X

Tính chỉ số BMI

Chiều cao: cm

Cân nặng : kg

Tính

Được thành lập từ ngày 1/10/2002, Phòng khám Hoàng Gia Healthcare không ngừng phát triển, phấn đấu trở thành địa chỉ tin cậy của các cặp vợ chồng tại Thành Phố Hồ Chí Minh và cả nước chuyên cung cấp các dịnh vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm, thụ tinh nhân tạo, trữ trứng, khám thai sản, chẩn đoán tiền sản, siêu âm tiền sản. Lấy phương châm phục vụ khách hàng bằng cả trái tim, các Bác Sĩ Phòng khám cam kết đem lại sự hài lòng cho khách hàng.

Những điều cần biết khi thai nhi được 33 tuần

By on 14/10/2018

Thai nhi 33 tuần tuổi phát triển ra sao?

Thai nhi 33 tuần tuổi đã cán mốc khoảng 1,9kg và có chiều dài ước chừng 44cm tính từ đỉnh đầu cho đến chân, tương đương kích thước của một quả dứa lớn.

Ở tuần này, da của thai nhi không còn nhăn nheo, cùng với bộ xương đã cứng cáp hơn rất nhiều. Riêng xương hộp sọ của bé chưa hợp nhất với nhau, cho phép chúng di chuyển và hơi chồng lên nhau. Điều ngày sẽ giúp con di chuyển dễ dàng hơn qua ống sinh khá chật hẹp. Xương hộp sọ của con sẽ hoàn thiện dần trong quá trình bé lớn lên ở bên ngoài bụng mẹ, cùng với sự phát triển của não bộ và các mô khác.

Cuộc sống của mẹ bầu 33 tuần thay đổi như thế nào?

Trong giai đoạn này, mẹ có thể cảm thấy một số cơn đau nhẹ và tê ở ngón tay, cổ tay và bàn tay. Giống như nhiều mô khác trong cơ thể mẹ, mô ở cổ tay có thể sẽ bị tích nước, dẫn đến áp lực gia tăng ở cổ tay của mẹ. Các dây thần kinh chạy qua đây có thể bị chèn ép, gây tê, ngứa ran, đau rát, hoặc một cơn đau âm ỉ. Mẹ hãy thử đeo một chiếc nẹp cố định để ổn định cổ tay hoặc tựa cánh tay lên gối khi ngủ. Nếu công việc của mẹ yêu cầu chuyển động tay lặp đi lặp lại như gõ bàn phím hay trên dây chuyền lắp ráp, mẹ hãy nhớ duỗi tay một cách thoải mái trong giờ giải lao.

Kiến thức cho mẹ: Tìm hiểu về cách theo dõi chuyển động của em bé

Tần suất mẹ nên theo dõi chuyển động của bé con trong bụng

Thai nhi thường sẽ ‘nghịch ngợm’ ở mức độ vừa phải trong những tuần cuối cùng này vì tử cung đã khá chật hẹp. Mỗi em bé sẽ chọn riêng cho mình một kiểu hoạt động. Miễn là mẹ không thấy thay đổi lớn nào về mức độ hoạt động của em bé, mẹ có thể yên tâm rằng con vẫn khỏe mạnh bình thường.

Mẹ có cần theo dõi nhưng cú đạp của thai nhi?

Để an tâm nhất, từ 28 tuần trở đi, mẹ nên theo dõi chuyển động của bé ít nhất 1-2 lần mỗi ngày. Có rất nhiều cách khác nhau để đếm những cú đá của con, như chọn thời điểm mà bé có vẻ như hiếu động nhất trong ngày. Sau đó mẹ ngồi im lặng hoặc nằm nghiêng về một phía để tránh bị phân tâm. Hãy theo dõi khoảng thời gian mà mẹ có thể đếm được 10 chuyển động khác nhau của con như đá hay trườn. Nếu em bé hoàn toàn khỏe mạnh, mẹ có thể cảm nhận được ít nhất 10 chuyển động khác nhau của con trong vòng 2 giờ. Một cách khác để đếm những cử động thai nhi là meo dõi thai máy sau ăn 1 giờ. Bình thường, sau ăn 1 giờ, thai nhi cử động ít nhất 4 lần.

 

Mẹ phải làm gì nếu chuyển động của bé con thưa dần và thay đổi?

Mẹ hãy lập tức thông báo cho bác sĩ trực tiếp theo dõi thai kỳ cho bạn nếu cảm thấy bất cứ thay đổi hay sự sụt giảm nào về mức độ hoạt động của con. Điều này có thể là dấu hiệu xấu báo thai nhi đang không ổn và mẹ bầu cần được theo dõi cẩn thận hơn bởi các bác sĩ chuyên khoa.

Việc mẹ cần làm khi mang thai tuần 33

– Giặt đồ sơ sinh cho con

– Chuẩn bị đồ đi đẻ

– Tìm hiểu về dịch vụ chăm sóc cho mẹ và bé sau sinh

TIẾN SĨ NGUYỄN HỮU TRUNG

GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HCM

BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG

GIÁM ĐỐC CHUYÊN MÔN PHÒNG KHÁM HOÀNG GIA

Book

Tags: , , , , , , , , ,

About the Author

About the Author: .

Subscribe

If you enjoyed this article, subscribe now to receive more just like it.