Chuyên mục
Chuyên Đề Chuyên đề Sản Khoa

Những điều cần biết khi thai nhi được 34 tuần

Thai nhi 34 tuần: Bé lớn bằng quả dưa vàng

Thai nhi 34 tuần phát triển ra sao?

Vào tuần 34, bé con của mẹ đã nặng được hơn 2,2kg (cỡ một quả dưa vàng) và dài khoảng 45cm.

Lớp mỡ của thai nhi – bộ phận giúp bé điều chỉnh thân nhiệt sau khi sinh – đang được lấp đầy và khiến bé trở nên bầu bĩnh hơn. Hệ thần kinh trung ương của con cũng dần trưởng thành hơn và phổi tiếp tục phát triển hoàn thiện.

Cuộc sống mẹ bầu 34 tuần thay đổi như thế nào?

Vào thời điểm này, sự mệt mỏi vẫn có thể xảy ra, tuy nhiên thì mức độ sẽ không quá tệ như 3 tháng đầu. Sự mệt mỏi ấy hoàn toàn dễ hiểu vì sự căng thẳng về thể chất mà mẹ đang phải chịu cũng như những đêm không ngủ đủ giấc vì bị đi tiểu đêm nhiều lần và trằn trọc để tìm tư thế ngủ thoải mái.

Tuy nhiên giai đoạn này mọi thứ sẽ trở lên dễ chịu hơn và có thể giúp mẹ giữ sức trước khi sinh. Nếu mẹ ngồi hoặc nằm trong một thời gian dài thì bà bầu không nên đứng dậy một cách đột ngột. Việc máu dồn xuống hai bàn chân có thể gây ra hiện tượng tụt huyết áp tạm thời, đó là lí do khiến mẹ cảm thấy chóng mặt mỗi khi đứng lên đột ngột.

Nếu mẹ phát hiện bụng bị mẩn đỏ hoặc có dấu hiệu nổi phát ban, thậm chí còn xuất hiện ở đùi và mông thì có thể mẹ đã mắc một triệu chứng được gọi là mề đay và mẩn ngứa khi mang thai.

Hơn 1% phụ nữ mang thai bị mắc triệu chứng này, tuy vô hại nhưng vẫn gây ra cảm giác khó chịu cho mẹ. Trong trường hợp đó bà bầu có thể đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được chẩn đoán một cách chính xác. Đồng thời bác sĩ sẽ tìm cách giúp mẹ cảm thấy dễ chịu và có thể giới thiệu mẹ đến gặp bác sĩ da liễu nếu cần thiết. Và mẹ cũng nên gọi cho bác sĩ nếu tình trạng ngứa trở lên trầm trọng, lan khắp cơ thể, ngay cả khi mẹ không bị phát ban. Nó rất có thể là một dấu hiệu về gan.

Kiến thức cho mẹ: Tìm hiểu về đẻ mổ

2 câu hỏi về sinh mổ mà các mẹ thường thắc mắc nhất là:

Tại sao lại cần đẻ mổ?

Mẹ có thể phải trải qua sinh mổ ngoài ý muốn bởi một số lí do như cổ tử cung ngừng giãn nở trong lúc chuyển dạ, đầu thai nhi không lọt và đi xuống trong khung chậu người mẹ hoặc nhịp tim của con bất thường khiến các bác sĩ lo ngại. Một số trường hợp mẹ bị suy tim nặng, tiền sản giật nặng cũng cần được xem xét mổ sinh. Tóm lại, mẹ sẽ phải sinh mổ nếu việc sinh thường ngả âm đạo có nguy cơ gây nguy hiểm cho mẹ hoặc con hoặc cả hai.

Mẹ mong đợi điều gì trong quá trình đẻ mổ ?

Thông thường bố sẽ là người luôn bên mẹ trong suốt quá trình phẫu thuật. Đội ngũ y tế sẽ đặt một ống thông vào bọng đái của mẹ bầu để dẫn nước tiểu trong suốt quá trình phẫu thuật. Mẹ sẽ được gây tê ngoài màng cứng hoặc tủy sống để làm tê phần dưới của cơ thể nhưng vẫn giữ cho mẹ được tỉnh táo. Một màn chắn sẽ được dựng lên ngay trước ngực do đó mà mẹ sẽ không thấy được quá trình phẫu thuật của bác sĩ.

Sau khi bác sĩ chạm tới phần tử cung và rạch vết cuối cùng, họ sẽ nhẹ nhàng đưa bé con ra ngoài, nâng con lên cho mẹ nhìn một lát trước khi đưa ra ngoài chăm sóc bởi các bác sĩ nhi khoa hoặc ý tá. Trong lúc các nhân viên y tế khác đang kiểm tra sức khỏe của con, bác sĩ sẽ lấy bánh nhau ra khỏi vết mổ và khâu vết mổ lại.

Việc khâu vết mổ thường mất khoảng 30 phút. Khi thấy sức khỏe em bé ổn định và người mẹ có thể tự ôm con được, phương pháp da kề da có thể được áp dụng trong cuộc mổ. Khi phẫu thuật hoàn tất mẹ sẽ được đưa vào phòng hồi sức. Ở đó mẹ sẽ được ôm con và cho con bú sữa mẹ.

Việc mẹ cần làm khi mang thai tuần 34

– Tham gia lớp học tiền sản học cách rặn, thở khi đẻ

– Lên lịch khám thai tuần 36.

TIẾN SĨ NGUYỄN HỮU TRUNG

GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HCM

BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG

GIÁM ĐỐC CHUYÊN MÔN PHÒNG KHÁM HOÀNG GIA

ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN TẠI:

Book

Trả lời