X

Tính chỉ số BMI

Chiều cao: cm

Cân nặng : kg

Tính

Được thành lập từ ngày 1/10/2002, Phòng khám Hoàng Gia Healthcare không ngừng phát triển, phấn đấu trở thành địa chỉ tin cậy của các cặp vợ chồng tại Thành Phố Hồ Chí Minh và cả nước chuyên cung cấp các dịnh vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm, thụ tinh nhân tạo, trữ trứng, khám thai sản, chẩn đoán tiền sản, siêu âm tiền sản. Lấy phương châm phục vụ khách hàng bằng cả trái tim, các Bác Sĩ Phòng khám cam kết đem lại sự hài lòng cho khách hàng.

Những điều cần biết khi thai nhi được 32 tuần

By on 14/10/2018

Thai nhi 32 tuần tuổi: Bé đang “tăng tốc”

Thai nhi 32 tuần tuổi phát triển ra sao?

Thai nhi 32 tuần tuổi trong bụng mẹ có trọng lượng khoảng 1,7kg và dài chừng 42,4cm tính từ đỉnh đầu đến chân (tương đương kích cỡ chiều dài của bó cải xoăn), chiếm một diện tích khá lớn trong tử cung của mẹ.

Bà bầu có thể sẽ tăng lên khoảng 450g trong mỗi tuần tính từ thời điểm này và một nửa trong số đó thuộc về thai nhi trong bụng mẹ. Trong 7 tuần cuối cùng của thai kỳ, em bé sẽ ‘tăng tốc’ và đạt khoảng 1/3 hay thậm chí là một nửa số cân nặng của bé khi được sinh ra. Thai nhi cũng đang cố ‘vỗ béo’ để có thể khỏe mạnh nhất cho đến ngày chào đón thế giới bên ngoài.

Bàn tay và bàn chân của thai nhi bây giờ đã xuất hiện móng, cùng với tóc nhiều hơn. Da của bé trở nên trơn láng và mịn màng hơn để chẩn bị sẵn sàng ra khỏi bụng mẹ.

Cuộc sống của mẹ bầu 32 thay đổi như thế nào?

Để đáp ứng được nhu cầu của cơ thể mẹ và cơ thể của bé đang ngày một lớn, lượng máu trong người mẹ đã tăng khoảng 40 đến 50% tính từ thời điểm bắt đầu mang thai. Việc tử cung lớn lên theo sự phát triển của em bé đã tác động đến hoạt động của dạ dày, để lại hậu quả là chứng khó thở và ợ nóng. Để giảm bớt sự khó chịu, mẹ hãy thử dùng gối khi ngủ và chia nhỏ các bữa ăn hàng ngày.

Mẹ có thể sẽ bị đau lưng vùng thấp, nếu có, hãy báo ngay cho bác sĩ hoặc hộ sinh, nhất là khi mẹ chưa từng gặp phải triệu chứng tương tự trước đó, bởi vì đây rất có thể là dấu hiệu của việc chuyển dạ sinh non.

Nếu đau lưng không phải là một dấu hiệu của chuyển dạ sinh non, nguyên nhân có thể là do tử cung ngày một lớn, làm thay đổi trọng tâm của cơ thể, suy yếu cơ bụng và gây áp lực lớn lên lưng. Trong khi đó, thay đổi nội tiết tố trong quá trình mang thai khiến các khớp và dây chằng giữa xương chậu và cột sống giãn ra đáng kể. Điều này có thể mang đến những cơn đau khi mẹ đi bộ, đứng, ngồi trong thời gian dài, xoay người khi nằm, đứng lên từ một chiếc ghế thấp hay bồn tắm, cúi người hoặc nhặt một vật gì đó dưới đất.

Về chế độ dinh dưỡng, mẹ hãy nhớ rằng bé con đang cố gắng ‘vỗ béo’ trong giai đoạn nước rút của thai kỳ. Bởi vậy, mẹ cần cung cấp đủ chất dinh dưỡng cho bé con bằng một chế độ hợp lý, cung cấp đủ các khoáng chất, protein và vitamin cho cơ thể.

Kiến thức cho mẹ: Chuyển dạ và sinh con

Dưới đây là những thắc mắc phổ biến của phụ nữ mang thai quanh chủ đề này:

Những dấu hiệu chuyển dạ là gì?

Khi những cơn co thắt của bạn ngày một nhiều hơn, mạnh hơn, có thể gây đau và đến sau mỗi 5 phút hoặc ngắn hơn là bạn đang có dấu hiệu chuẩn bị lâm bồn. Thông thường mỗi lần sẽ co thắt từ 10 – 20 giây nhưng một số sản phụ có thể có co thắt nhiều và liên tục hơn trong giai đoạn này.

Giai đoạn chuyển dạ thường kéo dài trong bao lâu?

Chuyển dạ được chia làm 3 giai đoạn là giai đoạn mở cổ tử cung (tương tự như một cánh cửa (cổ tử cung) mở ra để chuẩn bị em bé được đưa ra ngoài), giai đoạn sổ thai (là giai đoạn em bé đi qua cái cửa (cổ tử cung) đó để đi ra thế giới bên ngoài) và giai đoạn sổ nhau (toàn bộ bánh nhau được đưa ra ngoài qua cánh cửa đó). Thật khó để có thể xác định được khi nào giai đoạn chuyển dạ bắt đầu. Do đó, không hề dễ để nói chính xác giai đoạn (mở cổ tử cung) này thường kéo dài bao lâu. Thậm chí, sau khi sinh xong cũng chưa thể xác định được việc chuyển dạ kéo dài bao lâu. Thời lượng cho quá trình chuyển dạ rất đa dạng và phụ thuộc phần lớn vào độ mở cổ tử cung lúc bắt đầu lâm bồn và mức độ đều đặn cùng độ mạnh của các cơn co thắt và lần sinh này của bạn là con đầu lòng hay con rạ. Thông thường, thời gian chuyển dạ của người sinh con đầu lòng kéo dài hơn so với những mẹ bầu sinh lần 2,3…

Giai đoạn sinh con sẽ kéo dài bao lâu?

Giai đoạn sinh con mà các mẹ bầu hay nói đến là giai đoạn sổ thai. Đây là giai đoạn bà mẹ phải dùng toàn bộ sức lực của mình, rặn làm sao để thai nhi đi qua cổ tử cung (đã mở hết) và khung chậu của người mẹ. Toàn bộ giai đoạn này có thể kéo dài từ vài phút đến vài giờ.

Mẹ nên chuẩn bị gì khi sinh thường?

Bạn có thể tìm một bác sĩ hoặc y tá hướng dẫn sinh con để hướng dẫn bạn những cách thức thở và rặn khi sinh. Họ cũng giúp bạn hiểu thêm về những gì sẽ xảy ra trong quá trình chuyển dạ.

Nếu có kế hoạch sinh thường, cũng nên lưu ý rằng cho dù bạn chuẩn bị tốt như thế nào, tự tin như thế nào, sinh thường cũng có thể quá sức với bạn. Bạn có thể cần sự can thiệp của thuốc men khi không kiểm soát được cơn đau của mình một cách tự nhiên, hoặc quá trình chuyển dạ của bạn lâu hơn và đau hơn bạn tưởng.

Khi nào bạn nên sinh mổ?

Theo thống kê, khoảng 25-30% sản phụ Việt Nam sinh con theo phương pháp sinh mổ. Đa số trường hợp mổ sinh do các chỉ định về mặt y khoa như khung chậu mẹ hẹp, thai nhi quá to, bất tương xứng giữa khung chậu mẹ và thai nhi hoặc tư thế của thai nhi trong bụng mẹ bất thường như thai nhi nằm ngang hoặc nằm ngược (ngông mông)…

Việc mẹ cần làm khi mang thai 32 tuần

– Khám thai định kỳ tuần 32 – một trong những mốc khám thai quan trọng nhất.

– Mua sắm đồ sơ sinh cho con.

TIẾN SĨ NGUYỄN HỮU TRUNG

GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HCM

BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG

GIÁM ĐỐC CHUYÊN MÔN PHÒNG KHÁM HOÀNG GIA

ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN:

Book

Tags: , , , , , , , ,

About the Author

About the Author: .

Subscribe

If you enjoyed this article, subscribe now to receive more just like it.