Thai nhi 31 tuần tuổi: Bé làm mẹ mất ngủ
Thai nhi 31 tuần phát triển ra sao?
Thai nhi 31 tuần tuổi có cân nặng khoảng hơn 1,5 kg và có chiều dài ước chừng 41cm tính từ đỉnh đầu đến gót chân. Kích thước của em bé lúc này tương đương một quả dừa.
Thai nhi 31 tuần tuổi có thể quay đầu từ bên nọ sang bên kia trong khi các bộ phận như cánh tay, chân, và toàn cơ thể đang dần trở nên đầy đặn hơn. Em bé sẽ đá, đạp, nhào lộn khá nhiều lần trong ngày và có thể khiến mẹ mất ngủ. Song mẹ hãy vui mừng và cảm thấy thoải mái vì đây là những dấu hiệu cho thấy em bé đang phát triển hoàn toàn khỏe mạnh, bình thường.
Cuộc sống mẹ bầu 31 tuần thay đổi như thế nào?
Mẹ bầu có nhận thấy các cơ của tử cung mẹ đang siết chặt hơn không? Không ít bà bầu cảm thấy những cơn co thắt ngẫu nhiên trong nửa sau của thai kỳ. Những cơn co thắt này kéo dài khoảng 30 giây, diễn ra jkhông có tính chu kỳ đều đặn và không gây đau – được gọi là những cơn co thắt tử cung Braxton Hicks (cơn co thắt tử cung của chuyển dạ giả).
Tại thời điểm mang thai 30 tuần, những cơn co thắt tử cung của chuyển dạ giả sẽ không diễn ra thường xuyên và hầu như không làm mẹ đau đớn. Nếu chúng diễn ra ở mức độ thường xuyên – nhiều hơn 4 cơn co thắt trong vòng 1 giờ đồng – kể cả không gây đau đớn, mẹ bầu cũng nên cẩn trọng và thông báo cho bác sĩ trực tiếp theo dõi thai kỳ cho bạn bởi đây cũng có khả năng là dấu hiệu của cơn co thắt tử cung của chuyển dạ thật sự. Mẹ bầu có thể bước vào một cuộc chuyển dạ thật sự và sinh non dù thai chưa đến ngày từ những cơn co thắt này.
Ngoài những cơn co thắt cơ tử cung, mẹ cũng nên chú ý một số dấu hiệu sinh non khác như việc ra dịch âm đạo nhiều hơn, bao gồm chất nhầy và máu, đau bụng hoặc co thắt giống như chu kỳ kinh nguyệt, tăng áp lực ở vùng chậu, hay đau lưng vùng thấp, đặc biệt nếu mẹ chưa từng gặp phải những triệu chứng này trước đây.
Mẹ bầu cũng có thể đã nhận thấy một ít sữa non rỉ ra từ bầu ngực của mình. Nếu có, mẹ bầu hãy đệm thêm miếng một miếng lót để tránh tình trạng sữa thấm ra áo. Nếu không thấy hiện tượng ra sữa non, bà bầu cũng không cần lo lắng. Bầu ngực của mẹ vẫn đang sản xuất ra sữa non kể cả khi mẹ không thấy chúng thấm ra bên ngoài. Nếu áo ngực hiện tại đã có phần chật hơn, mẹ nên chuyển sang mặc áo ngực cho con bú. Chọn một chiếc áo ngực lớn hơn ít nhất một cỡ so với cỡ áo hiện tại của mẹ để được thoải mái nhất.
Về chế độ dinh dưỡng, mẹ tiếp tục cần bổ sung những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể mẹ và cho sự phát triển của bé con trong bụng, điển hình là canxi. Canxi không chỉ cần thiết cho sự phát triển của răng và xương thai nhi mà còn giúp mẹ bầu ngăn ngừa các vấn đề về xương như loãng xương.
Mẹ có thể tìm thấy một lương canxi dồi dào trong sữa dành cho bà bầu, phô mai, sữa chua hay các loại thủy hải sản và các loại thực vật như vừng, cà rốt hay đậu nành. Cùng với đó, bà bầu nhớ tiếp tục duy trì thói quen uống đủ và nhiều nước mỗi ngày, cùng với các loại nước ép hoa quả bổ dưỡng như nước cam tươi nguyên chất, nước dừa, các loại sinh tố…
Kiến thức cho mẹ: Tìm hiểu về phương pháp giảm đau sản khoa (gây tê ngoài màng cứng)
Gây tê ngoài màng cứng là gì?
Gây tê ngoài màng cứng là phương pháp giảm đau sản khoa được sử dụng phổ biến giúp mẹ bầu trải qua cuộc sinh đẻ mà không có cảm giác đau gì cả. Với phương pháp này, bà bầu sẽ nhận được một mũi tiêm thuốc tê vào cột sống vùng thắt lưng, từ đó làm mất cảm giác một vùng rộng lớn từ rốn xuống tận các ngón chân. Vì vậy, bà bầu vẫn hoàn toàn tỉnh táo và ý thức được mọi chuyện xung quanh, chỉ trừ không cảm nhận được cơn đau đẻ đang “hoành hành”.
Gây tê ngoài màng cứng được thực hiện như thế nào?
– Bà bầu có thể phải nằm nghiêng bên trái hoặc ngồi, cả hai tư thế đều yêu cầu bạn phải co người, cong lưng để bác sĩ có thể thấy rõ vùng cột sống và tiêm thuốc tê.
– Sau đó, bác sĩ sẽ sát trùng qua phần thắt lưng của bà bầu, sau đó tiêm thuốc tê để giảm cảm giác đau lúc đưa một dây truyền thuốc rất nhỏ vào khoang ngoài màng cứng quanh tủy sống.
Những ai không thể lựa chọn thủ thuật này?
Để thực hiện một ca gây tê ngoài màng cứng, bác sĩ phải khám thật chi tiết cho bà bầu về tiểu sử bệnh lý, tình trạng chuyển dạ, cơn co thắt để tiên lượng xem liệu bạn có phù hợp với phương án đẻ không đau này hay không. Thông thường, mẹ bầu sẽ không được thực hiện phương án này với 6 nguyên nhân sau:
– Đã hoặc đang dùng thuốc chứa chất làm máu có thể chảy khó cầm máu.
– Chất lượng máu của bà bầu không đủ tiêu chuẩn do quá ít tiểu cầu hay một vài lý do khác.
– Chảy máu quá nhiều hoặc đang bị sốc không đạt điều kiện thích hợp cho thủ thuật đẻ không đau, bởi bà bầu rất dễ bị tụt huyết áp đột ngột.
– Viêm nhiễm ở vùng lưng nơi sẽ thực hiện thủ thuật cũng cản trở việc sử dụng phương pháp này.
– Chuyển dạ quá nhanh, cổ tử cung đã mở đủ để cuộc sinh xảy ra nhanh chóng.
Việc mẹ cần làm khi mang thai tuần 31 tuần
– Lên kế hoạch mua đồ sơ sinh
– Lên danh sách đồ mẹ cần mang theo khi đi đẻ
GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HCM
BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG
GIÁM ĐỐC CHUYÊN MÔN PHÒNG KHÁM HOÀNG GIA
ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN TẠI: