X

Tính chỉ số BMI

Chiều cao: cm

Cân nặng : kg

Tính

Được thành lập từ ngày 1/10/2002, Phòng khám Hoàng Gia Healthcare không ngừng phát triển, phấn đấu trở thành địa chỉ tin cậy của các cặp vợ chồng tại Thành Phố Hồ Chí Minh và cả nước chuyên cung cấp các dịnh vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm, thụ tinh nhân tạo, trữ trứng, khám thai sản, chẩn đoán tiền sản, siêu âm tiền sản. Lấy phương châm phục vụ khách hàng bằng cả trái tim, các Bác Sĩ Phòng khám cam kết đem lại sự hài lòng cho khách hàng.

Archives

SINH CON TO CÓ PHẢI LÚC NÀO CŨNG TỐT?

By on 11/04/2016

SINH CON TO- CÓ PHẢI LÚC NÀO CŨNG TỐT?

Thai nhi là một quà tặng của tạo hóa cho những cặp đôi yêu nhau. Xã hội càng phát triển, các cặp đôi thường quan tâm nhiều hơn đối với đứa con yêu dấu sắp chào đời củ mình. Làm sao trẻ sinh ra thật khỏe mạnh, thật đẹp và “phải to để dễ nuôi”. Thật sự sinh con to có phải dễ nuôi hay không?

Nếu các bà mẹ hay ông bố tương lai có dịp ghé thăm khoa “dưỡng nhi”- khoa chăm sóc nhi khoa tích cực (NICU)- của các bệnh viện phụ sản sẽ thấy có một điều nghịch lý rằng bên cạnh các bé có trọng lượng nhỏ ký, nhẹ cân… vẫn có không ít các bé có trọng lượng quá to, trên 4000 gram vẫn phải cần sự hỗ trợ của các dịch vụ y tế đặc biệt cho trẻ. Tại sao vậy?

THẾ NÀO LÀ MỘT TRẺ SƠ SINH CON TO?

Để xác định một trẻ sơ sinh con to, cần xác định một trẻ sơ sinh có cân nặng bình thường là như thế nào? Một trẻ sơ sinh đủ tháng bình thường có trọng lượng từ 2500 gram đến 3999 gram. Nếu trọng lượng của trẻ từ 4000 gram trở lên, trẻ được xem là có cân nặng quá lớn và được gọi là trẻ sơ sinh con to. Đối nhóm trẻ sơ sinh con to, các nhà nhi khoa chia thành 3 loại là loại 1 (4000 gram- 4500 gram), loại 2 (4500 gram đến 5000 gram) và loại 3 (> 5000 gram). Các nhà nhi khoa quan tâm đến những trẻ sơ sinh con to này vì nguy cơ bệnh tật trong giai đoạn sinh đẻ, sau sinh và khi trẻ lớn hơn đều tăng cao hơn so với những trẻ có trọng lượng lúc sinh bình thường (từ 2500 gram đến 3999 gram).

AI LÀ NHỮNG NGƯỜI CÓ NGUY CƠ SINH CON TO >4000 GRAM?

Mặc dù các cơ chế kiểm soát tăng cân và tăng trưởng của thai nhi trong bụng mẹ vẫn chưa được hiểu rõ, nhưng sự phát triển của thai nhi quá mức có thể là do sự tăng cường chất dinh dưỡng cho thai nhi. Điều này có thể là do các yếu tố môi trường trong tử cung hoặc di truyền.

Các nghiên cứu cho thấy những bà mẹ từng sinh con to trên 4000 gram có nguy cơ sinh con to lặp lại trong lần sinh sau. Những bà mẹ bị béo phì, mắc bệnh tiểu đường và tăng cân quá mức khi mang thai cũng có nguy cơ cao sinh con to. Những tình trạng này của bà mẹ dẫn đến việc cung cấp quá nhiều chất dinh dưỡng cho thai nhi góp phần làm gia tăng sự phát triển của bào thai.

Yếu tố chủng tộc cũng ảnh hưởng đến nguy cơ sinh con to. Trong một nghiên cứu thực hiện tại Mỹ cho thấy các bà mẹ da trắng, người Mỹ da đỏ dễ sinh con to hơn những bà mẹ thuộc các chủng tộc khác.

Ngoài ra, một số yếu tố khác có liên quan đến sự ra đời của trẻ sơ sinh con to bao gồm thai quá ngày dự sinh, trọng lượng lúc sinh của người mẹ trước đây lớn hơn 4000 g.

TẠI SAO NHỮNG TRẺ SƠ SINH CON QUÁ TO THƯỜNG KHÔNG KHỎE?

Trẻ sơ sinh con to trên 4000 gram có nguy cơ cao bị chấn thương khi sinh. Đó là biến chứng kẹt vai thai nhi ở khung chậu của người mẹ sau khi đầu thai nhi đã ra khỏi cửa mình người phụ nữ. Bình thường, thai nhi có kích thước đầu to hơn thân mình của thai. Khi đầu của những thai nhi có cân nặng bình thường sinh ra khỏi “cửa mình” của người mẹ, vai và thân mình của trẻ được “trôi ra” một cách nhẹ nhàng.

Ở những trường hợp thai quá to, kích thước thân mình của trẻ thường quá lớn so với đầu thai nhi. Trong trường hợp thai to lớn này được sinh thường qua ngả âm đạo, lúc đầu thai đã ra ngoài “cửa mình” của người mẹ, vai và thân mình của thai vẫn còn “kẹt” lại bên trong mà không thể ra được. Lúc này, để cuộc sinh tiếp tục, người bác sĩ sản khoa phải dùng những lực mạnh hơn mức bình thường và có thể sử dụng những thủ thuật đặc biệt. Nguy cơ chấn thương xương, khớp và có thể cả các dây thần kinh của thai rất cao. Đây là những tình huống rất khó khăn, rất khó tiên lượng trước được, mà thai nhi con to có thể gặp phải khi trãi qua cuộc chuyển dạ sinh ngả âm đạo.

Ngay sau sinh, trẻ sơ sinh lớn ký có thể có những nguy cơ như hạ đường huyết, nguy cơ suy hô hấp. Các nghiên cứu cho thấy những trẻ sơ sinh càng lớn ký, nguy cơ phải nhập các đơn vị chăm sóc nhi khoa đặc biệt càng cao. Ngoài ra, khi lớn lên, những trẻ này rất dễ bị béo phì, đái tháo đường và các rối loạn chuyển hóa khác.

NGƯỜI MẸ NẾU ĐANG MANG THAI CON TO, CÓ CẦN LƯU Ý GÌ KHÔNG?

Đa số các thai phụ khi mang thai đều vui mừng khi nghe bác sĩ chuyên khoa báo thai to. Cần biết rằng thai to chỉ có ý nghĩa rằng thai nhi đang được dinh dưỡng tốt trong bụng mẹ. Tuy nhiên, nếu dinh dưỡng quá nhiều cũng không phải lúc nào cũng tốt. Điều này tương tự như một đứa trẻ nếu được cho ăn uống nhiều quá thì sẽ béo phì và xuất hiện nhiều bệnh lý. Lúc này, thai phụ cần được các bác sĩ tư vấn về chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh ăn quá nhiều, nhất là đồ ngọt, tinh bột… để tránh tăng cân quá mức.

Thai phụ mang thai quá to khi trãi qua cuộc sinh sẽ đối diện nhiều nguy cơ. Đó là nguy cơ phải mổ sinh, chấn thương cơ quan sinh dục khi sinh ngả âm đạo, băng huyết sau sinh, vỡ tử cung… Những tai biến này nếu không được xử trí đúng, kịp thời sẽ kết sức nguy hiểm, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.

TIẾN SĨ NGUYỄN HỮU TRUNG

Trưởng Phòng khám Phụ Sản- Bệnh viện Đại học Y Dược (cơ sở 2)

Trưởng Đơn vị Hậu Sản- Hậu phẫu- Bệnh viện Đại học Y Dược (cơ sở 2)

Giảng viên Đại học Y dược

Bệnh viện Hùng Vương

Giám đốc chuyên môn Phòng khám Hoàng Gia- Hoang Gia Health

THIỂU ỐI – ĐA ỐI

By on 11/04/2016

Hiện tượng đa ối thường xảy ra ở tuần thứ 30 của thai kỳ, bình thường lượng ối chuẩn là khoảng 1 lít, nhưng khi nước ối vượt qua mức 2 lít, có nghĩa là thai phụ đang bị đa ối. Thiểu ối là khi lượng nước ối giảm so với lượng nước ối bình thường tính theo tuổi thai và ở dưới đường percentile thứ 5.

16-0aea1
Nước ối là gì?
– Khi còn trong bụng mẹ em bé nằm trong 1 bọc chứa đầy nước gọi là nước ối
– Nước ối có vai trò
o Dinh dưỡng cho phôi thai
o Bảo vệ thai tránh những va chạm, sang chấn, nhiễm trùng
o Giúp thai phát triển hài hòa và bình chỉnh ngôi thai
o Lúc chuyển dạ đầu ối làm mở cổ tử cung và trơn ống sinh dục giúp cuộc sanh dễ dàng
Nước ối được tiết ra từ đâu?
– Sản xuất
o Da
o Nước tiểu
o Dịch phổi
o Màng ối
o Từ hệ tuần hoàn mẹ
Sự hấp thu của nước ối như thế nào?
– Hấp thu
o Đường tiêu hóa
o Hấp thu qua da, dây rốn, màng nhau (sự hấp thu sẽ tăng dần khi thai đủ trưởng thành)
Bình thường nước ối là bao nhiêu lít?
– Thể tích nước ối tăng dần đến khi thai đủ trưởng thành thì giảm dần
o 20 tuần ——— 350 ml
o 25 – 26 tuần—- 670 ml
o 32 – 36 tuần—- 980 ml
o 40 tuần ——– 840 ml
o 42 tuần ——– 540 ml
Làm sao để đánh giá thể tích nước ối?
– Dựa vào siêu âm: AFI (chỉ số ối)
o > 20 : đa ối
o 16 – 20 : dư ối
o 8 – 15 cm : BT
o 5 – 8 cm : ối ít
o 2 – 5 cm : thiểu ối
o < 2 cm : vô ối
Nguyên nhân của thiểu ối?
– Thiểu ối ở những thai còn nhỏ khoảng 3 tháng giữa thai kỳ thường do dị tật thai nhất là đường tiết niệu
– Mẹ thiếu nước là uống nhiều nước làm giảm nguy cơ thiếu nước ối
– Thai đủ trưởng thành -> tăng sự hấp thu
– Thai chậm tăng trưởng trong tử cung (suy dinh dưỡng)
Thiểu ối có nguy hiểm không?
– Thiểu ối có thể gây
o Chèn ép dây rốn gây suy thai
o Cô đặc nước ối, nếu có phân su sẽ gây viêm phổi hít phân su, ngạt lúc sanh
o Lâu ngày là chèn ép thai gây dị dạng cho thai: chân khoèo, thiểu sản một số cơ quan
Khi bị thiểu ối cần làm gì?
– Nếu do dị dạng thai là bỏ thai
– Nếu vô ối là chấm dứt thai kỳ
– Cần khám, siêu âm, đo tim thai (Non stress test) theo hẹn của bác sỹ hoặc phải nhập viện theo dõi
– Tự theo dõi thai máy, uống nhiều nước
– Bác sỹ sẽ cho sanh hoặc mổ đúng thời điểm để đảm bảo an toàn cho mẹ và con
Nguyên nhân của đa ối là gì?
– Mẹ bị đái tháo đường, thiếu máu nặng, bất đồng nhóm máu mẹ con
– Giang mai
– Dị tật đường tiêu hóa: không có dạ dày, teo thực quản,…
– Đa thai, Phù nhau thai
– Con to
Đa ối có nguy cơ gì?
– Ối vỡ sớm, chuyển dạ kéo dài
– Sa dây rốn
– Ngôi thai bất thường: ngôi mông, ngôi ngang, đầu ngửa,..
– Băng huyết sau sanh
Khi bị đa ối cần làm gì?
– Theo dõi kỹ thai máy
– Cần nhập viện nếu thấy khó thở, ra nước âm đạo, thai máy yếu,…
– Chọc ối thoát bớt nước ối nếu đa ối nhiều gây chèn ép, khó thở,..

CÁC BẤT THƯỜNG DÂY RỐN, BÁNH NHAU

By on 11/04/2016

Nhau thai giữ vai trò là nơi trung chuyển các dưỡng chất từ người mẹ truyền sang thai nhi. Nó giữ cho máu của mẹ và thai nhi luôn độc lập với nhau, đồng thời ngăn không cho các vi khuẩn xâm nhập và gây hại cho thai nhi.

Tuy nhiên, nhau thai không phải là một màng chắn siêu nhiên. Nó có thể bị xâm hại bởi các hóa chất độc hại và tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất thường có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi.

1. Nhắc lại cấu tạo và chức năng của nhau thai

nhau thai 1Cấu tạo của nhau thai

Nhau thai có hình dạng tựa như một chiếc bánh xốp và có cấu tạo gần giống với phổi của người trưởng thành. Trong nhau thai bao gồm nhiều bánh nhau. Mỗi bánh nhau này có chứa khoảng 15-20 múi và giữa mỗi múi như vậy đều có các rãnh nhỏ.

Mỗi phụ nữ khi mang thai lại hình thành một cấu tạo và vị trí nhau thai khác nhau. Thế nhưng, trong phần lớn các trường hợp, nhau thai đều bám ở vị trí đáy tử cung. Chính ở vị trí thuận lợi này, nhau thai sẽ đảm nhiệm vai trò cung cấp oxy và các dưỡng chất, sản xuất hormone thai kỳ để nuôi dưỡng thai nhi phát triển khỏe mạnh trong suốt 9 tháng thai kỳ. Ngoài ra, nhau thai tồn tại cũng để đảm bảo thai nhi không bị xâm hại bởi các vi khuẩn gây bệnh khác. Chính vì vậy, những trường hợp nhau thai bám ở vị trí không thuận sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ.

2. Những bất thường nhau thai
Tất cả những bất thường về nhau thai đều dẫn đến những tác động nghiêm trọng đến sự tồn tại của thai nhi và sức khỏe của người mẹ. Các biến chứng nguy hiểm liên quan đến nhau thai bao gồm:

Suy nhau thai

Khi nhau thai không còn đủ khả năng đảm nhiệm vai trò truyền dưỡng chất và oxy từ mẹ sang thai nhi, người ta sẽ gọi là suy nhau thai. Phần lớn, nguyên nhân của tình trạng nghiêm trọng này là do cấu tạo nhau thai có sự bất thường hoặc do thai nhi đang gặp vấn đề về sức khỏe. Mặc dầu không có triệu chứng rõ rệt để nhận biết nhưng chỉ cần dựa trên tình trạng phát triển chậm hoặc khả năng vận động suy yếu của thai nhi, các bác sĩ có thể chẩn đoán được điều này.

Nhồi máu

Các tế bào ở một số bộ phận của nhau thai có thể bị chết đi do lưu lượng máu giảm hẳn. Thông thường, hiện tượng này sẽ không tác động nhiều đến thai nhi nhưng nếu người mẹ là đối tượng bị cao huyết áp dạng nặng, nó có thể dẫn đến hiện tượng nhồi máu và đe dọa đến tính mạng của thai nhi.

Phù nhau thai

Khi mắc bệnh phù nhau thai, các mô nhau sẽ bị ứ nước, tăng trọng lượng và thể tích, khiến các bánh nhau mất đi chức năng vốn có của mình.

Phù nhau thai có thể đi kèm theo các chứng phù nề ở dây rốn, ở thai nhi và gây tràn dịch đa màng. Hậu quả có thể dẫn đến các bệnh lý bẩm sinh về tim mạch, các bệnh tiêu hóa, gây ra hiện tượng truyền máu song thai… Nguy hiểm hơn, nó còn dẫn đến các dị tật bẩm sinh, dị dạng… làm ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống sau này của thai nhi một khi được chào đời.

Có thể phát hiện phù nhau thai qua siêu âm. Nếu thấy độ dày bánh nhau trên 4cm, các bác sĩ có thể kết luận về tình trạng phù nhau thai. Trong trường hợp thai nhi ở giai đoạn đầu thai kỳ, các thai phụ sẽ được đề nghị chấm dứt thai kỳ. Nếu phát hiện ở giai đoạn cuối thai kỳ, thai phụ sẽ được chỉ định mổ lấy thai để tránh những tai biến và biến chứng nguy hiểm.

Bánh nhau bất thường về vị trí bám

Placenta-Previa
Vị trí nhau bám bất thường

Như đã nói, vị trí nhau bám thuận lợi trong suốt 9 tháng thai kỳ là đáy tử cung. Ngoài vị trí này, bánh nhau bám ở những vị trí khác như thành bên tử cung, bám thấp hoặc nhau tiền đạo đều đe dọa đến sự phát triển và tồn tại của thai nhi cũng như sức khỏe của người mẹ.

Với những trường hợp liên quan đến vị trí bám của nhau thai này, thai phụ đều có chung triệu chứng xuất huyết bất thường. Riêng về thai nhi, do bị cản trở về việc nhận dưỡng chất nên ngày càng suy yếu, thiếu dinh dưỡng và chậm phát triển.

Biện pháp can thiệp của các bác sĩ sẽ tùy thuộc vào tình trạng và mức độ nguy hiểm gây ra bởi hiện tượng nhau bám vị trí bất thường.

Nhau tiền đạo

4057F27Các trường hợp nhau tiền đạo

Trong những vị trí nhau bám bất thường, nhau bám thấp chặn một phần hoặc toàn bộ cổ tử cung sẽ gây trở ngại lớn đến quá trình chuyển dạ. Bởi lẽ, phải thông qua ngã âm đạo thai nhi mới có thể chào đời. Chính vì vậy, các trường hợp nhau tiền đạo đều phải được chỉ định mổ lấy thai.

Cần lưu ý, trong thai kỳ, nếu bị nhau tiền đạo, thai phụ có thể bị xuất huyết thường xuyên với lượng máu ngày một tăng và trở nặng. Nó có thể khiến người mẹ choáng váng, mất sức và cần nhập viện để được truyền máu và theo dõi sức khỏe thường xuyên.

Các đối tượng thường bị nhau tiền đạo khi mang thai gồm các bà mẹ đã từng sinh mổ, những người đã từng phá thai hoặc những phụ nữ có thói quen hút thuốc lá. Vì thế, cần theo dõi chặt chẽ tiến trình thai kỳ ở những phụ nữ này.

Nhau bong non

Một phần bánh nhau bứt khỏi tử cung khi chưa đến kỳ sinh nở gọi là hiện tượng nhau bong non. Nó có thể gây vỡ mạch máu, làm chảy máu ồ ạt, giảm đột ngột và nghiêm trọng lưu lượng máu, oxy đến thai nhi. Với tình trạng này, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ đe dọa đến tính mạng của cả mẹ lẫn con.

Một số dấu hiệu điển hình để nhận biết tình trạng nhau bong non:

+ Có triệu chứng chảy máu âm đạo

+ Tử cung co thắt liên tục

+ Cảm giác đau đớn từ vùng tử cung

+ Bất thường nhịp tim

Các thai phụ đã từng bị nhau bong non trong lần mang thai trước, nguy cơ lặp lại tình trạng này ở lần mang thai kế tiếp khoảng 25%. Ngoài ra, có những nguy cơ làm phát sinh tình trạng này như sang chấn vùng kín, cao huyết áp, khiếm khuyết ở bộ phận tử cung. Những người thường xuyên hút thuốc lá và sử dụng cocain cũng là những đối tượng có nguy cơ cao bị nhau bong non trong thai kỳ.

Nhau cài răng lược

nhau-cai-rang-luoc-em-dep-1-103151437_700_210Các mức độ của tình trạng nhau cài răng lược

Khi nhau thai cài quá sâu và xâm lấn sang các bộ phận lân cận như bàng quang nó có thể gây chảy máu ồ ạt và đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người mẹ. Chính vì vậy, trong hầu hết trường hợp, thai phụ đều được chỉ định đình chỉ thai, thậm chí buộc phải cắt bỏ tử cung để giữ lại tính mạng. Trường hợp nhau cài lấn sang các bộ phận lân cận khác cũng cần được phẫu thuật để cắt bỏ. Đây có thể nói là biến chứng vô cùng nguy hiểm mà một thai phụ có thể gặp phải trong thai kỳ.

Trên đây là những trường hợp bất thường về nhau thai rất nghiêm trọng mà mẹ bầu cần lưu ý trong thai kỳ. Việc phát hiện kịp thời các bất thường này có ý nghĩa rất quan trọng đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi. Do vậy, cần duy trì lịch khám thai đều đặn theo lời căn dặn của các bác sĩ.

ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN TRỰC TIẾP TẠI ĐÂY:

Book

Các bạn trẻ chuẩn bị lập gia đình cần khám sức khỏe tiền hôn nhân

By on 19/03/2016

Hiện nay, không có xét nghiệm tiêu chuẩn bắt buộc cho bạn trước khi lập gia đình. Tùy theo từng cặp “vợ- chồng” tương lai, bác sĩ sẽ tư vấn các xét nghiệm cần thực hiện cụ thể. Việc khám sức khỏe tiền hôn nhân giúp các cặp “vợ- chồng” chuẩn bị tốt trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân nhiều thú vị nhưng cũng có không ít khó khăn.

Mục tiêu của khám sức khỏe tiền hôn nhân nhằm kiểm tra sức khỏe tổng quát của mỗi người, cả người nam và người nữ, những vấn đề về sức khỏe tổng quát, cơ quan sinh dục- sinh sản, các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục. Kế hoạch có con của từng cặp vợ chồng để có thể tư vấn các biện pháp ngừa thai thích hợp. Các chủng ngừa cần thiết cho mỗi người, nhất là của người nữ trước khi mang thai.

Thông thường, cả nam và nữ hàng năm cần thực hiện các xét nghiệm tổng quát về chức năng gan, thận, huyết học… Khi chuẩn bị lập gia đình, bên cạnh các xét nghiệm trên, cả hai người cần khám và thực hiện các xét nghiệm về các bệnh lây lan qua đường tình dục như HIV, viêm gan siêu vi B, viêm gan siêu vi C, giang mai,… Cơ quan sinh dục cần được thăm khám qua khám phụ khoa và khám nam khoa. Ở người nữ, khi khám phụ khoa cần được tư vấn để thực hiện các xét nghiệm như phết tế bào cổ tử cung để tầm soát ung thư cổ tử cung, siêu âm phụ khoa để đánh giá về mặt giải phẫu của đường sinh dục. Tùy theo một số trường hợp đặc biệt, các bác sĩ sẽ cho thực hiện các xét nghiệm nội tiết tố sinh dục. Ở người nam, xét nghiệm tinh dịch đồ có thể thực hiện nhất là ở những người có tiền sử bị quai bị lúc nhỏ…

Qua khám tiền hôn nhân, các bác sĩ sẽ hỏi kỹ về kế hoạch có thai của thừng cặp vợ chồng. Nếu chưa muốn có thai ngay, các biện pháp tránh thai sẽ được tư vấn nhằm cùng nhau lựa chọn phương pháp ngừa thai hợp lý nhất. Chúng ta cần chú ý rằng không có phương pháp ngừa thai tốt nhất, chỉ có phương pháp ngừa thai phù hợp nhất cho từng cặp vợ chồng trong từng giai đoạn cụ thể mà thôi. Nếu cặp vợ chồng muốn có thai ngay sau khi cưới, bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn về thời điểm quan hệ tình dục sao cho khả năng có thai cao nhất.

Việc chủng ngừa trước khi lập gia đình, sanh em bé rất cần thiết, nhất là ở người nữ. Khi mang thai, nếu thai phụ nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu, nguy cơ dị tật thai nhi rất cao. Đa phần các dị tật cho thai nhi do Rubella gây ra rất khó phát hiện được như dị tật mù mắt, đục thủy tinh thể, điếc do thần kinh. Người phụ nữ cần xét nghiệm xem có nhiễm Rubella chưa. Nếu xét nghiệm thấy chưa có kháng thể Rubella trong máu, người nữ cần được tiêm ngừa Rubella để phòng tránh nhiễm Rubella trong thai kỳ. Các chủng ngừa khác như cúm, viêm gan siêu vi B, thủy đậu, sởi, quai bị cũng rất cần thiết. Sau khi chủng ngừa Rubella, người phụ nữ nên tránh có thai trong vòng 3 tháng sau, tối thiểu là 1 tháng.

Các bệnh về di truyền của cả hai vợ chồng sẽ được bác sĩ chuyên khoa tư vấn. Những người có tiền sử gia đình bị thiếu máu Thalassemia, bệnh Down, nhóm máu hiếm Rh (-)… sẽ được tư vấn kỹ về cách dự phòng hoặc phát hiện sớm khi mang thai. Acid folic có thể được sử dụng hàng ngày cho người nữ trước mang thai nhằm giảm nguy cơ bị các bất thường thai nhi, nhất là các bất thường về ống thần kinh như não úng thủy, thoát vị não, màng não…

– Hỏi tiền sử bệnh lý bản thân, gia đình.

– Khám nội tổng quát (đo chiều cao, cân nặng, dấu hiệu sinh tồn, khám tim mạch, hô hấp, tiêu hóa).

– Siêu âm ổ bụng tổng quát: gan, mật, lách, tụy, thận, niệu quản, bàng quang, tuyến tiền liệt với nam và phụ khoa với nữ.

– Siêu âm tuyến vú (nữ).

– Soi tươi dịch âm đạo (nữ).

– Khám nam khoa.

– Xét nghiệm tinh dịch đồ (nam).

– Xét nghiệm nhóm máu.

– Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi.

– Đường huyết.

– Mỡ máu.

– Chức năng gan.

– Chức năng thận.

– Tổng phân tích nước tiểu.

– Kiểm tra huyết thanh nhằm phát hiện các bệnh hoa liễu, viêm gan B, HIV, bệnh rubella (nữ).

– Kiểm tra hormone sinh dục: estrogen, FSH, LH, progesterone (nữ), testosterone (nam).

Các câu hỏi thường gặp trong khám hiếm muộn – vô sinh

By on 19/03/2016

Thời điểm nào thuận tiện để bạn đến khám hiếm muộn lần đầu tiên?

– Người vợ: Ngày 2 của chu kỳ kinh nguyệt

– Người chồng: Kiêng xuất tinh từ 2 đến 5 ngày

Các giấy tờ bệnh nhân cần chuẩn bị là gì?

– Giấy đăng ký kết hôn (bản photocopy và bản chính để nhân viên y tế đối chiếu)

– CMND hoặc passport của hai vợ chồng (bản photocopy và bản chính để nhân viên y tế đối chiếu)

– Các xét nghiệm liên quan trước đó, kết quả các xét nghiệm có thể được sử dụng trong vòng 6 tháng. Việc làm lại các xét nghiệm có thể được yêu cầu nếu cần thiết.

Bơm tinh trùng vào buồng tử cung là gì ????

Bơm tinh trùng vào buồng tử cung hay thụ tinh nhân tạo (Intra Uterine Insemination – IUI) là kỹ thuật đưa tinh trùng đã được lọc rửa trực tiếp vào buồng tử cung.

Bơm tinh trùng còn có lợi điểm là mang tinh trùng có độ di động tốt, khả năng thụ tinh cao, cô đặc trong một thể tích nhỏ đến gần trứng hơn quanh thời điểm rụng trứng.

Bơm tinh trùng vào buồng tử cung được thực hiện khi nào?

 Đối với nam:
  • Rối loạn xuất tinh: lổ tiểu đóng thấp, xuất tinh ngược dòng, rối loạn cương.
  • Tinh trùng ít, tinh trùng kém di động, tinh trùng dị dạng, hoặc phối hợp các yếu tố trên với mức độ nhẹ.
  • Kháng thể kháng tinh trùng ở nam giới, hoặc kháng thể kháng tinh trùng ở nữ giới.

Đối với nữ:

  • Rụng trứng không đều.
  • Lạc nội mạc tử cung mức độ nhẹ và trung bình.
  • Vô sinh chưa rõ nguyên nhân.

Điều kiện thực hiện:

  • Ít nhất 1 trong 2 ống dẫn trứng phải thông.
  • Buồng trứng còn hoạt động.
  • Tinh trùng bất thường mức độ nhẹ hoặc vừa (dựa theo kết quả tinh dịch đồ).

Người chồng nên ngưng xuất tinh 1-2 ngày trước khi lấy tinh trùng thực hiện thủ thuật. Đây là thời điểm tinh trùng được chuẩn bị tốt nhất để có khả năng thụ tinh cao nhất.

Bơm tinh trùng vào buồng tử cung được thực hiện ra sao?

Quy trình bơm tinh trùng vào buồng tử cung sẽ được bắt đầu vào ngày thứ 2 của kỳ kinh.

Người vợ sẽ được tiêm thuốc kích thích buồng trứng hàng ngày trong khoảng 8 đến 10 ngày. Trong thời gian này, người vợ sẽ được hẹn siêu âm, đánh giá tình hình phát triển của nang trứng khoảng 2-3 lần.

Vào ngày được hẹn bơm tinh trùng, người chồng sẽ lấy tinh trùng bằng cách thủ dâm. Sau đó, tinh trùng được lọc rửa để chọn lọc những tinh trùng di động tốt, loại một phần chất kích thích co thắt tử cung trong tinh dịch, loại tế bào chết, vi sinh vật có hại.

IUI-2-01

Tinh trùng sau lọc rửa sẽ được bơm vào buồng tử cung bằng một ống nhỏ chuyên dụng, là catheter mềm, đầu tù dễ đưa vào buồng tử cung đồng thời hạn chế được tổn thương tử cung.

Sau khi bơm, người vợ sẽ nằm nghỉ tại chỗ khoảng 15 phút và ra về, bắt đầu sử dụng thuốc theo toa bác sĩ.

Sau 14 ngày thực hiện bơm tinh trùng, người vợ đến Phòng khám Hoàng Gia thử thai theo lịch hẹn.

Thụ tinh trong ống nghiệm là gì?

Thụ tinh trong ống nghiệm là từ để chỉ kỹ thuật điều trị hiếm muộn-vô sinh, trong đó, trứng của người phụ nữ/người vợ sẽ được lấy ra ngoài và kết hợp (thụ tinh) với tinh trùng của người nam/người chồng bên ngoài cơ thể để tạo thành phôi. Sau một thời gian nuôi cấy bên ngoài (thường 2-5 ngày), phôi sẽ được đưa trở lại buồng tử cung của người phụ nữ/người vợ.

Thụ tinh trong ống nghiệm khi nào?

IVF-01

Thụ tinh trong ống nghiệm là một kỹ thuật điều trị có hiệu quả trong các trường hợp sau:

  • Phụ nữ lớn tuổi
  • Phụ nữ có tổn thương ống dẫn trứng (tắc, ứ dịch…)
  • Phụ nữ có các bệnh lý liên quan lạc nội mạc tử cung
  • Người nam có tinh trùng bất thường (ít, yếu, dị dạng)
  • Các cặp vợ chồng vô sinh chưa rõ nguyên nhân
  • Các cặp vợ chồng đã thất bại với kỹ thuật bơm tinh trùng vào buồng tử cung

Thụ tinh trong ống nghiệm được tiến hành ra sao?

Bước 1: Chuẩn bị
Sau khi đã được các bác sĩ khám, tư vấn và có chỉ định thực hiện TTTON, vợ chồng sẽ được:

  • Hướng dẫn thực hiện một số xét nghiệm phục vụ cho TTTON.
  • Khám tiền mê để bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát của người vợ, xem có khả năng làm TTTON và mang thai hay không.
  • Người vợ được hẹn quay lại bệnh viện vào ngày có kinh thứ 2 hay thứ 3 của chu kỳ.
IVF-2-01

Bước 2: Ươm mầm

Vào ngày 2 hoặc 3 của chu kỳ, người vợ sẽ được:

  • Tiêm thuốc kích thích buồng trứng liên tục mỗi ngày, thường trong khoảng thời gian 10-12 ngày.
  • Trong thời gian tiêm thuốc, người vợ sẽ được siêu âm và xét nghiệm máu, nhằm theo dõi sự phát triển của nang noãn.
  • Khi nang noãn đạt kích thước theo yêu cầu, người vợ sẽ được hướng dẫn tiêm mũi thuốc cuối cùng để kích thích trứng trưởng thành. Mũi thuốc này cần phải tiêm đúng giờ chỉ định.

Bước 3: Thu hoạch

  • Bác sĩ tại  trung tâm hỗ trợ sinh sản sẽ tiến hành lấy trứng (qua đường âm đạo, dưới hướng dẫn của siêu âm) vào khoảng 36 giờ sau mũi tiêm thuốc cuối cùng.
  • Vào buổi sáng ngày lấy trứng của người vợ, người chồng sẽ được hướng dẫn lấy tinh trùng hoặc được thông báo rã mẫu tinh trùng đông lạnh (nếu đã được trữ đông tại trung tâm hỗ trợ sinh sản trước đó).

Bước 4: Giao lưu

  • Trứng và tinh trùng sau khi lấy ra, sẽ được chuyển đến phòng labo để tiến hành thụ tinh và tạo phôi.
  • Phôi sẽ được nuôi cấy bên ngoài cơ thể 2-5 ngày. Trong thời gian này, người vợ sẽ được dùng thuốc nội tiết (thường là đường uống và đặt âm đạo) để chuẩn bị cho chuyển phôi.

Bước 5: Ra mắt

  • Vào ngày chuyển phôi, nhân viên y tế tại Trung tâm hỗ trợ sinh sản sẽ cung cấp thông tin về số lượng, chất lượng phôi được tạo thành. Số phôi chuyển vào buồng tử cung, cũng như số phôi dư có thể đông lạnh cũng sẽ được thống nhất.
  • Sau khi chuyển phôi, người vợ sẽ nằm nghỉ tại Trung tâm hỗ trợ sinh sản khoảng 60 phút và ra về.
  • Trong thời gian 2 tuần sau chuyển phôi, người vợ tiếp tục sử dụng các loại thuốc nội tiết theo hướng dẫn của Bác sĩ chuyên khoa.

Bước 6: Thử thai

  • Khi đến ngày hẹn thử thai (thường là 2 tuần sau ngày chuyển phôi), người vợ sẽ đến Phòng khám Hoàng Gia để thử máu. Nếu kết quả thử thai dương tính (theo dõi có thai), người vợ sẽ được hẹn quay lại siêu âm vào 1-2 tuần sau.

Trưởng thành trứng non trong ống nghiệm là gì?

Nuôi trưởng thành trứng non trong ống nghiệm và thụ tinh trong ống nghiệm về cơ bản khá giống nhau, bao gồm lấy trứng ra ngoài, tạo thành phôi, nuôi phôi rồi chuyển vào tử cung.

Vấn đề khác biệt là thụ tinh ống nghiệm phải tốn thời gian tiêm thuốc kích thích trứng lớn lên rồi mới lấy trứng đã trưởng thành ở cơ thể ra ngoài. Với kỹ thuật nuôi trứng non, chỉ tiêm khoảng 3 ngày thuốc với liều lượng thấp. Trứng còn non sau khi lấy ra ngoài được nuôi cho trưởng thành trong ống nghiệm, sau đó mới tiến hành quy trình thụ tinh thường quy. Do không tiêm thuốc kích thích trứng nên loại trừ hẳn 100% nguy cơ quá kích buồng trứng.

IVM-01-01

Kỹ thuật này đòi hỏi sự khéo léo, cần cù và tỉ mỉ. Do buồng trứng không được kích thích nên có kích thước rất nhỏ, khâu hút trứng đòi hỏi phải khéo léo mới hút được nhiều. Khi nuôi trưởng thành cũng đòi hỏi phải tuân thủ điều kiện hết sức nghiêm ngặt và mất thời gian theo dõi thường xuyên.

Kỹ thuật IVM mang lại hàng loạt các lợi ích cho bệnh nhân như: thuận tiện hơn, thời gian điều trị ngắn hơn, tiêm thuốc ít hơn, chi phí điều trị thấp hơn, kỹ thuật điều trị an toàn hơn.

Tại các Trung tâm hỗ trợ sinh sản, IVM được áp dụng cho các trường hợp buồng trứnng đa nang và có nguy cơ hội chứng quá kích buồng trứng cao.

Hỗ trợ phôi thoát màng là gì?

Sau khi được nuôi cấy và chuyển vào buồng tử cung, phôi phải thoát ra khỏi vỏ bao quanh phôi (màng trong suốt – zona pellucida) để có thể bám vào nội mạc tử cung, sau đó làm tổ và phát triển thành thai. Trong nhiều trường hợp, vỏ bao quanh phôi quá dày hay cứng chắc bất thường, phôi sẽ không thoát ra ngoài được, nên không thể làm tổ vào nội mạc tử cung.

Kỹ thuật hỗ trợ phôi thoát màng (assisted hatching) được áp dụng để làm mỏng vỏ bao quanh phôi. Kỹ thuật này thực hiện trước khi chuyển phôi vào buồng tử cung. Nhờ đó, phôi sau khi được chuyển vào buồng tử cung sẽ tiếp tục phát triển và dễ dàng thoát ra ngoài vỏ bao để làm tổ.

AH-01

Kỹ thuật hỗ trợ phôi thoát màng hiện được áp dụng ở hầu hết các trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) trên thế giới. Kỹ thuật này được chứng minh là một kỹ thuật an toàn và có khả năng làm tỷ lệ có thai khi thực hiện TTTON tăng thêm khoảng 7%.

Kỹ thuật này thường được thực hiện cho những trường hợp sau:

  • Bệnh nhân thất bại nhiều lần mặc dù chất lượng phôi tốt
  • Bệnh nhân chuyển phôi trữ lạnh
  • Bệnh nhân ít phôi, lớn tuổi
  • Bệnh nhân có phôi có màng trong suốt dày bất thường
  • Bệnh nhân thực hiện kỹ thuật trưởng thành trứng trong ống nghiệm (IVM)

Nguồn: IVFMD 

Hệ thống phòng khám phụ sản  Hoàng Gia