X

Tính chỉ số BMI

Chiều cao: cm

Cân nặng : kg

Tính

Được thành lập từ ngày 1/10/2002, Phòng khám Hoàng Gia Healthcare không ngừng phát triển, phấn đấu trở thành địa chỉ tin cậy của các cặp vợ chồng tại Thành Phố Hồ Chí Minh và cả nước chuyên cung cấp các dịnh vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm, thụ tinh nhân tạo, trữ trứng, khám thai sản, chẩn đoán tiền sản, siêu âm tiền sản. Lấy phương châm phục vụ khách hàng bằng cả trái tim, các Bác Sĩ Phòng khám cam kết đem lại sự hài lòng cho khách hàng.

Archives

Những điều cần biết khi thai nhi được 38 tuần

By on 14/10/2018

Thai nhi 38 tuần tuổi: Bé đã nắm tay rất chắc

Thai nhi 38 tuần tuổi phát triển ra sao?

Ở tuần thứ 38 của thai kỳ, trọng lượng của thai nhi đã đạt khoảng từ 3.1kg và dài khoảng 50cm. Kích cỡ lúc này của bé có thể so sánh với một cây tỏi tây dài và cao.

Bé đã nắm tay rất chắc. Mẹ có thể kiểm chứng được điều đó khi thử nắm tay bé lần đầu tiên khi bé chào đời. Các cơ quan trong cơ thể thai nhi đã trưởng thành và sẵn sàng thích nghi với cuộc sống bên ngoài tử cung.

Các mẹ có bao giờ băn khoăn về màu mắt của bé lúc chào đời không? Theo nhiều nghiên cứu, nếu bé sinh ra với đôi mắt màu nâu thì màu mắt đó sẽ giữ nguyên khi con trưởng thành. Nếu bé sinh ra với đôi mắt màu xám hoặc xanh thì khi con được 9 tháng tuổi, cặp mắt ấy phần lớn sẽ chuyển thành màu nâu hoặc hạt dẻ. Sự tăng sắc tố ở tròng mắt sau khi sinh có thể là nguyên nhân khiến màu mắt của bé có sự khác thường như vậy.

Cuộc sống mẹ bầu 38 tuần thay đổi thế nào?

Bàn chân và mắt cá chân sưng phù lên là hiện tượng hết sức bình thường mà bất cứ phụ nữ mang thai nào cũng gặp phải trong giai đoạn nước rút này. Thế nhưng, bạn cần phải gọi ngay cho bác sĩ nếu thấy một số dấu hiệu bất thường như chân, mắt cá chân và thậm chí bàn tay đều sưng quá to; xuất hiện bọng xung quanh mắt, tăng cân đột ngột, đau đầu dữ dội, thị lực thay đổi (mờ mắt, hay thấy những đốm đen hoặc nhạy cảm với ánh sáng) đau bụng, buồn nôn, ói mửa… Đây đều là những triệu chứng của một tình trạng nghiêm trọng gọi là tiền sản giật.

Nhiều mẹ bầu nói rằng những tuần cuối của thai kỳ là một trò chơi chờ đợi. Nhiều mẹ đứng ngồi không yên, lo lắng về ngày sinh nở sắp tới. Nhưng đừng để cảm xúc đó xuất hiện thường xuyên, thay vào đó mẹ hãy tận dụng khoảng thời gian này để nghỉ ngơi, đọc sách hoặc tìm hiểu thêm thông tin về cách chăm sóc trẻ sơ sinh. Mẹ hãy cố gắng đọc nhiều hơn vì chắc chắn rằng sau khi sinh mẹ sẽ không có thời gian để đọc. Ngoài ra, mẹ cũng nên tâm sự, trò chuyện với ông xã mình nhiều hơn để giảm thiểu được cảm giác lo lắng trước khi sinh.

Kiến thức cho mẹ: Phân biệt chuyển dạ giả và thật

Để phân biệt được những lần chuyển dạ đâu là “giả”, là “thật” thì mẹ bầu cần nhớ:

  • Những cơn chuyển dạ giả (cơn co thắt tử cung Braxton-Hicks) thường không thể đoán trước được bởi chúng xuất hiện một cách bất thình lình, thường xuyên thay đổi thời gian và cường độ. Mặc dù lúc ban đầu, các cơn co thắt báo động sinh nở thực sự cũng đến bất chợt nhưng sau đó nó sẽ đến đều đặn, nhanh, dữ dội và kéo dài hơn.
  • Những cơn co thắt giả (cơn co thắt tử cung Braxton-Hicks) thường không gây đau hoặc nếu có đau thì mức độ chỉ nhẹ và thường tập trung ở phần bụng dưới. Trong khi đó, với cơn co thắt thật (cơ co thắt tử cung của chuyển dạ thật), mẹ bầu sẽ nhận thấy cơn đau nhiều hơn, đều đặn hơn, càng lúc càng nhiều hơn, bắt đầu ở lưng dưới và lan ra xung quanh vùng bụng, khoảng thời gian nghỉ giữa hai cơn đau càng lúc càng ngắn hơn, dồn dập hơn.
  • Những cơn co thắt giả thường biến mất đi khi mẹ thay đổi vị trí hay tư thế ngồi, còn cơn co thắt báo hiệu sinh nở thật sự thường khiến mẹ bầu phải chịu sự đau đớn dữ dội và cho dù mẹ có chuyển vị trí hay thay đổi tư thế thì cơn đau cũng không giảm.

Việc mẹ cần làm khi mang thai 38 tuần

  • Tiếp tục tìm hiểu về các phương pháp chăm sóc trẻ
  • Tìm hiểu về cách kích sữa sau sinh và cách cho con bú
  • Chuẩn bị thực phẩm cho gia đình trước khi đi đẻ
  • Chuẩn bị cho việc nuôi con bằng sữa mẹ: Tham khảo chế độ ăn uống, cách kích sữa, cách đối mặt với những vấn đề khi nuôi con bằng sữa mẹ…
  • Đọc sách về cách chăm sóc trẻ sơ sinh.
  • Chọn bác sĩ đỡ sinh.
  • Gọi cho bác sĩ theo dõi thai kỳ cho bạn hoặc đến bệnh viện khi nhận ra bất cứ dấu hiệu chuyển dạ nào.
  • Chọn nơi sinh là các bệnh viên phụ sản uy tín trong TP HCM, phù hợp với nơi ở của mẹ bầu, tình trạng thai kỳ của bạn, điều kiện kinh tế của bạn, có được cơ quan bảo hiểm y tế (mà bạn đăng ký) chấp nhận thanh toán hay không. Các lựa chọn như bệnh viện công lập tại TP HCM như Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện Đại học Y Dược; các bệnh viện tư nhân và quốc tế khác tại TP HCM như quốc tế Mỹ (AIH), Hạnh Phúc, Vinmec, An Sinh, FV…
  • Lên kế hoạch sắm đồ sơ sinh cho con

TIẾN SĨ NGUYỄN HỮU TRUNG

GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HCM

BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG

GIÁM ĐỐC CHUYÊN MÔN PHÒNG KHÁM HOÀNG GIA

Chuẩn bị cho việc nuôi con bằng sữa mẹ: Tham khảo chế độ ăn uống, cách kích sữa, cách đối mặt với những vấn đề khi nuôi con bằng sữa mẹ…Đọc sách về cách chăm sóc trẻ sơ sinh.Chọn bác sĩ đỡ sinh.Gọi cho bác sĩ theo dõi thai kỳ cho bạn hoặc đến bệnh viện khi nhận ra bất cứ dấu hiệu chuyển dạ nào.Chọn nơi sinh là các bệnh viên phụ sản uy tín trong TP HCM, phù hợp với nơi ở của mẹ bầu, tình trạng thai kỳ của bạn, điều kiện kinh tế của bạn, có được cơ quan bảo hiểm y tế (mà bạn đăng ký) chấp nhận thanh toán hay không. Các lựa chọn như bệnh viện công lập tại TP HCM như Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện Đại học Y Dược; các bệnh viện tư nhân và quốc tế khác tại TP HCM như quốc tế Mỹ (AIH), Hạnh Phúc, Vinmec, An Sinh, FV…Lên kế hoạch sắm đồ sơ sinh cho con

Những điều cần biết khi thai nhi được 36 tuần

By on 14/10/2018

Thai nhi tuần 36: Bé sẵn sàng cho việc chào đời

Thai nhi 36 tuần phát triển ra sao?

Ở thời điểm này, trọng lượng cơ thể thai nhi tiếp tục tăng nhanh với cân nặng khoảng 2,6kg và dài 47,4cm.

Lúc này, cơ thể bé bắt đầu rụng dần lông tơ cùng bã nhờn –  chất đặc biệt quan trọng được hình thành khi bé phát triển trong bụng mẹ với mục đích bảo vệ da bé khi ngâm mình trong nước ối. Do em bé nuốt phải các bã nhờn cùng các chất tiết ra khác trong tử cung nên kết quả là mẹ sẽ thấy vài ngày đầu sau khi sinh, phân trẻ sơ sinh thường có màu xanh lá cây, màu đen và có tính chất dính.

Thông thường thai nhi 36 tuần đã quay đầu ở ngôi thai thuận (đầu hướng xuống phía xương chậu) và có tư thế thuận lợi nhất để bé dễ dàng đi qua ống sinh của mẹ. Một số trường hợp, thai nhi không tự quay đầu (ngôi mông- ngôi ngược) mà phải nhờ đến sự trợ giúp của các bác sĩ thông qua các thao tác gây áp lực lên bụng gọi là ngoại xoay thai.

Vì phổi của bé đã có đủ khả năng để có thể thích nghi với môi trường bên ngoài nên nếu mẹ chuyển dạ trong tuần này thì hãy yên tâm vì sức khỏe của bé sẽ ít có nguy cơ gặp phải những vấn đề nghiêm trọng. Tuy nhiên, việc sinh con ở tuần 36 chỉ nên diễn ra trong tình huống bắt buộc và có sự chỉ định về mặt sản khoa sau khi được bác sĩ chuyên khoa phụ sản thăm khám và tư vấn kỹ.

Cuộc sống mẹ bầu 36 tuần thay đổi như thế nào?

Đến tuần thai 36, thai nhi đã chiếm rất nhiều diện tích trong bụng và tử cung chứa thai nhi quá to đã chèn ép lên dạ dày của mẹ khiến mẹ bầu có thể gặp khó khăn trong việc ăn uống thông thường. Chính vì thế, cách tốt nhất là mẹ nên chia nhỏ bữa ăn và ăn thành nhiều bữa.

Mặt khác, các bạn sẽ nhận thấy hiện tượng ợ nóng sẽ giảm đi và bạn dễ thở hơn do lúc này em bé đã bắt đầu chuyển dần vị trí xuống xương chậu của mẹ. Quá trình này gọi là sa bụng và thường xảy ra một vài tuần trước khi sinh nếu đây là em bé đầu tiên của bạn. Nếu bạn đã sinh em bé trước đó, thì có lẽ quá trình này sẽ không xảy ra cho tới khi bạn thật sự vào chuyển dạ với những cơn đau bụng.

Ở tuần thai thứ 36, khi thai nhi di chuyển xuống xương chậu, bạn sẽ cảm thấy tăng áp lực ở bụng dưới khiến việc đi lại sẽ ngày càng khó khăn. Đồng thời đây có thể là nguyên nhân làm cho mẹ bầu phải đi tiểu thường xuyên. Nếu em bé nằm ở vị trí thấp, mẹ có thể cảm thấy rất nhiều áp lực cũng như sự khó chịu, không thoải mái ở âm đạo.

Đặc biệt ở thời điểm này, mẹ bầu có thể sẽ nhận thấy các cơn co thắt tử cung của chuyển dạ giả (Braxton Hicks) xuất hiện thường xuyên hơn. Chính vì thế, bạn cần trang bị đầy đủ các kiến thức về dấu hiệu chuyển dạ và đừng quên giữ liên lạc thường xuyên với bác sĩ của mình khi không thể phân biệt được cơn co thắt tử cung Braxton Hicks với cơn co thắt tử cung của chuyển dạ thật sự. Cần nhớ rằng không ít trường hợp sản phụ đã sinh rớt tại nhà vì không phân biệt được hai loại cơn gò này.

Theo quy tắc chung, nếu mẹ mang thai đủ tháng, quá trình mang thai sẽ không có nhiều rắc rối và nước ối của mẹ không bị vỡ sớm. Khi ấy mẹ có thể sẽ phải chờ cho đến khi cơn co thắt kéo dài mỗi lần khoảng một phút và cứ mỗi 5 phút hoặc ngắn hơn thì cơn co thắt lại xuất hiện một lần. Tất nhiên, nếu nhận thấy bé yêu giảm chuyển động hoặc thấy ra nước ở vùng kín nghĩ đến nước ối đã bị vỡ, chảy máu âm đạo, sốt, đau đầu dữ dội và dai dằng, đau bụng liên tục, thị lực giảm… thì bạn cần đi bệnh viện ngay.

Một lưu ý dành cho mẹ bầu ở những tuần cuối thai kỳ là cho dù quá trình mang thai của bạn có khỏe đến đâu thì vẫn nên tránh đi máy bay hoặc thực hiện chuyến du lịch xa nhà ở giai đoạn này bởi bạn có thể sinh em bé bất cứ lúc nào.

Kiến thức cho mẹ bầu: Nhận biết dấu hiệu sắp sinh con

Những dấu hiệu sắp sinh dễ dàng thấy nhất bao gồm:

Bụng tụt xuống thấp

Trong vài tuần cuối của thai kỳ, chị em có thể dễ dàng nhận thấy bụng bầu có chiều hướng tụt xuống thấp đáng kể. Điều này báo hiệu cho bạn biết em bé sẽ chào đời trong một thời gian ngắn sắp đến.

Đi tiểu thường xuyên hơn

Vì đầu của thai nhi đã nằm gần sát bàng quang của chúng ta nên chị em sẽ thường xuyên có cảm giác buồn đi tiểu và đi tiểu nhiều lần. Khoảng 2 tuần trước sinh thì thậm chí khoảng 1 giờ các mẹ đi tiểu một lần. Chị em bầu nhớ là đừng nhịn tiểu, sẽ làm không chỉ mẹ khó chịu mà còn ảnh hưởng đến con nữa.

Đau lưng dưới

Những ngày cuối thai kỳ bạn có thể bị đau lưng ghê gớm. Do lúc này em bé đã khá nặng và tụt xuống dưới sẽ tạo áp lực cho lưng và kéo dãn dây chằng ở tử cung, xương chậu khiến mẹ bầu đau nhức. Sau sinh, triệu chứng bệnh sẽ giảm dần. Khi thấy lưng thường xuyên đau đớn, chứng tỏ mẹ sắp được gặp mặt con yêu rồi.

Tiêu chảy

Kích thích tố khi sinh nở sẽ tác động lên ruột và gây ra đau bụng, đi phân lỏng và đi thường xuyên. Nhiều nghiên cứu khoa học cũng cho rằng, những kích thích tố này là thuốc sổ tự nhiên đào thải cặn bã trong ruột để thai nhi thoải mái trong bụng mẹ. Những hormone này cũng có thể khiến mẹ bầu có cảm giác buồn nôn.

Tăng tiết dịch âm đạo

Thông thường 1 tuần trước ngày sinh nở, mẹ bầu sẽ nhận thấy âm đạo tiết nhiều dịch như lòng trắng trứng hoặc dịch lẫn máu hồng. Thông thường máu hồng này xuất hiện trước khi sinh nở khoảng 1 tuần.

Bong nút nhầy

Trong thời gian mang thai, chất nhầy ở trong cổ tử cung có nhiệm vụ “đóng nắp” bọc nước ối nhưng đến những ngày cuối thai kỳ, chấy nhầy này loãng ra. Chất nhầy này thường có tính chất “nhầy nhầy như nước mũi”, màu hồng nhạt. Chính vì vậy, trong khoảng 1 tuần trước ngày lâm bồn, chị em thường thấy âm đạo xuất hiện dịch nhầy màu hồng nhạt. Đó là dấu hiệu của cổ tử cung bắt đầu hé mở, nút niêm dịch nhầy của cổ tử cung đã bị bong ra.

Khi thấy xuất hiện triệu chứng này chứng tỏ cổ tử cung của bạn đã bắt đầu mở và quá trình sinh nở diễn ra trong 1-2 ngày tới hoặc cũng có thể lên đến 1 tuần. Bạn cần đi khám bác sĩ chuyên khoa để xác định xem cổ tử cung đã “mở” bao nhiêu cm và tư vấn thời điểm nhập viện.

Việc mẹ cần làm khi mang thai 36 tuần

  • Lên lịch khám thai tuần 37
  • Hoàn tất thủ tục nghỉ thai sản
  • Chuẩn bị cho việc nuôi con bằng sữa mẹ: Tham khảo chế độ ăn uống, cách kích sữa, cách đối mặt với những vấn đề khi nuôi con bằng sữa mẹ…
  • Đọc sách về cách chăm sóc trẻ sơ sinh.
  • Chọn bác sĩ đỡ sinh.
  • Gọi cho bác sĩ theo dõi thai kỳ cho bạn hoặc đến bệnh viện khi nhận ra bất cứ dấu hiệu chuyển dạ nào.
  • Chọn nơi sinh là các bệnh viên phụ sản uy tín trong TP HCM, phù hợp với nơi ở của mẹ bầu, tình trạng thai kỳ của bạn, điều kiện kinh tế của bạn, có được cơ quan bảo hiểm y tế (mà bạn đăng ký) chấp nhận thanh toán hay không. Các lựa chọn như bệnh viện công lập tại TP HCM như Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện Đại học Y Dược; các bệnh viện tư nhân và quốc tế khác tại TP HCM như quốc tế Mỹ (AIH), Hạnh Phúc, Vinmec, An Sinh, FV…
  • Lên kế hoạch sắm đồ sơ sinh cho con

TIẾN SĨ NGUYỄN HỮU TRUNG

Trưởng Phòng khám Phụ Sản- Bệnh viện Đại học Y Dược (cơ sở 2)

Trưởng Đơn vị Hậu Sản- Hậu phẫu- Bệnh viện Đại học Y Dược (cơ sở 2)

Giảng viên Đại học Y dược

Bệnh viện Hùng Vương

Giám đốc chuyên môn Phòng khám Hoàng Gia- Hoang Gia Health

ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN TRỰC TIẾP TẠI ĐÂY:

Book

Những điều cần biết khi thai nhi được 35 tuần

By on 14/10/2018

Thai nhi 35 tuần tuổi: Bé bớt nhào lộn

Thai nhi 35 tuần tuổi phát triển ra sao?

Do sự lớn lên nhanh chóng về cả cân nặng và chiều cao nên ở trong bụng mẹ, thai nhi dường như không còn nhiều không gian để chuyển động như trước nữa. Ở tuần 35 của thai kỳ, thai nhi sẽ nặng khoảng 2.38 kg và cao 46cm tương đương với kích thích của một quả dưa xanh.

Do khoảng trống trong bụng mẹ ngày một bị thu hẹp nên bé không thể thực hiện được các cú lộn nhào nhưng tần suất những cú huých, cú đạp của bé vẫn đều đặn. Chính vì thế, các mẹ cần phải học thói quen theo dõi số lần đạp của con để nhận biết xem bé có đang an toàn hay không.

Ở tuần 35, các cơ quan trong cơ thể bé đã dần hoàn thiện với thận phát triển đầy đủ và gan đã bắt đầu hoạt động. Trong vài tuần tới, bé sẽ có sự thay đổi rõ rệt về cân nặng nên mẹ cần phải chú ý đến chế độ dinh dưỡng của mình.

Cuộc sống mẹ bầu 35 tuần thay đổi thế nào?

Ở thời điểm này, cân nặng và chiều cao của thai nhi phát triển, điều đó đồng nghĩa với việc tử cung của mẹ cũng sẽ lớn dần đáng kể. Nếu có thể nhìn trực tiếp bên trong tử cung, bạn sẽ nhận thấy giờ đây phần lớn không gian trong tử cung là để dành chứa em bé còn thể tích nước ối đã giảm đi nhiều.

Tử cung của mẹ căng lên như một quả bóng và có xu hướng chèn lên các cơ quan nội tạng khác, đó là lý do tại sao bạn có thể phải đi tiểu thường xuyên hơn và có thể bị ợ nóng, đau dạ dày và gặp phải nhiều hiện tượng khác. Nếu bạn không vật lộn với những phiền toái này thì bạn là một trong số ít người may mắn khi mang bầu.

Bắt đầu từ thời điểm này trở đi, mẹ bầu nên đặc biệt chú ý đến tình trạng sức khỏe cũng như mọi dấu hiệu xảy ra đối với cơ thể. Khoảng thời gian từ tuần 35 đến 37, bạn nên đến bệnh viện để các bác sĩ lấy mẫu âm đạo nhằm thực hiện xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B (GBS). Nhiễm GBS trong thai kỳ có thể gây sinh non, nhiễm trùng ối, nhiễm trùng hậu sản ở mẹ. Đặc biệt, nếu mẹ nhiễm GBS trong thai kỳ, trẻ sinh ra thường bị nhẹ cân và có nguy cơ cao bị nhiễm trùng sơ sinh.

Liên cầu khuẩn nhóm B thường không gây nguy hiểm cho người lớn nhưng nếu thai phụ dương tính với kết quả kiểm tra và truyền vi khuẩn sang cho con trong lúc sinh (sinh con qua ngả âm đạo) thì có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng như khiến bé bị viêm phổi, viêm màng não hoặc nhiễm trùng máu.

Trên thực tế, có khoảng 10-30% phụ nữ mang thai nhiễm liên cầu khuẩn nhóm B nhưng lại không hề biết đến điều đó. Nếu bạn là người mang GBS thì bạn sẽ được tiêm kháng sinh trong thời gian chuyển dạ, nhằm làm giảm nguy cơ nhiễm trùng cho bé.

Khi bước sang tuần 35, đây cũng chính là thời điểm mẹ bầu nên trang bị một vài kiến thức cũng như những đồ dùng cần thiết cho quá trình sinh nở sắp tới. Tìm hiểu bệnh viện nơi sinh và thảo luận với Bác sĩ chuyên khoa những dấu hiệu cần thiết phảo nhập viện, lựa chọn phương pháp sinh, chuẩn bị mọi đồ đạc thiết yếu là những công việc quan trọng bạn cần tự thực hiện hoặc nhờ đến sự hỗ trợ của người thân.

Kiến thức cho mẹ: Cần mang theo những gì khi đi đẻ?

Vào thời điểm này hầu hết các bà mẹ đã sắm đủ đồ cho em bé sơ sinh. Vậy khi đi đẻ mẹ cần mang theo những gì?

Các giấy tờ cần thiết

– Tất cả các loại hồ sơ, sổ khám thai, kết quả xét nghiệm, siêu âm kể từ ngày bắt đầu đi khám thai để bác sĩ có thể xem lại lịch sử phát triển của thai nhi. Những giấy tờ này sẽ giúp bác sĩ đánh giá đúng hơn tuổi của thai nhi cũng như các tình trạng khác của thai, bệnh lý của mẹ.

– Các giấy tờ tùy thân như chứng minh thư nhân dân, hộ khẩu, bảo hiểm y tế. Nên photocopy sẵn hai bản và mang theo cả bản gốc đề phòng trường hợp bệnh viện yêu cầu.

– Tiền để đóng phí tạm ứng và chi tiêu những khoản phát sinh khi nằm viện.

Quần áo, đồ đạc cho mẹ và bé

Ngày nay, hầu hết các bệnh viện đều có sẵn đồ cho sản phụ và em bé sơ sinh. Vì vậy mẹ không cần mang theo quá nhiều đồ. Hãy tham khảo nơi bệnh viện mình sinh con xem bạn cần chuẩn bị thêm những gì ngoài những thứ bệnh viện đã cung cấp sẵn.

Việc mẹ cần làm khi mang thai 35 tuần

  • Mua sắm những đồ còn thiếu cho mẹ và bé cần khi đi đẻ và sau sinh
  • Sắp sẵn đồ đi đẻ vào giỏ riêng, để ở nơi mà những người thân của mình biết, dặn người thân của mình (chồng, mẹ, anh chị em…) khi mình có dấu hiệu chuyển dạ, nhớ mang giỏ đồ đã chuẩn bị sẵn này. Không quên mang theo bộ hồ sơ khám thai nhé.
  • Tìm hiểu về các dấu hiệu chuyển dạ sinh con
  • Chuẩn bị cho việc nuôi con bằng sữa mẹ: Tham khảo chế độ ăn uống, cách kích sữa, cách đối mặt với những vấn đề khi nuôi con bằng sữa mẹ…
  • Đọc sách về cách chăm sóc trẻ sơ sinh.
  • Chọn bác sĩ đỡ sinh.
  • Gọi cho bác sĩ theo dõi thai kỳ cho bạn hoặc đến bệnh viện khi nhận ra bất cứ dấu hiệu chuyển dạ nào.
  • Chọn nơi sinh là các bệnh viên phụ sản uy tín trong TP HCM, phù hợp với nơi ở của mẹ bầu, tình trạng thai kỳ của bạn, điều kiện kinh tế của bạn, có được cơ quan bảo hiểm y tế (mà bạn đăng ký) chấp nhận thanh toán hay không. Các lựa chọn như bệnh viện công lập tại TP HCM như Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện Đại học Y Dược; các bệnh viện tư nhân và quốc tế khác tại TP HCM như quốc tế Mỹ (AIH), Hạnh Phúc, Vinmec, An Sinh, FV…
  • Lên kế hoạch sắm đồ sơ sinh cho con
  • Lưu lại những số điện thoại quan trọng như số của bác sĩ nhờ đỡ đẻ, số của người thân trong gia đình hoặc số của các bệnh viện nơi bạn chọn sinh con…

TIẾN SĨ NGUYỄN HỮU TRUNG

GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HCM

BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG

GIÁM ĐỐC CHUYÊN MÔN PHÒNG KHÁM HOÀNG GIA

ĐĂNG KÝ TƯ VẤN VÀ KHÁM TẠI:

Book