X

Tính chỉ số BMI

Chiều cao: cm

Cân nặng : kg

Tính

Được thành lập từ ngày 1/10/2002, Phòng khám Hoàng Gia Healthcare không ngừng phát triển, phấn đấu trở thành địa chỉ tin cậy của các cặp vợ chồng tại Thành Phố Hồ Chí Minh và cả nước chuyên cung cấp các dịnh vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm, thụ tinh nhân tạo, trữ trứng, khám thai sản, chẩn đoán tiền sản, siêu âm tiền sản. Lấy phương châm phục vụ khách hàng bằng cả trái tim, các Bác Sĩ Phòng khám cam kết đem lại sự hài lòng cho khách hàng.

NHỮNG TÁC NHÂN ĐỘC HẠI ĐỐI VỚI THAI NHI

By on 25/04/2016

Những yếu tố hay những chất gọi là độc hại đối với bào thai khi chúng có khả năng làm sẩy thai hoặc gây ra những dị tật bẩm sinh thai nhi nếu người mẹ tiếp xúc với chúng trong thời gian mang thai – nói chung, các yếu tố độc hại này được xếp vào 3 nhóm chính : nhóm gồm thuốc hay hoá chất, nhóm những tác nhân gây nhiễm trùng và nhóm những tác nhân vật lý.
Các yếu tố độc hại tác động lên bào thai bằng cách can thiệp vào sự phát triển tế bào, sự phân chia tế bào, sự di chuyển của tế bào trong thời kỳ tạo hình phôi thai. Ở con người, giai đoạn dễ làm tổn thương đến thai nhi nhiều nhất là từ tuần lễ thứ 3 đến tuần thứ 8 kể từ ngày đầu của kỳ kinh cuối cùng. Đó là giai đoạn hình thành các cơ quan của cơ thể thai nhi – Đều không may là đa số phụ nữ không biết là họ đã có thai trong khoảng thời gian này nên không cảnh giác với các tác nhân có thể gây hại cho bào thai.

Sau đây là một số tác nhân độc hại đối với thai thường hay gặp:

1) Nhóm thuốc và hoá chất :
• Rượu : đây là một trong những chất nhiều độc tính nhưng lại thường được sử dụng, rượu gây hậu quả nghiêm trọng trên thai nhi: nhẹ cân, vòng đầu nhỏ, chậm phát triển, tâm thần, yếu cơ – Nếu người mẹ uống lượng càng nhiều tỷ lệ độc hại trên thai nhi càng tăng.
• Kháng sinh : phần lớn kháng sinh không gây dị dạng thai nhi – Tuy nhiên có một số kháng sinh có tác động xấu cho thai nhi. Thí dụ Tetracycline sử dụng từ tháng thứ 4 của thai kỳ làm vàng răng, thiếu sản men răng. Streptomycim và những loại cùng họ có thể làm tổn thương dây thần kinh tai dẫn đến điếc (xảy ra cho 10 – 15% bào thai có mẹ sử dụng các loại thuốc này.
• Thuốc hạ huyết áp : Trong những năm gần đây, một số loại thuốc hạ áp mới cho thấy có liên quan đến bệnh thiểu ối và vô niệu ở thai nhi, tuy không thấy có trường hợp dị tật bẩm sinh nào được ghi nhận, nhưng những loại thuốc này chống chỉ định khi có thai.
• Thuốc chống ung thư : dùng trong 6 tuần đầu của thai kỳ thường làm sẩy thai. Nếu dùng trong 3 tháng đầu của thai kỳ có thể làm thai chậm phát triển, bất thường sọ não, tay chân và chậm phát triển tâm thần. Một vài thứ thuốc có thể làm dị dạng thai nhi như, chẽ vòm hầu, chi ngắn, dị dạng sinh dục.
• Thuốc chống đông máu dùng trong 03 tháng đầu làm tăng nguy cơ sẩy thai, bất thường hệ thần kinh, thai chậm tăng trưởng, chết lưu, Heparin là thuốc kháng đông không qua nhau nên có thể dùng trong 03 tháng đầu của thai kỳ và kéo dài đến tuần thứ 36.
• Thuốc điều trị đông lạnh: Thuốc có thể gây dị tật bẩm sinh. Hydatoin có thể gây hội chứng đặc biệt ở thai nhi bất thường về đầu mặt, tật ở chi , chậm phát triển tâm thần, bất thường ở hệ tim mạch.
• Các chất nội tiết Steroid: Thai phụ được điều trị dọa sẩy với thuốc kết hợp Estrogen – Progesterone hoặc người đang uống thuốc ngừa thai mà có thai thì có thể gặp các bất thường như: Thai nhi gái bị nam hóa bộ phận sinh dục ngoài – Tỷ lệ xảy ra từ 1 – 2%.
• Thuốc lá: Người mẹ hút thuốc có thể sinh trẻ nhẹ cân, giảm kích thước vòng đầu, tăng nguy cơ sẩy thai, thai chết lưu, sanh non, vì chất nicotin ngăn cản việc cung cấp oxy cho bào thai và nicotin lại đi qua nhau dễ dàng. Nồng độ Nicotin tập trung trong bào thai có thể cao hơn 15% so với lượng nicotin có trong cơ thể mẹ – Ngoài ra nicotin còn có thể tập trung trong nước ối và sữa mẹ – Nếu người khác hút thuốc mà thai phụ hít phải khói thuốc thì hậu quả cũng tương tự như người trực tiếp hút thuốc.
• Sinh tố: Thiếu acid folique sẽ làm tăng nguy cơ bất thường hệ thần kinh, sẩy thai, thai chậm tăng trưởng, dị tật bẩm sinh, sinh tố A dùng nhiều có thể gây tật bẩm sinh về đầu mặt, rối loạn tâm thần tim bẩm sinh.

2) Tác nhân nhiễm trùng:
Nhiều loại vi khuẩn, ký sinh trùng và virus có thể gây ra tật bẩm sinh, bất thường về phát triển hệ thần kinh – Bệnh nhiễm trùng thường gặp đối với thai phụ là nhiễm trùng TORCH (Toxoplasmose, Rubella, Cytomegalo virus, Herpes) gây độc hại cho thai nhi với những tật bẩm sinh ở đầu, chậm phát triển thần kinh, viêm võng mạc – Bệnh ban đỏ do Rubella thường gây mù, điếc, còn tồn tại ống động mạch. Ngoài ra, nếu người mẹ nhiễm Giang mai có thể dẫn đến giang mai bẩm sinh ở trẻ sơ sinh vì từ tháng thứ năm của thai kỳ, vi trùng có thể qua nhau. Thai nhi có thể bị gan lách to, bệnh ngoài da, viêm xương, viêm thận, viêm màng não.

3) Tác nhân vật lý:
• Tia quang tuyến gây dị tật hệ thần kinh, gây ung thư, đột biến gen.
• Môi trường có nhiệt độ cao có thể ảnh hưởng đến thai phụ gây dị tật thai nhi ở hệ thần kinh.

Tóm lại, trong khi mang thai, có rất nhiều yếu tố đặc biệt là những loại thuốc có thể ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển của bào thai, nhất là nếu thai phụ sử dụng trong 3 tháng đầu của thai kỳ. Vì vậy, khi đã biết mình có thai, nếu bị mắc bệnh, người mẹ nên đi khám thai để được hướng dẫn bởi thầy thuốc chuyên khoa và chỉ sử dụng thuốc theo y lệnh – Cũng phải chú ý đến môi trường sống của thai phụ để tránh những tác nhân có thể gây độc hại cho thai nhi như khói thuốc lá chẳng hạn.

Phòng khám sưu tầm

Tags: , , , , ,

About the Author

About the Author: .

Subscribe

If you enjoyed this article, subscribe now to receive more just like it.