X

Tính chỉ số BMI

Chiều cao: cm

Cân nặng : kg

Tính

Được thành lập từ ngày 1/10/2002, Phòng khám Hoàng Gia Healthcare không ngừng phát triển, phấn đấu trở thành địa chỉ tin cậy của các cặp vợ chồng tại Thành Phố Hồ Chí Minh và cả nước chuyên cung cấp các dịnh vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm, thụ tinh nhân tạo, trữ trứng, khám thai sản, chẩn đoán tiền sản, siêu âm tiền sản. Lấy phương châm phục vụ khách hàng bằng cả trái tim, các Bác Sĩ Phòng khám cam kết đem lại sự hài lòng cho khách hàng.

Archives

Dây rốn quấn cổ thai nhi là gì?

By on 26/08/2020

 

Tình trạng dây rốn cổ thai nhi là như thế nào?

Dây rốn quấn cổ là tình trạng rất hay gặp nó chiếm tỷ lệ khoảng chừng trên 30% các trường hợp mang thai. Trong thực tế, có rất nhiều dạng dây rốn quấn cổ, có những trường hợp quấn rất nhiều vòng, 2 đến 3 vòng… và có thể nhiều hơn nữa… và cũng có thể vừa quấn cổ vừa kèm theo bất thường khác như dây rốn thắt nút…

Tình trạng dây rốn quấn cổ thai nhi thường hay xảy ra vào giai đoạn nào của thai kỳ?

Dây rốn quấn cổ thai nhi có thể xảy ra ở mọi thời điểm của thai kỳ, có thể 3 tháng đầu, 3 tháng giữa và có thể là 3 tháng cuối. Tuy nhiên, thông thường người ta hay chú ý đến tình trạng dây rốn quán cổ trong 3 tháng cuối cùng của thai kỳ, lúc gần ngày sinh. Vì sao vậy? Trong giai đoạn cuối cùng của thai kỳ, nhất là từ lúc 33-34 tuần của thai kỳ, khi đầu thai nhi đã xuống sâu vào trong khung chậu của người mẹ thì đa số các trường hợp dây rốn quấn cổ thai nhi sẽ không tự tháo ra được nữa.

Dây rốn quấn cổ sẽ ảnh hưởng như thế nào đến với mẹ và thai nhi?

Dây rốn quấn cổ thai nhi không ảnh hưởng đến sức khỏe của mẹ. Đối với thai nhi, dây rốn quấn cổ trong đa số các trường hợp đều không ảnh hưởng đến sức khỏe thai trong suốt quá trình mang thai và cả trong quá trình chuyển dạ. Thai nhi được bao bọc trong một môi trường là nước ối và đa số các trường hợp dây rốn đủ dài để không có tình trạng chèn ép mạch máu ở dây rốn. Tuy nhiên một số trường hợp nếu dây rốn quá ngắn hoặc tình trạng dây rốn quấn cổ nhiều vòng…thì mạch máu ở dây rốn sẽ bị chèn ép dẫn đến tình trạng thiếu oxy cho thai.

Những nguyên nhân chính nào dẫn đến tình trạng dây rốn quấn cổ thai nhi?

Có thể nói rằng nguyên nhân của tình trạng dây rốn quấn cổ là do… “ngẫu nhiên”. Thai nhi trong bụng mẹ có tình trạng cử động vô thức, không bị ảnh hưởng của ý muốn của người mẹ và cả ý muốn của thai nhi. Những cử động vô thức này, ngẫu nhiên vào một lúc nào đó, tạo ra cảnh dây rốn tự quấn quanh cổ thai nhi vài vòng…

Làm sao để nhận biết một thai phụ đang mắc phải tình trạng dây rốn quấn cổ?

Bình thường thì không thể nhận biết được tình trạng dây rốn quấn cổ qua thăm khám bên ngoài. Tình trạng này thường được chẩn đoán qua siêu âm đặc biệt qua siêu âm màu. Khi đó, các bác sĩ chuyên khoa sẽ thấy được vùng cổ thai nhi có 1 hoặc 2 hoặc 3 vòng dây rốn với hình ảnh mạch máu đặc trưng bên trong dây rốn.

Một số thai phụ khi mắc phải tình trạng này họ thường tỏ ra lo lắng và mong muốn được mổ để lấy thai nhi ra sớm thì đó có đúng hay không?

Chỉ định mổ lấy thai phụ thuộc vào những yếu tố liên quan tới bà mẹ hoặc thai nhi và có thể là liên quan đến phần phụ (dây rốn, bánh nhau) của thai nhi. Dây rốn quấn cổ khá thường gặp và đa số các trường hợp thai phụ có thể sinh bình thường ngả âm đạo. Do đó, nếu chỉ vì chuyện dây rốn quấn cổ mà tiến hành phẫu thuật thì không đúng. Sản phụ có thể được chỉ định mổ lấy thai vì các nguyên nhân khác như ngôi thai không lọt vào khung chậu mẹ, thai suy…. Và dây rốn quấn cổ thai nhi chỉ là yếu tố phụ trợ thêm vào.

Một số trường hợp thai nhi tử vong trước hoặc trong lúc chuyển dạ và khi sinh ra, phát hiện dây rốn quấn cổ. Vậy dây rốn quấn cổ có phải là nguyên nhân gây tử vong thai nhi hay không?

Thai nhi tử vong trong bụng mẹ trước khi sinh có thể nói rằng một tình trạng mà không một ai mong muốn. Nguyên nhân của thai nhi tử vong có thể nói rằng là khá nhiều tùy vào tuổi thai của em bé. Đối với những trường hợp thai chết lưu sau 20 tuần, y học phân nhóm thành:

  • Thai chết lưu sớm là những trường hợp thai tử vong trong bụng mẹ ở tuổi thai 20-27 tuần.
  • Thai chết lưu muộn là những trường hợp thai tử vong trong bụng mẹ ở tuổi thai 28-36 tuần.
  • Thai chết lưu đủ tháng là những trường hợp thai tử vong trong bụng mẹ ở tuổi thai gần ngày sinh (sau 37 tuần).

Nguyên nhân của thai chết lưu sớm (20-27 tuần) thường là bất thường bẩm sinh, nhiễm trùng bào thai, thai chậm phát triển trong tử cung hoặc mẹ bị bệnh lý nội khoa nặng (đái tháo đường không được kiểm soát tốt, tiền sản giật nặng…

Về thai chết lưu muộn (28-36 tuần), nguyên nhân hàng đầu là mẹ có bệnh lý nội khoa nặng, hoặc bị các biến chứng của sản khoa như nhau bong non, nhau tiền đạo, dây rốn bám mép bánh nhau sa dây rốn. Ngoài ra, y văn cũng ghi nhận nhiều trường hợp không rõ nguyên nhân sau khi khảo sát hết tất cả các nguyên nhân có thể xảy ra (Unexplained stillbirth).

Thai chết lưu không rõ nguyên nhân (Unexplained stillbirth) chiểm tỷ lệ từ 25-60% các trường hợp thai chết lưu. Theo ACOG (hội sản phụ khoa Hoa kỳ), thai chết lưu gần ngày sinh thường không tìm thấy nguyên nhân hơn so với thai chết lưu xảy ra trong giai đoạn sớm của thai kỳ. 2/3 các trường hợp thai chết lưu không rõ nguyên nhân xảy ra ở thai sau 35 tuần.

Thai phụ sẽ làm gì khi được thông báo tình trạng dây rốn quấn cổ thai nhi?

Các thai phụ không nên lo lắng nhiều quá mức. Các bà mẹ chỉ nên là theo dõi kỹ vấn đề thai nhi máy (đạp) có bình thường hay không. Cách theo dõi thai máy đơn giản nhất là theo dõi tình trạng thai cử động trong vòng 1 giờ sau ăn sau những bữa ăn chính. Nếu thai máy trên 4 lần có nghĩa là bình thường. Nếu mà thai không máy được 4 lần trong vòng 1 giờ sau ăn thì nên thông báo cho bác sĩ sản khoa biết.

Tình trạng dây rốn quấn cổ thai nhi có thể phòng ngừa được hay không?

Không có cách phòng ngừa tình trạng dây rốn quấn cổ thai nhi. Tuy nhiên, các mẹ bầu cần phải hiểu rằng tình trạng này rất hay gặp và rất nhiều các trường hợp không gây nguy hiểm cho thai nhi.

TS.Nguyễn Hữu Trung

Trưởng khoa Phụ Sản- Bệnh viện Đại học Y Dược (cơ sở 2)

Giảng viên Đại học Y dược TP HCM

Bác sĩ Bệnh viện Hùng Vương

Giám đốc chuyên môn Phòng khám Hoàng Gia Healthcare

 

Book

Tình Trạng Dây Rốn Quấn Cổ Thai Nhi – Tiến sĩ Bác sĩ Nguyễn Hữu Trung

By on 23/11/2017

CÁC BẤT THƯỜNG DÂY RỐN, BÁNH NHAU

By on 11/04/2016

Nhau thai giữ vai trò là nơi trung chuyển các dưỡng chất từ người mẹ truyền sang thai nhi. Nó giữ cho máu của mẹ và thai nhi luôn độc lập với nhau, đồng thời ngăn không cho các vi khuẩn xâm nhập và gây hại cho thai nhi.

Tuy nhiên, nhau thai không phải là một màng chắn siêu nhiên. Nó có thể bị xâm hại bởi các hóa chất độc hại và tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất thường có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi.

1. Nhắc lại cấu tạo và chức năng của nhau thai

nhau thai 1Cấu tạo của nhau thai

Nhau thai có hình dạng tựa như một chiếc bánh xốp và có cấu tạo gần giống với phổi của người trưởng thành. Trong nhau thai bao gồm nhiều bánh nhau. Mỗi bánh nhau này có chứa khoảng 15-20 múi và giữa mỗi múi như vậy đều có các rãnh nhỏ.

Mỗi phụ nữ khi mang thai lại hình thành một cấu tạo và vị trí nhau thai khác nhau. Thế nhưng, trong phần lớn các trường hợp, nhau thai đều bám ở vị trí đáy tử cung. Chính ở vị trí thuận lợi này, nhau thai sẽ đảm nhiệm vai trò cung cấp oxy và các dưỡng chất, sản xuất hormone thai kỳ để nuôi dưỡng thai nhi phát triển khỏe mạnh trong suốt 9 tháng thai kỳ. Ngoài ra, nhau thai tồn tại cũng để đảm bảo thai nhi không bị xâm hại bởi các vi khuẩn gây bệnh khác. Chính vì vậy, những trường hợp nhau thai bám ở vị trí không thuận sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ.

2. Những bất thường nhau thai
Tất cả những bất thường về nhau thai đều dẫn đến những tác động nghiêm trọng đến sự tồn tại của thai nhi và sức khỏe của người mẹ. Các biến chứng nguy hiểm liên quan đến nhau thai bao gồm:

Suy nhau thai

Khi nhau thai không còn đủ khả năng đảm nhiệm vai trò truyền dưỡng chất và oxy từ mẹ sang thai nhi, người ta sẽ gọi là suy nhau thai. Phần lớn, nguyên nhân của tình trạng nghiêm trọng này là do cấu tạo nhau thai có sự bất thường hoặc do thai nhi đang gặp vấn đề về sức khỏe. Mặc dầu không có triệu chứng rõ rệt để nhận biết nhưng chỉ cần dựa trên tình trạng phát triển chậm hoặc khả năng vận động suy yếu của thai nhi, các bác sĩ có thể chẩn đoán được điều này.

Nhồi máu

Các tế bào ở một số bộ phận của nhau thai có thể bị chết đi do lưu lượng máu giảm hẳn. Thông thường, hiện tượng này sẽ không tác động nhiều đến thai nhi nhưng nếu người mẹ là đối tượng bị cao huyết áp dạng nặng, nó có thể dẫn đến hiện tượng nhồi máu và đe dọa đến tính mạng của thai nhi.

Phù nhau thai

Khi mắc bệnh phù nhau thai, các mô nhau sẽ bị ứ nước, tăng trọng lượng và thể tích, khiến các bánh nhau mất đi chức năng vốn có của mình.

Phù nhau thai có thể đi kèm theo các chứng phù nề ở dây rốn, ở thai nhi và gây tràn dịch đa màng. Hậu quả có thể dẫn đến các bệnh lý bẩm sinh về tim mạch, các bệnh tiêu hóa, gây ra hiện tượng truyền máu song thai… Nguy hiểm hơn, nó còn dẫn đến các dị tật bẩm sinh, dị dạng… làm ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống sau này của thai nhi một khi được chào đời.

Có thể phát hiện phù nhau thai qua siêu âm. Nếu thấy độ dày bánh nhau trên 4cm, các bác sĩ có thể kết luận về tình trạng phù nhau thai. Trong trường hợp thai nhi ở giai đoạn đầu thai kỳ, các thai phụ sẽ được đề nghị chấm dứt thai kỳ. Nếu phát hiện ở giai đoạn cuối thai kỳ, thai phụ sẽ được chỉ định mổ lấy thai để tránh những tai biến và biến chứng nguy hiểm.

Bánh nhau bất thường về vị trí bám

Placenta-Previa
Vị trí nhau bám bất thường

Như đã nói, vị trí nhau bám thuận lợi trong suốt 9 tháng thai kỳ là đáy tử cung. Ngoài vị trí này, bánh nhau bám ở những vị trí khác như thành bên tử cung, bám thấp hoặc nhau tiền đạo đều đe dọa đến sự phát triển và tồn tại của thai nhi cũng như sức khỏe của người mẹ.

Với những trường hợp liên quan đến vị trí bám của nhau thai này, thai phụ đều có chung triệu chứng xuất huyết bất thường. Riêng về thai nhi, do bị cản trở về việc nhận dưỡng chất nên ngày càng suy yếu, thiếu dinh dưỡng và chậm phát triển.

Biện pháp can thiệp của các bác sĩ sẽ tùy thuộc vào tình trạng và mức độ nguy hiểm gây ra bởi hiện tượng nhau bám vị trí bất thường.

Nhau tiền đạo

4057F27Các trường hợp nhau tiền đạo

Trong những vị trí nhau bám bất thường, nhau bám thấp chặn một phần hoặc toàn bộ cổ tử cung sẽ gây trở ngại lớn đến quá trình chuyển dạ. Bởi lẽ, phải thông qua ngã âm đạo thai nhi mới có thể chào đời. Chính vì vậy, các trường hợp nhau tiền đạo đều phải được chỉ định mổ lấy thai.

Cần lưu ý, trong thai kỳ, nếu bị nhau tiền đạo, thai phụ có thể bị xuất huyết thường xuyên với lượng máu ngày một tăng và trở nặng. Nó có thể khiến người mẹ choáng váng, mất sức và cần nhập viện để được truyền máu và theo dõi sức khỏe thường xuyên.

Các đối tượng thường bị nhau tiền đạo khi mang thai gồm các bà mẹ đã từng sinh mổ, những người đã từng phá thai hoặc những phụ nữ có thói quen hút thuốc lá. Vì thế, cần theo dõi chặt chẽ tiến trình thai kỳ ở những phụ nữ này.

Nhau bong non

Một phần bánh nhau bứt khỏi tử cung khi chưa đến kỳ sinh nở gọi là hiện tượng nhau bong non. Nó có thể gây vỡ mạch máu, làm chảy máu ồ ạt, giảm đột ngột và nghiêm trọng lưu lượng máu, oxy đến thai nhi. Với tình trạng này, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ đe dọa đến tính mạng của cả mẹ lẫn con.

Một số dấu hiệu điển hình để nhận biết tình trạng nhau bong non:

+ Có triệu chứng chảy máu âm đạo

+ Tử cung co thắt liên tục

+ Cảm giác đau đớn từ vùng tử cung

+ Bất thường nhịp tim

Các thai phụ đã từng bị nhau bong non trong lần mang thai trước, nguy cơ lặp lại tình trạng này ở lần mang thai kế tiếp khoảng 25%. Ngoài ra, có những nguy cơ làm phát sinh tình trạng này như sang chấn vùng kín, cao huyết áp, khiếm khuyết ở bộ phận tử cung. Những người thường xuyên hút thuốc lá và sử dụng cocain cũng là những đối tượng có nguy cơ cao bị nhau bong non trong thai kỳ.

Nhau cài răng lược

nhau-cai-rang-luoc-em-dep-1-103151437_700_210Các mức độ của tình trạng nhau cài răng lược

Khi nhau thai cài quá sâu và xâm lấn sang các bộ phận lân cận như bàng quang nó có thể gây chảy máu ồ ạt và đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người mẹ. Chính vì vậy, trong hầu hết trường hợp, thai phụ đều được chỉ định đình chỉ thai, thậm chí buộc phải cắt bỏ tử cung để giữ lại tính mạng. Trường hợp nhau cài lấn sang các bộ phận lân cận khác cũng cần được phẫu thuật để cắt bỏ. Đây có thể nói là biến chứng vô cùng nguy hiểm mà một thai phụ có thể gặp phải trong thai kỳ.

Trên đây là những trường hợp bất thường về nhau thai rất nghiêm trọng mà mẹ bầu cần lưu ý trong thai kỳ. Việc phát hiện kịp thời các bất thường này có ý nghĩa rất quan trọng đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi. Do vậy, cần duy trì lịch khám thai đều đặn theo lời căn dặn của các bác sĩ.

ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN TRỰC TIẾP TẠI ĐÂY:

Book