuốc (Chloramphenicol, Sulfonamides, Aspirin…)
  • Đột biến: rất lâu sau sanh như chất phóng xạ ion hóa gây đột biến nhiễm sắc thể, tác nhân gây ung thư muộn của Distibene,…

NGUYÊN TẮC CHUNG KHI SỬ DỤNG THUỐC CHO THAI PHỤ

  • Tránh sử dụng thuốc trong 3 tháng đầu thai kì.
  • Nên dùng đơn trị liệu với liều thấp nhất có hiệu lực.
  • Khi lựa chọn thuốc cần quan tâm đến các yếu tố sau:
    • Cân nhắc kĩ giữa tác dụng phụ và lợi ích của thuốc.
    • Chọn thuốc có hiệu quả cao nhất và nguy cơ gây dị dạng bào thai thấp nhất.
    • Ở giai đoạn cuối thai kì cần quan tâm đến tác dụng của thuốc khi chuyển dạ( VD: aspirin).

Tránh sử dụng các thuốc không thật cần thiết(thuốc nhức đầu, thuốc điều trị cảm cúm).

BẢNG – Phân loại nguy cơ sử dụng thuốc trong thai kỳ theo FDA (Hoa kỳ)

Phân loại

Ví dụ một số thuốc
A Nghiên cứu trên phụ nữ mang thai sử dụng thuốc thì không thấy có ảnh hưởng trên bào thai. Folic acid, levothyroxine (thuốc hormon tuyến giáp)
B ĐN1: Không có những cuộc nghiên cứu đầy đủ trên phụ nữ mang thai. Nhưng nghiên cứu trên động vật mang thai khi cho sử dụng thuốc thì không thấy ảnh hưởng lên bào thai.

ĐN2: Nghiên cứu trên động vật mang thai khi cho sử dụng thuốc thì thấy có một số ảnh huởng trên bào thai. Nhưng nghiên cứu trên phụ nữ mang thai sử dụng thuốc thì không thấy ảnh hưởng trên bào thai

Kháng sinh, ví dụ amoxicilin

Zofran® (ondansetron) điều trị buồn nôn

Glucophage® (metformin) điều trị tiểu đường

Insulin® (regular va NPH insulin)

C ĐN1: Không có cuộc nghiên cứu đầy đủ được thực hiện trên phụ nữ mang thai. Nghiên cứu trên động vật mang thai khi cho sử dụng thuốc cho thấy có ảnh hưởng trên bào thai. Tuy nhiên, thỉnh thoảng thuốc khi sử dụng trên người có nhiều lợi ích hơn so với nguy hại.
ĐN2: Không có cuộc nghiên cứu đầy đủ được thực hiện trên động vật và trên phụ nữ mang thai.
Ventolin® (albuterol) trị hen suyễn.

Zoloft® (sertraline) và Prozac® (fluoxetine) để điều trị bệnh trầm cảm.

D Nghiên cứu trên người và có một số báo cáo cho thấy khi phụ nữ mang thai sử dụng thuốc này thì có ảnh hưởng trên bào thai. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nặng, thuốc này có thể có lợi ích so với ảnh hưởng có hại. Paxil® (paroxetine) điều trị trầm cảm

Lithium điều trị rối loạn lưỡng cực

Dilantin® (phenytoin)

Một số hóa chất trị ung thư

X Các cuộc nghiên cứu và báo cáo cho thấy khi sử dụng thuốc trên phụ nữ mang thai có ảnh hưởng có hại trên bào thai. Không có tình huống nào mà lợi ích của thuốc nhiều hơn khả năng gây những ảnh hưởng có hại. Chống chỉ định sử dụng thuốc này đối với phụ nữ mang thai. Accutane ( isotretinoin) điều trị mụn bọc

Thalomid (thalidomide) để điều trị bệnh da

Hầu hết các thuốc thường chống chỉ định với phụ nữ mang thai và chỉ được sử dụng trong trường hợp cần thiết. Đối với hầu hết các thuốc, những cuộc thử nghiệm hầu như chưa được thực hiện đầy đủ trên phụ nữ mang thai và những ảnh hưởng trên bào thai chưa được biết rõ. Những thuốc này chỉ được sử dụng khi tác động trên người mẹ có hiệu quả hơn so với nguy hại trên bào thai.

 

Tags: , , , , ,

About the Author

About the Author: .

Subscribe

If you enjoyed this article, subscribe now to receive more just like it.