X

Tính chỉ số BMI

Chiều cao: cm

Cân nặng : kg

Tính

Được thành lập từ ngày 1/10/2002, Phòng khám Hoàng Gia Healthcare không ngừng phát triển, phấn đấu trở thành địa chỉ tin cậy của các cặp vợ chồng tại Thành Phố Hồ Chí Minh và cả nước chuyên cung cấp các dịnh vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm, thụ tinh nhân tạo, trữ trứng, khám thai sản, chẩn đoán tiền sản, siêu âm tiền sản. Lấy phương châm phục vụ khách hàng bằng cả trái tim, các Bác Sĩ Phòng khám cam kết đem lại sự hài lòng cho khách hàng.

Archives

Khám sức khỏe tiền hôn nhân Nam- Nữ

By on 20/07/2019
  • Mục đích của khám sức khỏe tiền hôn nhân:
    • Khám và tư vấn khả năng sinh sản, tình dục, sàng lọc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, sàng lọc các bệnh lý về di truyền, tư vấn các biện pháp sinh sản, tránh thai (nếu cần) cho các cặp trước khi lập gia đình.
    • Phát hiện sớm nguyên nhân có thể dẫn tới vô sinh, hiếm muộn
    • Tư vấn thời điểm sinh con phù hợp nhất và các biện pháp để có thể sinh ra những đứa con khỏe mạnh thông minh cho các cặp vợ chồng.
  • Đối tượng sử dụng:Các cặp nam nữ chuẩn bị kết hôn
  • Lưu ý:
    • Với khách hàng nữ chưa quan hệ tình dục, cần nhịn tiểu trước siêu âm (Thực hiện siêu âm qua đường bụng)

Gói khám tiền hôn nhân gồm:

Nam:

  • Khám nam khoa
  • Thực hiện các xét nghiệm như Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi (bằng máy đếm laser), xét ngiệm HBsAg miễn dịch tự động, xét nghiệm HIV Ab test nhanh, xét nghiệm Treponema pallidum test nhanh
  • Xét Nghiệm Tinh Dịch Đồ

Nữ:

  • Khám tư vấn sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân
  • Siêu âm tử cung buồng trứng qua đường âm đạo (hỗ trợ sinh sản)
  • Siêu âm tuyến vú
  • Thực hiện các xét nghiệm như Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi (bằng máy đếm laser), xét ngiệm HBsAg miễn dịch tự động, xét nghiệm HIV Ab test nhanh, xét nghiệm Treponema pallidum test nhanh(cả Nam và Nữ)
  • Đánh giá dự trữ buồng trứng qua xét nghiệm AMH

TS.BS NGUYỄN HỮU TRUNG

Trưởng khoa Phụ Sản- Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM

Gíam đốc Chuyên môn Phòng khám Hoàng Gia

Giảng viên Đại học Y Dược TP. HCM

ĐẶT LỊCH KHÁM VÀ TƯ VẤN TẠI ĐÂY:

Book

Bệnh Tay-Chân-Miệng có ảnh hưởng lên thai nhi hay không nếu mẹ mang thai tiếp xúc với con trẻ đang bị bệnh?

By on 14/10/2018

BỆNH TAY CHÂN MIỆNG VÀ THAI KỲ

TIẾN SĨ NGUYỄN HỮU TRUNG

 

1/ Nguyên nhân:

– Bệnh Tay-Chân-Miệng do nhóm virus thuộc nhóm Enterovirus gây nên. Tác nhân thường gặp nhất là Coxsackievirus A16, đôi khi do Enterovirus 71 và các virus đường ruột khác.

* Coxsackievirus A16 thường là nguyên nhân phổ biến nhất gây ra bệnh Tay-Chân-Miệng  ở Hoa Kỳ.

* Enterovirus 71: gây dịch bệnh Tay-Chân-Miệng, chủ yếu ở trẻ em khu vực Đông Nam Á. Rất hiếm gặp trường hợp nhiễm enterovirus 71 gây viêm não.

2/ Triệu chứng:

– Bệnh Tay-Chân-Miệng phổ biến ở trẻ < 5 tuổi.

– Đôi khi tiếp xúc với virus gây bệnh Tay-Chân-Miệng, người lớn vẫn có thể bị nhiễm bệnh, nhưng thường không biểu hiện rõ các triệu chứng.

Các triệu chứng của bệnh Tay-Chân-Miệng bao gồm:

* Sốt

* Viêm họng

* Đau miệng hoặc mụn nước đau

* Phát ban ở khuỷu tay, bàn chân hoặc vùng sinh dục

3/ Nguy cơ trong thai kỳ:

Vì đa phần phụ nữ mang thai hay người lớn bị nhiễm virus gây bệnh Tay-Chân-Miệng thường không có triệu chứng (do có sức đề kháng với virus gây bệnh), hoặc chỉ biểu hiện nhức mỏi người, sổ mũi, sốt, … như nhiễm những siêu vi khác.

– Chưa có bằng chứng rõ ràng về việc nhiễm virus gây bệnh Tay-Chân-Miệng thì có khả năng gây sẩy thai, thai chết lưu, hay gây dị tật bẩm sinh. Cũng giống như nhiễm trùng khác trong thời gian mang thai, đặc biệt nếu nhiễm trong 3 tháng đầu gây tăng thân nhiệt của mẹ có thể dẫn đến sảy thai. Tuy nhiên, điều này rất hiếm xảy ra..

– Tuy nhiên, các bà mẹ bị nhiễm bệnh ngay trước khi sinh có thể truyền virus cho trẻ sơ sinh. Trẻ sinh ra từ những bà mẹ có triệu chứng bệnh do nhiễm virus gây bệnh Tay-Chân-Miệng trong thời gian chuẩn bị sinh thường dễ bị nhiễm bệnh. Hầu hết trẻ sơ sinh bị nhiễm virus trong giai đoạn bào thai thường có biểu hiện bệnh nhẹ. Tuy nhiên, trong một số ít trường hợp, chúng có thể phát triển gây nhiễm trùng nhiều cơ quan ở trẻ sơ sinh như: gan, tim…, và có thể gây tử vong.

4/ Dự phòng:

Khi đang mang thai mà phải chăm sóc trẻ bệnh Tay-Chân-Miệng, sản phụ cần:

– Rửa tay thường xuyên, cố gắng rửa tay sau mỗi lần tiếp xúc với trẻ.

– Mang khẩu trang khi trẻ bị chảy nước mũi và ho nặng.

– Không chọc vỡ những mụn nước vì dịch chảy ra có thể gây lây nhiễm

– Tránh dùng chung đồ uống, bàn chải đánh răng hoặc bất cứ thứ gì tiếp xúc với nước bọt. Vi-rút sống trong nước bọt, do đó, virus có thể lây lan chỉ qua một vài động tác sơ xuất như hôn con trẻ.

– Uống nhiều nước, mất nước luôn là nguy cơ gây nhiễm trùng trong khi mang thai. Nó có thể gây ra các biến chứng khác như dọa sanh non hay sanh non. Uống nhiều nước, ngay cả khi bạn không có bất kỳ triệu chứng nào của nhiễm virus.

5/ Điều trị:

– Không cần điều trị gì, thường bệnh tự khỏi trong vòng 7-10 ngày.

– Sử dụng Paracetamol hoặc Ibuprofen (không sử dụng Ibuprofen trong 3 tháng sau của thai kỳ) khi sốt hay nhức mỏi. Nếu nhức đầu nghiêm trọng hay sốt kéo dài cần đi khám ngay để loại trừ nhiễm virus gây biến chứng viêm não, màng não.

– Uống nhiều nước để ngăn ngừa tình trạng mất nước – tránh các thức uống có tính axit như nước trái cây. Ăn thức ăn mềm như súp – tránh thức ăn nóng và cay.

Tài liệu tham khảo

– https://www.cdc.gov/hand-foot-mouth/about/transmission.html

– https://www.nhs.uk/conditions/hand-foot-mouth-disease/

https://www.obstetricexcellence.com.au/hand-foot-and-mouth-disease-and-pregnancy/

– https://www.healthline.com/health/pregnancy/coxsackievirus#1

TIẾN SĨ NGUYỄN HỮU TRUNG

GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HCM

BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG

GIÁM ĐỐC CHUYÊN MÔN PHÒNG KHÁM HOÀNG GIA

ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN TẠI

Book

Những điều cần biết khi thai được 40 tuần

By on 14/10/2018

Thai nhi 40 tuần tuổi: Sẵn sàng đón con chào đời

Sau bao ngày tháng đợi chờ, cuối cùng ngày mẹ đón em bé chào đời cũng đã đến gần. Tuần 40 hay tuần 41 của thai kỳ chính là thời điểm “chín muồi” nhất để bé đến với thế giới. Vậy ở trong 2 tuần này, thai nhi và cơ thể mẹ bầu có những sự thay đổi như thế nào trước khi bước sang một hành trình mới – hành trình chăm sóc, nuôi dạy con?

Thai nhi 40 tuần, 41 tuần tuổi phát triển ra sao?

Ở thời điểm này, bé thường có cân nặng khoảng 3,3-3,6kg (bằng khoảng một quả bí ngô) và dài 51-52cm. Xương sọ của bé vẫn chưa khít lại mà có thể vẫn có khe hở, chính vì thế mẹ đừng ngạc nhiên khi thấy bé sinh ra lại có đỉnh đầu méo và hơi giống hình chóp. Nhưng mẹ hãy yên tâm đây chỉ là một hiện tượng bình thường và  mang tính chất tạm thời.

Khi thai nhi bước sang tuần 40, 41 của thai kỳ mà vẫn “gan lì” chưa chịu ra và mẹ cũng không hề có dấu hiệu trở dạ nào thì để đảm bảo an toàn, mẹ có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc kích sinh. Hầu hết các bác sĩ sẽ không để mẹ sinh sau ngày dự sinh quá 2 tuần (thai nhi 42 tuần tuổi) vì điều này có thể khiến cả mẹ và con gặp phải những biến chứng nguy hiểm.

Cuộc sống mẹ bầu 40, 41 tuần thay đổi như thế nào?

Sau bao nhiều ngày tháng mong chờ, ngày dự sinh của bạn sắp đến nhưng kì lạ là bạn vẫn chẳng có dấu hiệu gì cho thấy mình chuẩn bị “lâm bồn”. Chắc chắn bạn sẽ rất sốt ruột và đan xen vào đó là một chút lo lắng, sợ hãi. Tuy nhiên nếu mọi chỉ số mang thai của bạn đều tốt, thai vẫn cử động đều, siêu âm nước ối bình thường, biểu đồ theo dõi nhịp tim thai trên máy (CTG) bình thường thì không cẩn phải quá hoang mang bởi đôi khi việc sinh khi thai quá ngày dự sinh cũng là một hiện tượng bình thường, thậm chí là phổ biến.

Nếu ngày dự sinh của bạn chỉ được tính dựa trên cơ sở kì kinh cuối cùng thì kết quả chưa hẳn đã chính xác. Thậm chí khi ngày dự sinh được tính toán cẩn thận thì vẫn có rất nhiều trường hợp kéo dài thời gian mang thai mà không rõ lí do.

Để chắc chắn biết rằng em bé vẫn phát triển khỏe mạnh trong bụng mẹ, bác sĩ sẽ tiến hành làm xét nghiệm và kiểm tra xem bạn có nên tiếp tục dưỡng thai trong tử cung cho đến ngày trở dạ tự nhiên hay không.

Bác sĩ sẽ siêu âm để kiểm tra các cử động của bé, chuyển động của cơ ngực và cơ hoành, bé xòe hay nắm bàn tay… Đặc biệt bác sĩ cần xác định xem lượng nước ối bao quanh bé bởi nó phản ánh sự hỗ trợ của nhau thai tới sự phát triển của bé. Bên cạnh đó, bác sĩ cũng sẽ theo dõi nhịp tim thai nhi và kiểm tra cổ tử cung của mẹ bầu nhằm xác định xem nó đã về vị trí “sẵn sàng” hoặc có đủ độ mềm, độ giãn nở hay chưa để “vượt cạn”.

Nếu kết quả xét nghiệm cho thấy thai nhi có vấn đề không ổn, chẳng hạn như lượng nước ối quá thấp, cử động thai quá ít, nhịp tim thai trên biểu đồ theo dõi Monitor bất thường thì bác sĩ sẽ có sự can thiệp bằng việc khởi phát chuyển dạ (kích sinh). Tuy nhiên nếu tình trạng nghiêm trọng, bạn sẽ được chỉ định sinh mổ ngay lập tức.

Kiến thức cho mẹ: Phương pháp kích thích sinh nở

Nếu đã quá ngày dự sinh và thai đã “già” mà mẹ bầu vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ thì các bác sĩ có thể sử dụng một số kĩ thuật và thuốc để giúp mẹ có những cơn co thắt.

Hành động kích sinh (khởi phát chuyển dạ) thường được các bác sĩ thực hiện cho trường hợp thai nhi bị nguy hiểm khi tiếp tục phát triển trong tử cung hoặc nếu mẹ không hề có dấu hiệu chuyển dạ khi ngày dự sinh đã quá khoảng 1 đến 2 tuần. Đặc biệt vào khoảng tuần 42, nhau thai có thể trở nên kém hiệu quả trong việc cung cấp chất dinh dưỡng cho thai nhi và dẫn đến nguy cơ biến chứng cho thai nhi là rất cao.

Vậy bác sĩ sẽ tiến hành kích sinh như thế nào?

Có nhiều phương pháp kích sinh khác nhau và việc lựa chọn cách thức nào phụ thuộc vào thể trạng cơ thể cũng như cổ tử cung của mẹ.

Nếu cổ tử cung của bạn chưa mềm và dãn nở thì bác sĩ sẽ kích sinh bằng cách tiêm thuốc có chứa prostaglandin vào âm đạo của bạn. Loại thuốc này có tác dụng kích thích cổ tử cung giãn nở và gây ra những cơn co thắt chuyển dạ.

Nếu các loại thuốc prostaglandin không phát huy tác dụng, bác sĩ sẽ dùng tới một loại thuốc khác có tên gọi là Oxytocin để kích thích các cơn co thắt. Nếu những phương pháp không hiệu quả, bạn có thể phải sinh mổ.

Một số hình thức kích sinh (khởi phát chuyển dạ) khác

– Kích thích núm vú:

Kích thích núm vú của bạn để giải phóng oxytocin, từ đó giúp bạn bắt đầu có những dấu hiệu chuyển dạ.

– Lóc ối (tách màng ối):

Bác sĩ chuyên khoa Phụ sản sẽ sử dụng đầu ngón tay để bóc tách màng ối ra khỏi thành tử cung. Động tác này giúp cơ thể tự sản xuất prostaglandin, gây khởi phát chuyển dạ. Thủ thuật này có thể gây khó chịu nhẹ cho mẹ bầu nhưng có thể xem là phương pháp an toàn nhất trong các phương pháp khởi phát chuyển dạ. Tuy nhiên, các mẹ bầu cần nhớ rằng không phải tất cả các trường hợp đều vào chuyển dạ sau khi được bác sĩ lóc ối nhé. Bác sĩ sẽ đánh giá lại tình trạng cổ tử cung sau đó và có thể lóc ối thêm hoặc kết hợp với một số phương pháp khởi phát chuyển dạ (kích sinh) khác nếu bạn chưa vào chuyển dạ thật sự..

Các mẹ bầu không nên tự ý thực hiện các phương pháp kích sinh tại nhà qua các hướng dẫn trên mạng internet hoặc qua những lời truyền miệng thiếu chứng cứ khoa học. Không có một phương pháp kích sinh (khởi phát chuyển dạ) nào được xem là an toàn tuyệt đối. Thời gian được gặp con sắp đến rồi vì thế ở thời điểm này mọi hành động của mẹ cần phải có sự chỉ định và giám sát của bác sĩ.

Việc mẹ cần làm khi mang thai 40-41 tuần

  • Chuẩn bị cho việc nuôi con bằng sữa mẹ: Tham khảo chế độ ăn uống, cách kích sữa, cách đối mặt với những vấn đề khi nuôi con bằng sữa mẹ…
  • Đọc sách về cách chăm sóc trẻ sơ sinh.
  • Chọn bác sĩ đỡ sinh.
  • Gọi cho bác sĩ theo dõi thai kỳ cho bạn hoặc đến bệnh viện khi nhận ra bất cứ dấu hiệu chuyển dạ nào.
  • Chọn nơi sinh là các bệnh viên phụ sản uy tín trong TP HCM, phù hợp với nơi ở của mẹ bầu, tình trạng thai kỳ của bạn, điều kiện kinh tế của bạn, có được cơ quan bảo hiểm y tế (mà bạn đăng ký) chấp nhận thanh toán hay không. Các lựa chọn như bệnh viện công lập tại TP HCM như Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện Đại học Y Dược; các bệnh viện tư nhân và quốc tế khác tại TP HCM như quốc tế Mỹ (AIH), Hạnh Phúc, Vinmec, An Sinh, FV…
  • Lên kế hoạch sắm đồ sơ sinh cho con

TIẾN SĨ NGUYỄN HỮU TRUNG

  1. TRƯỞNG KHOA PHỤ SẢN- BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HCM (CƠ SỞ 2)

GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HCM

BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG

GIÁM ĐỐC CHUYÊN MÔN PHÒNG KHÁM HOÀNG GIA

ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN

Book

Những điều cần biết khi thai nhi 39 tuần

By on 14/10/2018

Thai nhi 39 tuần tuổi phát triển ra sao?

Thai nhi 39 tuần tuổi sẽ nặng khoảng 3.2kg (nặng khoảng bằng một quả dưa hấu) và dài 51cm. Thông thường các bé trai thường nặng hơn bé gái một chút và bé đã đủ ngày tháng để chào đời bất cứ lúc nào.

Cơ thể bé tiếp tục tích mỡ dưới da giúp kiểm soát thân nhiệt sau khi sinh. Những lớp biểu bì bên ngoài đang dần biến mất và thay vào đó là lớp da non.

Cuộc sống mẹ bầu 39 tuần thay đổi như thế nào?

Tại mỗi lần khám thai ở những tuần cuối thai kỳ, bác sĩ sẽ tiến hành kiểm tra bụng bà bầu để theo dõi sự phát triển và tư thế của thai nhi so với khung chậu của mẹ. Bác sĩ trực tiếp theo dõi thai kỳ cho bạn cũng có thể khám cổ tử cung để xác định xem liệu cổ tử cung đã bắt đầu có dấu hiệu mềm hơn, mỏng hơn hay mở rộng hay chưa. Tuy nhiên, việc kiểm tra này vẫn không thể dự đoán chính xác ngày sinh.

Nếu quá ngày dự sinh mà bà bầu vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ và em bé vẫn “gan lì” ở trong bụng thì bác sĩ sẽ kiểm tra bào thai để xác định xem tình trạng sức khỏe của thai nhi như thế nào, có tiếp tục để thai nhi trong bụng mẹ hay không. Nếu sau tuần 41 mà mẹ không có bất cứ dấu hiệu nào của sự chuyển dạ, thông thường các bác sĩ sẽ cho nhập viện và thực hiện phương pháp giục sinh hay kích thích chuyển dạ.

Ở tuần 39, thai phụ đừng quên một nhiệm vụ hết sức quan trọng đó là chú ý đến từng chuyển động của bé và hãy báo ngay cho bác sĩ trực tiếp theo dõi thai kỳ cho bạn nếu con có dấu hiệu đạp ít đi. Đồng thời, mẹ cũng cần đến bệnh viện ngay nếu nhận thấy hiện tượng vỡ ối. Nếu bạn đã bị vỡ ối nhưng những cơn co thắt chuyển dạ chưa xuất hiện thì bác sĩ sẽ lựa chọn các phương pháp giục sinh nhằm đưa thai nhi ra ngoài. Cần chú ý rằng mổ sinh chỉ là một trong các phương pháp để đưa thai nhi ra ngoài. Không phải tất cả các trường hợp ối vỡ sớm đều cần phải mổ sinh.

Kiến thức cho mẹ: Sự thay đổi ở cơ thể sau sinh

Ngay cả khi quá trình sinh nở của bạn diễn ra thuận lợi và dễ dàng thì bạn cần phải một khoảng thời gian rất dài thì cơ thể mới hồi phục lại như trước kia. Có thể rất khó khăn nhưng hãy nhớ rằng bạn có thể chịu được vất vả trong 9 tháng thì quãng thời gian sau này sẽ không là gì cả bởi chỉ cần nhìn thấy con yêu là bạn sẽ thấy mạnh mẽ hơn rất nhiều.

Vậy sau khi sinh, cơ thể người mẹ thay đổi như thế nào?

– Bắt đầu giảm cân nhanh chóng

Mặc dù sau khi sinh mẹ có thể giảm cân nhanh chóng do không còn chứa một hình hài trong bụng nữa nhưng mẹ vẫn cần phải một khoảng thời gian dài để lấy lại vóc dáng ban đầu.

– Sản dịch sau khi sinh

Sau khi em bé được sinh ra, các tế bào hình thành lớp niêm mạc tử cung của mẹ sẽ bắt đầu bị bong ra. Điều này dẫn đến hiện tượng xả sản dịch trong vài tuần đầu sau khi sinh. Ban đầu, sản dịch có trộn lẫn với máu đỏ tươi trông giống như kinh nguyệt, sau đó dần dần chất dịch này có màu sắc nhạt hơn và cuối cùng là nó sẽ có màu trắng hoặc vàng trước khi mất đi hoàn toàn.

– Cảm xúc của mẹ thay đổi liên tục

Trong vòng 1 hoặc 2 tuần sau khi sinh con, nhiều bà mẹ đã phải trải qua những trạng thái tình cảm, cảm xúc khác nhau, thậm chí là thay đổi liên tục như ủ rũ, khóc lóc, mệt mỏi, khó ngủ hoặc thậm chí là cảm thấy lo âu, buồn chán…

Bên cạnh đó sự thèm ăn của mẹ cũng thay đổi, có thể muốn ăn nhiều hơn hoặc là rất chán ăn. Tuy sự biến động cảm xúc này sẽ nhanh chóng mất đi nhưng trong khoảng thời gian này chồng và gia đình nên quan tâm đến họ nhiều hơn để tránh dẫn đến tình trạng trầm cảm sau sinh.

Sau sinh, mẹ cần đến bệnh viện ngay nếu nhận thấy những dấu hiệu như:

– Có dấu hiệu chảy máu âm đạo bất thường

Sau khi sinh, nếu mẹ nhận thấy sản dịch ra quá nhiều, phải thay nhiều hơn 1 miếng băng vệ sinh trong 1 giờ, xuất hiện những cục máu lớn, chảy máu đỏ tươi trong khoảng 4 ngày liền thì rất có thể mẹ đã bị băng huyết. Đồng thời, nếu mẹ còn bị đau đầu, chóng mặt, đầu óc quay cuồng, tim đập nhanh, hơi thở dồn dập… thì đừng chần chừ gì nữa hãy nhập viện ngay lập tức.

– Bị nhiễm trùng sau sinh

Nếu phát hiện mình bị sốt, đau bụng dưới hoặc tiết dịch có mùi hôi khó chịu; khó đi tiểu, tiểu đau, nước tiểu đục có máu; vết mổ sưng tấy lên hoặc chảy nước; đau và căng tức chỉ một bên vú kèm với sốt, ớn lạnh, mệt mỏi, nhức đầu… thì rất có thể mẹ đã bị nhiễm trùng. Trong trường hợp này, mẹ cần đến bệnh viện để được bác sĩ kiểm tra và có hướng điều trị thích hợp.

– Có dấu hiệu trầm cảm sau sinh

Trầm cảm sau sinh là một vấn đề vô cùng nghiêm trọng mà mẹ bầu không được xem thường. Nhiều trường hợp người mẹ bị trầm cảm đã gây ra những tổn hại cho chính bản thân và đứa trẻ. Chính vì thế người thân cần đặc biệt chú ý đến những thay đổi trong tâm trạng cũng như hành động của phụ nữ sau sinh. Hãy đưa họ đến bệnh viện nay nếu thấy họ không thể nào ngủ ngay cả khi con đã ngủ say, có suy nghĩ sẽ làm hại con mình, khóc nhiều ngày liên tiếp, hoảng loạn, sợ hãi…

Việc mẹ cần làm khi mang bầu tuần 39

  • Nghỉ ngơi càng nhiều càng tốt và cố gắng ngủ khi thai nhi ngủ
  • Có chế độ ăn uống thích hợp sao cho mẹ khỏe và có nhiều sữa cho con bú
  • Uống nhiều nước, tránh uống cà phê, rượu, nước ngọt
  • Đừng tự cố ý làm mọi việc, nếu có thể hãy nhờ sự giúp đỡ của người thân
  • Tham khảo kinh nghiệm đi đẻ của các bà mẹ khác
  • Chuẩn bị cho việc nuôi con bằng sữa mẹ: Tham khảo chế độ ăn uống, cách kích sữa, cách đối mặt với những vấn đề khi nuôi con bằng sữa mẹ…
  • Đọc sách về cách chăm sóc trẻ sơ sinh.
  • Chọn bác sĩ đỡ sinh.
  • Gọi cho bác sĩ theo dõi thai kỳ cho bạn hoặc đến bệnh viện khi nhận ra bất cứ dấu hiệu chuyển dạ nào.
  • Chọn nơi sinh là các bệnh viên phụ sản uy tín trong TP HCM, phù hợp với nơi ở của mẹ bầu, tình trạng thai kỳ của bạn, điều kiện kinh tế của bạn, có được cơ quan bảo hiểm y tế (mà bạn đăng ký) chấp nhận thanh toán hay không. Các lựa chọn như bệnh viện công lập tại TP HCM như Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện Đại học Y Dược; các bệnh viện tư nhân và quốc tế khác tại TP HCM như quốc tế Mỹ (AIH), Hạnh Phúc, Vinmec, An Sinh, FV…
  • Lên kế hoạch sắm đồ sơ sinh cho con
  • Xem xét lại tất cả đồ đạc cần mang theo khi đi đẻ

TIẾN SĨ NGUYỄN HỮU TRUNG

TRƯỞNG KHOA PHỤ SẢN- BỆNH VIỆN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP. HCM

GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HCM

BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG

GIÁM ĐỐC CHUYÊN MÔN PHÒNG KHÁM HOÀNG GIA

ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN TẠI:

Book

Những điều cần biết khi thai nhi được 38 tuần

By on 14/10/2018

Thai nhi 38 tuần tuổi: Bé đã nắm tay rất chắc

Thai nhi 38 tuần tuổi phát triển ra sao?

Ở tuần thứ 38 của thai kỳ, trọng lượng của thai nhi đã đạt khoảng từ 3.1kg và dài khoảng 50cm. Kích cỡ lúc này của bé có thể so sánh với một cây tỏi tây dài và cao.

Bé đã nắm tay rất chắc. Mẹ có thể kiểm chứng được điều đó khi thử nắm tay bé lần đầu tiên khi bé chào đời. Các cơ quan trong cơ thể thai nhi đã trưởng thành và sẵn sàng thích nghi với cuộc sống bên ngoài tử cung.

Các mẹ có bao giờ băn khoăn về màu mắt của bé lúc chào đời không? Theo nhiều nghiên cứu, nếu bé sinh ra với đôi mắt màu nâu thì màu mắt đó sẽ giữ nguyên khi con trưởng thành. Nếu bé sinh ra với đôi mắt màu xám hoặc xanh thì khi con được 9 tháng tuổi, cặp mắt ấy phần lớn sẽ chuyển thành màu nâu hoặc hạt dẻ. Sự tăng sắc tố ở tròng mắt sau khi sinh có thể là nguyên nhân khiến màu mắt của bé có sự khác thường như vậy.

Cuộc sống mẹ bầu 38 tuần thay đổi thế nào?

Bàn chân và mắt cá chân sưng phù lên là hiện tượng hết sức bình thường mà bất cứ phụ nữ mang thai nào cũng gặp phải trong giai đoạn nước rút này. Thế nhưng, bạn cần phải gọi ngay cho bác sĩ nếu thấy một số dấu hiệu bất thường như chân, mắt cá chân và thậm chí bàn tay đều sưng quá to; xuất hiện bọng xung quanh mắt, tăng cân đột ngột, đau đầu dữ dội, thị lực thay đổi (mờ mắt, hay thấy những đốm đen hoặc nhạy cảm với ánh sáng) đau bụng, buồn nôn, ói mửa… Đây đều là những triệu chứng của một tình trạng nghiêm trọng gọi là tiền sản giật.

Nhiều mẹ bầu nói rằng những tuần cuối của thai kỳ là một trò chơi chờ đợi. Nhiều mẹ đứng ngồi không yên, lo lắng về ngày sinh nở sắp tới. Nhưng đừng để cảm xúc đó xuất hiện thường xuyên, thay vào đó mẹ hãy tận dụng khoảng thời gian này để nghỉ ngơi, đọc sách hoặc tìm hiểu thêm thông tin về cách chăm sóc trẻ sơ sinh. Mẹ hãy cố gắng đọc nhiều hơn vì chắc chắn rằng sau khi sinh mẹ sẽ không có thời gian để đọc. Ngoài ra, mẹ cũng nên tâm sự, trò chuyện với ông xã mình nhiều hơn để giảm thiểu được cảm giác lo lắng trước khi sinh.

Kiến thức cho mẹ: Phân biệt chuyển dạ giả và thật

Để phân biệt được những lần chuyển dạ đâu là “giả”, là “thật” thì mẹ bầu cần nhớ:

  • Những cơn chuyển dạ giả (cơn co thắt tử cung Braxton-Hicks) thường không thể đoán trước được bởi chúng xuất hiện một cách bất thình lình, thường xuyên thay đổi thời gian và cường độ. Mặc dù lúc ban đầu, các cơn co thắt báo động sinh nở thực sự cũng đến bất chợt nhưng sau đó nó sẽ đến đều đặn, nhanh, dữ dội và kéo dài hơn.
  • Những cơn co thắt giả (cơn co thắt tử cung Braxton-Hicks) thường không gây đau hoặc nếu có đau thì mức độ chỉ nhẹ và thường tập trung ở phần bụng dưới. Trong khi đó, với cơn co thắt thật (cơ co thắt tử cung của chuyển dạ thật), mẹ bầu sẽ nhận thấy cơn đau nhiều hơn, đều đặn hơn, càng lúc càng nhiều hơn, bắt đầu ở lưng dưới và lan ra xung quanh vùng bụng, khoảng thời gian nghỉ giữa hai cơn đau càng lúc càng ngắn hơn, dồn dập hơn.
  • Những cơn co thắt giả thường biến mất đi khi mẹ thay đổi vị trí hay tư thế ngồi, còn cơn co thắt báo hiệu sinh nở thật sự thường khiến mẹ bầu phải chịu sự đau đớn dữ dội và cho dù mẹ có chuyển vị trí hay thay đổi tư thế thì cơn đau cũng không giảm.

Việc mẹ cần làm khi mang thai 38 tuần

  • Tiếp tục tìm hiểu về các phương pháp chăm sóc trẻ
  • Tìm hiểu về cách kích sữa sau sinh và cách cho con bú
  • Chuẩn bị thực phẩm cho gia đình trước khi đi đẻ
  • Chuẩn bị cho việc nuôi con bằng sữa mẹ: Tham khảo chế độ ăn uống, cách kích sữa, cách đối mặt với những vấn đề khi nuôi con bằng sữa mẹ…
  • Đọc sách về cách chăm sóc trẻ sơ sinh.
  • Chọn bác sĩ đỡ sinh.
  • Gọi cho bác sĩ theo dõi thai kỳ cho bạn hoặc đến bệnh viện khi nhận ra bất cứ dấu hiệu chuyển dạ nào.
  • Chọn nơi sinh là các bệnh viên phụ sản uy tín trong TP HCM, phù hợp với nơi ở của mẹ bầu, tình trạng thai kỳ của bạn, điều kiện kinh tế của bạn, có được cơ quan bảo hiểm y tế (mà bạn đăng ký) chấp nhận thanh toán hay không. Các lựa chọn như bệnh viện công lập tại TP HCM như Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện Đại học Y Dược; các bệnh viện tư nhân và quốc tế khác tại TP HCM như quốc tế Mỹ (AIH), Hạnh Phúc, Vinmec, An Sinh, FV…
  • Lên kế hoạch sắm đồ sơ sinh cho con

TIẾN SĨ NGUYỄN HỮU TRUNG

GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HCM

BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG

GIÁM ĐỐC CHUYÊN MÔN PHÒNG KHÁM HOÀNG GIA

Chuẩn bị cho việc nuôi con bằng sữa mẹ: Tham khảo chế độ ăn uống, cách kích sữa, cách đối mặt với những vấn đề khi nuôi con bằng sữa mẹ…Đọc sách về cách chăm sóc trẻ sơ sinh.Chọn bác sĩ đỡ sinh.Gọi cho bác sĩ theo dõi thai kỳ cho bạn hoặc đến bệnh viện khi nhận ra bất cứ dấu hiệu chuyển dạ nào.Chọn nơi sinh là các bệnh viên phụ sản uy tín trong TP HCM, phù hợp với nơi ở của mẹ bầu, tình trạng thai kỳ của bạn, điều kiện kinh tế của bạn, có được cơ quan bảo hiểm y tế (mà bạn đăng ký) chấp nhận thanh toán hay không. Các lựa chọn như bệnh viện công lập tại TP HCM như Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện Đại học Y Dược; các bệnh viện tư nhân và quốc tế khác tại TP HCM như quốc tế Mỹ (AIH), Hạnh Phúc, Vinmec, An Sinh, FV…Lên kế hoạch sắm đồ sơ sinh cho con