X

Tính chỉ số BMI

Chiều cao: cm

Cân nặng : kg

Tính

Được thành lập từ ngày 1/10/2002, Phòng khám Hoàng Gia Healthcare không ngừng phát triển, phấn đấu trở thành địa chỉ tin cậy của các cặp vợ chồng tại Thành Phố Hồ Chí Minh và cả nước chuyên cung cấp các dịnh vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm, thụ tinh nhân tạo, trữ trứng, khám thai sản, chẩn đoán tiền sản, siêu âm tiền sản. Lấy phương châm phục vụ khách hàng bằng cả trái tim, các Bác Sĩ Phòng khám cam kết đem lại sự hài lòng cho khách hàng.

Archives

CÁC BẤT THƯỜNG DÂY RỐN, BÁNH NHAU

By on 11/04/2016

Nhau thai giữ vai trò là nơi trung chuyển các dưỡng chất từ người mẹ truyền sang thai nhi. Nó giữ cho máu của mẹ và thai nhi luôn độc lập với nhau, đồng thời ngăn không cho các vi khuẩn xâm nhập và gây hại cho thai nhi.

Tuy nhiên, nhau thai không phải là một màng chắn siêu nhiên. Nó có thể bị xâm hại bởi các hóa chất độc hại và tiềm ẩn nhiều nguy cơ bất thường có thể ảnh hưởng đến cả mẹ và thai nhi.

1. Nhắc lại cấu tạo và chức năng của nhau thai

nhau thai 1Cấu tạo của nhau thai

Nhau thai có hình dạng tựa như một chiếc bánh xốp và có cấu tạo gần giống với phổi của người trưởng thành. Trong nhau thai bao gồm nhiều bánh nhau. Mỗi bánh nhau này có chứa khoảng 15-20 múi và giữa mỗi múi như vậy đều có các rãnh nhỏ.

Mỗi phụ nữ khi mang thai lại hình thành một cấu tạo và vị trí nhau thai khác nhau. Thế nhưng, trong phần lớn các trường hợp, nhau thai đều bám ở vị trí đáy tử cung. Chính ở vị trí thuận lợi này, nhau thai sẽ đảm nhiệm vai trò cung cấp oxy và các dưỡng chất, sản xuất hormone thai kỳ để nuôi dưỡng thai nhi phát triển khỏe mạnh trong suốt 9 tháng thai kỳ. Ngoài ra, nhau thai tồn tại cũng để đảm bảo thai nhi không bị xâm hại bởi các vi khuẩn gây bệnh khác. Chính vì vậy, những trường hợp nhau thai bám ở vị trí không thuận sẽ gây nên những biến chứng nguy hiểm trong thai kỳ.

2. Những bất thường nhau thai
Tất cả những bất thường về nhau thai đều dẫn đến những tác động nghiêm trọng đến sự tồn tại của thai nhi và sức khỏe của người mẹ. Các biến chứng nguy hiểm liên quan đến nhau thai bao gồm:

Suy nhau thai

Khi nhau thai không còn đủ khả năng đảm nhiệm vai trò truyền dưỡng chất và oxy từ mẹ sang thai nhi, người ta sẽ gọi là suy nhau thai. Phần lớn, nguyên nhân của tình trạng nghiêm trọng này là do cấu tạo nhau thai có sự bất thường hoặc do thai nhi đang gặp vấn đề về sức khỏe. Mặc dầu không có triệu chứng rõ rệt để nhận biết nhưng chỉ cần dựa trên tình trạng phát triển chậm hoặc khả năng vận động suy yếu của thai nhi, các bác sĩ có thể chẩn đoán được điều này.

Nhồi máu

Các tế bào ở một số bộ phận của nhau thai có thể bị chết đi do lưu lượng máu giảm hẳn. Thông thường, hiện tượng này sẽ không tác động nhiều đến thai nhi nhưng nếu người mẹ là đối tượng bị cao huyết áp dạng nặng, nó có thể dẫn đến hiện tượng nhồi máu và đe dọa đến tính mạng của thai nhi.

Phù nhau thai

Khi mắc bệnh phù nhau thai, các mô nhau sẽ bị ứ nước, tăng trọng lượng và thể tích, khiến các bánh nhau mất đi chức năng vốn có của mình.

Phù nhau thai có thể đi kèm theo các chứng phù nề ở dây rốn, ở thai nhi và gây tràn dịch đa màng. Hậu quả có thể dẫn đến các bệnh lý bẩm sinh về tim mạch, các bệnh tiêu hóa, gây ra hiện tượng truyền máu song thai… Nguy hiểm hơn, nó còn dẫn đến các dị tật bẩm sinh, dị dạng… làm ảnh hưởng nặng nề đến cuộc sống sau này của thai nhi một khi được chào đời.

Có thể phát hiện phù nhau thai qua siêu âm. Nếu thấy độ dày bánh nhau trên 4cm, các bác sĩ có thể kết luận về tình trạng phù nhau thai. Trong trường hợp thai nhi ở giai đoạn đầu thai kỳ, các thai phụ sẽ được đề nghị chấm dứt thai kỳ. Nếu phát hiện ở giai đoạn cuối thai kỳ, thai phụ sẽ được chỉ định mổ lấy thai để tránh những tai biến và biến chứng nguy hiểm.

Bánh nhau bất thường về vị trí bám

Placenta-Previa
Vị trí nhau bám bất thường

Như đã nói, vị trí nhau bám thuận lợi trong suốt 9 tháng thai kỳ là đáy tử cung. Ngoài vị trí này, bánh nhau bám ở những vị trí khác như thành bên tử cung, bám thấp hoặc nhau tiền đạo đều đe dọa đến sự phát triển và tồn tại của thai nhi cũng như sức khỏe của người mẹ.

Với những trường hợp liên quan đến vị trí bám của nhau thai này, thai phụ đều có chung triệu chứng xuất huyết bất thường. Riêng về thai nhi, do bị cản trở về việc nhận dưỡng chất nên ngày càng suy yếu, thiếu dinh dưỡng và chậm phát triển.

Biện pháp can thiệp của các bác sĩ sẽ tùy thuộc vào tình trạng và mức độ nguy hiểm gây ra bởi hiện tượng nhau bám vị trí bất thường.

Nhau tiền đạo

4057F27Các trường hợp nhau tiền đạo

Trong những vị trí nhau bám bất thường, nhau bám thấp chặn một phần hoặc toàn bộ cổ tử cung sẽ gây trở ngại lớn đến quá trình chuyển dạ. Bởi lẽ, phải thông qua ngã âm đạo thai nhi mới có thể chào đời. Chính vì vậy, các trường hợp nhau tiền đạo đều phải được chỉ định mổ lấy thai.

Cần lưu ý, trong thai kỳ, nếu bị nhau tiền đạo, thai phụ có thể bị xuất huyết thường xuyên với lượng máu ngày một tăng và trở nặng. Nó có thể khiến người mẹ choáng váng, mất sức và cần nhập viện để được truyền máu và theo dõi sức khỏe thường xuyên.

Các đối tượng thường bị nhau tiền đạo khi mang thai gồm các bà mẹ đã từng sinh mổ, những người đã từng phá thai hoặc những phụ nữ có thói quen hút thuốc lá. Vì thế, cần theo dõi chặt chẽ tiến trình thai kỳ ở những phụ nữ này.

Nhau bong non

Một phần bánh nhau bứt khỏi tử cung khi chưa đến kỳ sinh nở gọi là hiện tượng nhau bong non. Nó có thể gây vỡ mạch máu, làm chảy máu ồ ạt, giảm đột ngột và nghiêm trọng lưu lượng máu, oxy đến thai nhi. Với tình trạng này, nếu không được cấp cứu kịp thời sẽ đe dọa đến tính mạng của cả mẹ lẫn con.

Một số dấu hiệu điển hình để nhận biết tình trạng nhau bong non:

+ Có triệu chứng chảy máu âm đạo

+ Tử cung co thắt liên tục

+ Cảm giác đau đớn từ vùng tử cung

+ Bất thường nhịp tim

Các thai phụ đã từng bị nhau bong non trong lần mang thai trước, nguy cơ lặp lại tình trạng này ở lần mang thai kế tiếp khoảng 25%. Ngoài ra, có những nguy cơ làm phát sinh tình trạng này như sang chấn vùng kín, cao huyết áp, khiếm khuyết ở bộ phận tử cung. Những người thường xuyên hút thuốc lá và sử dụng cocain cũng là những đối tượng có nguy cơ cao bị nhau bong non trong thai kỳ.

Nhau cài răng lược

nhau-cai-rang-luoc-em-dep-1-103151437_700_210Các mức độ của tình trạng nhau cài răng lược

Khi nhau thai cài quá sâu và xâm lấn sang các bộ phận lân cận như bàng quang nó có thể gây chảy máu ồ ạt và đe dọa trực tiếp đến tính mạng của người mẹ. Chính vì vậy, trong hầu hết trường hợp, thai phụ đều được chỉ định đình chỉ thai, thậm chí buộc phải cắt bỏ tử cung để giữ lại tính mạng. Trường hợp nhau cài lấn sang các bộ phận lân cận khác cũng cần được phẫu thuật để cắt bỏ. Đây có thể nói là biến chứng vô cùng nguy hiểm mà một thai phụ có thể gặp phải trong thai kỳ.

Trên đây là những trường hợp bất thường về nhau thai rất nghiêm trọng mà mẹ bầu cần lưu ý trong thai kỳ. Việc phát hiện kịp thời các bất thường này có ý nghĩa rất quan trọng đến tính mạng của cả mẹ và thai nhi. Do vậy, cần duy trì lịch khám thai đều đặn theo lời căn dặn của các bác sĩ.

ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN TRỰC TIẾP TẠI ĐÂY:

Book

Các bạn trẻ chuẩn bị lập gia đình cần khám sức khỏe tiền hôn nhân

By on 19/03/2016

Hiện nay, không có xét nghiệm tiêu chuẩn bắt buộc cho bạn trước khi lập gia đình. Tùy theo từng cặp “vợ- chồng” tương lai, bác sĩ sẽ tư vấn các xét nghiệm cần thực hiện cụ thể. Việc khám sức khỏe tiền hôn nhân giúp các cặp “vợ- chồng” chuẩn bị tốt trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân nhiều thú vị nhưng cũng có không ít khó khăn.

Mục tiêu của khám sức khỏe tiền hôn nhân nhằm kiểm tra sức khỏe tổng quát của mỗi người, cả người nam và người nữ, những vấn đề về sức khỏe tổng quát, cơ quan sinh dục- sinh sản, các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục. Kế hoạch có con của từng cặp vợ chồng để có thể tư vấn các biện pháp ngừa thai thích hợp. Các chủng ngừa cần thiết cho mỗi người, nhất là của người nữ trước khi mang thai.

Thông thường, cả nam và nữ hàng năm cần thực hiện các xét nghiệm tổng quát về chức năng gan, thận, huyết học… Khi chuẩn bị lập gia đình, bên cạnh các xét nghiệm trên, cả hai người cần khám và thực hiện các xét nghiệm về các bệnh lây lan qua đường tình dục như HIV, viêm gan siêu vi B, viêm gan siêu vi C, giang mai,… Cơ quan sinh dục cần được thăm khám qua khám phụ khoa và khám nam khoa. Ở người nữ, khi khám phụ khoa cần được tư vấn để thực hiện các xét nghiệm như phết tế bào cổ tử cung để tầm soát ung thư cổ tử cung, siêu âm phụ khoa để đánh giá về mặt giải phẫu của đường sinh dục. Tùy theo một số trường hợp đặc biệt, các bác sĩ sẽ cho thực hiện các xét nghiệm nội tiết tố sinh dục. Ở người nam, xét nghiệm tinh dịch đồ có thể thực hiện nhất là ở những người có tiền sử bị quai bị lúc nhỏ…

Qua khám tiền hôn nhân, các bác sĩ sẽ hỏi kỹ về kế hoạch có thai của thừng cặp vợ chồng. Nếu chưa muốn có thai ngay, các biện pháp tránh thai sẽ được tư vấn nhằm cùng nhau lựa chọn phương pháp ngừa thai hợp lý nhất. Chúng ta cần chú ý rằng không có phương pháp ngừa thai tốt nhất, chỉ có phương pháp ngừa thai phù hợp nhất cho từng cặp vợ chồng trong từng giai đoạn cụ thể mà thôi. Nếu cặp vợ chồng muốn có thai ngay sau khi cưới, bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn về thời điểm quan hệ tình dục sao cho khả năng có thai cao nhất.

Việc chủng ngừa trước khi lập gia đình, sanh em bé rất cần thiết, nhất là ở người nữ. Khi mang thai, nếu thai phụ nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu, nguy cơ dị tật thai nhi rất cao. Đa phần các dị tật cho thai nhi do Rubella gây ra rất khó phát hiện được như dị tật mù mắt, đục thủy tinh thể, điếc do thần kinh. Người phụ nữ cần xét nghiệm xem có nhiễm Rubella chưa. Nếu xét nghiệm thấy chưa có kháng thể Rubella trong máu, người nữ cần được tiêm ngừa Rubella để phòng tránh nhiễm Rubella trong thai kỳ. Các chủng ngừa khác như cúm, viêm gan siêu vi B, thủy đậu, sởi, quai bị cũng rất cần thiết. Sau khi chủng ngừa Rubella, người phụ nữ nên tránh có thai trong vòng 3 tháng sau, tối thiểu là 1 tháng.

Các bệnh về di truyền của cả hai vợ chồng sẽ được bác sĩ chuyên khoa tư vấn. Những người có tiền sử gia đình bị thiếu máu Thalassemia, bệnh Down, nhóm máu hiếm Rh (-)… sẽ được tư vấn kỹ về cách dự phòng hoặc phát hiện sớm khi mang thai. Acid folic có thể được sử dụng hàng ngày cho người nữ trước mang thai nhằm giảm nguy cơ bị các bất thường thai nhi, nhất là các bất thường về ống thần kinh như não úng thủy, thoát vị não, màng não…

– Hỏi tiền sử bệnh lý bản thân, gia đình.

– Khám nội tổng quát (đo chiều cao, cân nặng, dấu hiệu sinh tồn, khám tim mạch, hô hấp, tiêu hóa).

– Siêu âm ổ bụng tổng quát: gan, mật, lách, tụy, thận, niệu quản, bàng quang, tuyến tiền liệt với nam và phụ khoa với nữ.

– Siêu âm tuyến vú (nữ).

– Soi tươi dịch âm đạo (nữ).

– Khám nam khoa.

– Xét nghiệm tinh dịch đồ (nam).

– Xét nghiệm nhóm máu.

– Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi.

– Đường huyết.

– Mỡ máu.

– Chức năng gan.

– Chức năng thận.

– Tổng phân tích nước tiểu.

– Kiểm tra huyết thanh nhằm phát hiện các bệnh hoa liễu, viêm gan B, HIV, bệnh rubella (nữ).

– Kiểm tra hormone sinh dục: estrogen, FSH, LH, progesterone (nữ), testosterone (nam).

Triệu chứng Buồng trứng dạng đa nang như thế nào?

By on 19/03/2016
Buồng trứng dạng đa nang

Hỏi

Chào bác sĩ. Em đã kết hôn 4 tháng chưa có thai, kinh nguyệt không đều (1 năm khoảng 2-3 lần). Tháng 3 (27/3) em có khám tại bệnh biện Từ Dũ bác sĩ kết luận buồng trứng dạng đa nang, bán thuốc uống để đều kinh nguyệt, trong 1 năm nếu không có thai thì sẽ quay lại để khám hiếm muộn. Uống hết thuốc 4/4 thì em có kinh nhưng đến hôm nay (10/5) đã trễ 1 tuần mà vẫn chưa thấy có kinh lại. Bác sĩ tư vẫn dùm em em có nên đi khám hiếm muộn vô sinh sớm hay không? Có phương pháp điều trị nào cho trường hợp của em không? Vợ chồng em đang rất mong có con, em năm nay 27 tuổi. Chân thành cảm ơn bác sĩ.

Trả lời

Chào bạn,

Hai vợ chồng quan hệ tối thiểu 1-2 lần/tuần trong vòng 1 năm không áp dụng biện pháp ngừa thai vẫn chưa có thai, khi đó cần khám hiếm muộn tìm nguyên nhân và điều trị.

Buồng trứng đa nang có nghĩa là buồng trứng có nhiều trứng hơn bình thường, vì vậy trứng không lớn không trưởng thành nên khó có rụng trứng, do đó kinh nguyệt sẽ không đều và chậm có con.

Do đó trường hợp buồng trứng đa nang của bạn sẽ có tình trạng kinh nguyệt không đều, nhưng tình trạng này là bình thường ở những trường hợp buồng trứng đa nang không cần phải điều trị. Tất cả các thuốc trong trường hợp này đều có thành phần thuốc ngừa thai. Bạn đang mong con thì không được sử dụng.

Hiện tại bạn mới lập gia đình vài tháng không cần phải gấp điều trị. Bạn có thể tập thể dục giữ không để thừa cân, quan hệ đều đặn, nếu sau 1 năm vẫn chưa có thai khi đó mới cần can thiệp hiếm muộn.

Trong trường hợp bạn quá mong con và gấp muốn điều trị, vợ chồng bạn mang toàn bộ xét nghiệm đến phòng khám Phụ Sản Hoàng Gia nói nguyện vọng muốn có con sớm để được tư vấn thêm về các phương pháp điều trị.

Chúc vợ chồng bạn sớm có con.

Khám và thực hiện các xét nghiệm hiếm muộn

By on 19/03/2016

KHÁM VÀ THỰC HIỆN CÁC XÉT NGHIỆM HIẾM MUỘN

  • KHI NÀO CẦN KHÁM VÀ THỰC HIỆN CÁC XÉT NGHIỆM HIẾM MUỘN?

Vợ chồng bạn nên khám và xét nghiệm hiếm muộn khi không thể có con sau một năm giao hợp đều đặn mà không sử dụng bất kỳ biện pháp tránh thai nào (thời gian là 6 tháng nếu người vợ trên 35 tuổi), hoặc không thể mang thai đến khi sinh.

Vợ chồng bạn nên khám và xét nghiệm hiếm muộn vào ngày 2 hoặc 3 chu kỳ kinh của vợ.

  • NGƯỜI VỢ CẦN KHÁM VÀ THỰC HIỆN CÁC XÉT NGHIỆM GÌ

Khám lâm sàng: Trong quá trình khám phụ khoa, bác sĩ sẽ kiểm tra bộ phận sinh dục của bạn xem có bất thường hay không, hoặc bạn có dấu hiệu nào về thể chất có thể liên quan đến hiếm muộn hay không.

Siêu âm phụ khoa: Siêu âm qua ngã âm đạo giúp khảo sát các cơ quan sinh sản. Việc kiểm tra này an toàn và không đau, giúp quan sát gần hơn và rõ hơn buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung và tầm soát một số bất thường như nhân xơ tử cung, u nang buồng trứng, u lạc nội mạc tử cung buồng trứng…

Siêu âm bơm nước buồng tử cung (SIS): Siêu âm ngả âm đạo, khảo sát bên trong buồng tử cung sau khi bơm nước muối sinh lý vào buồng tử cung. Phương pháp này giúp đánh giá tốt hơn những bất thường của buồng tử cung như polyp, nhân xơ tử cung dưới niêm… một số trường hợp, có thể đánh giá gián tiếp sự thông tắc của hai vòi trứng.

Xét nghiệm nồng độ FSH và Estradiol: Xét nghiệm thực hiện vào ngày thứ 2 hoặc thứ 3 của chu kỳ kinh, giúp tiên đoán về dự trữ buồng trứng của người phụ nữ.

Xét nghiệm nồng độ Anti-Mullerian Hormone (AMH): Xét nghiệm giúp tiên đoán số lượng trứng còn lại trên buồng trứng của người phụ nữ. Ưu điểm của xét nghiệm AMH là có thể được thực hiện ở bất kỳ thời điểm nào của chu kỳ kinh nguyệt.

Chụp cản quang buồng tử cung và hai tai vòi (HSG): Chụp phim X-quang sau khi bơm thuốc cản quang vào buồng tử cung. HSG dùng để đánh giá buồng tử cung và sự thông thương của 2 ống dẫn trứng.

Nội soi chẩn đoán: Phẫu thuật nội soi ổ bụng, vùng chậu kèm nội soi buồng tử cung bơm thông 2 ống dẫn trứng, giúp đánh giá tình trạng thông thương của ống dẫn trứng, buồng trứng, tử cung và vùng chậu. Qua nội soi, các phẫu thuật viên có thể đồng thời thực hiện gỡ dính, xử trí lạc nội mạc tử cung, bóc nang buồng trứng hoặc xử trí các bất thường khác có khả năng ảnh hưởng đến cơ hội có thai. Bệnh nhân được gây mê trong lúc phẫu thuật và có thể sinh hoạt lại bình thường trong vòng 2-3 ngày sau.

Các xét nghiệm được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, không phải trường hợp nào cũng được yêu cầu thực hiện tất cả các xét nghiệm này.

  • NGƯỜI CHỒNG CẦN KHÁM VÀ THỰC HIỆN CÁC XÉT NGHIỆM GÌ?

Xét nghiệm tinh dịch đồ: Xét nghiệm phân tích tinh dịch, đánh giá số lượng và chất lượng tinh trùng. Để thực hiện xét nghiệm này, người chồng sẽ xuất tinh bằng cách thủ dâm. Nếu số lượng tinh trùng nguyên vẹn trong tinh dịch không đủ, bác sĩ có thể sẽ chỉ định thực hiện các thủ thuật trích tinh trùng (MESA/PESA/TESE).

Khám lâm sàng và siêu âm: Bác sĩ nam khoa sẽ thăm khám tinh hoàn và mào tinh để xem có bất thường gì không. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ khám tuyến tiền liệt qua ngả trực tràng. Chi tiết hơn, bac sĩ có thể sẽ tiến hành siêu âm tinh hoàn và tuyến tiền liệt.

Các xét nghiệm được thực hiện theo chỉ định của bác sĩ, không phải trường hợp nào cũng được yêu cầu thực hiện tất cả các xét nghiệm này.

 

Sử dụng thuốc trong thai kỳ

By on 19/03/2016

SỬ DỤNG THUỐC TRONG THAI KỲ

Dị tật bẩm sinh thường gặp-2-3 % của tất cả các trẻ sơ sinh có một bất thường bẩm sinh nghiêm trọng được phát hiện sau sinh (Cragan, 2009; Dolk, 2010). Đến 5 tuổi, hơn 3 %  đã được chẩn đoán mắc một dị tật; 8 – 10% có một hoặc hơn một dị tật ở tuổi 18. Quan trọng hơn, gần 70 %  của các dị tật bẩm sinh không có nguyên nhân rõ ràng (Schardein, 2000; Wlodarczyk, 2011). Cơ quan Quản lý Thực phẩm và Dược phẩm (FDA) (2005b) ước tính rằng ít hơn 1 % của tất cả các dị tật bẩm sinh là do thuốc.

Mặc dù chỉ có một số lượng tương đối nhỏ các loại thuốc đã được chứng minh là có hại, nhưng điều đó nhắc nhở chúng ta phải chú ý đến việc sử dụng thuốc trong thời kỳ mang thai. Điều này là bởi vì hầu hết phụ nữ mang thai dùng thuốc và hầu hết dữ liệu an toàn của các loại thuốc còn hạn chế.Trong một đánh giá của hơn 150.000 thai phụ, 40 % phụ nữ đã dùng thuốc trong ba tháng đầu tiên (Andrade, 2004). Gần đây hơn, dữ liệu từ các nghiên cứu Phòng chống dị tật bẩm sinh Quốc gia (National Birth Defects Prevention Study) cho thấy rằng phụ nữ sử dụng trung bình khoảng 2-3 loại thuốc mỗi khi mang thai và 70% thuốc được dùng trong tam cá nguyệt đầu (Mitchell, 2011).

Mặc dù có những cải tiến trong an toàn thông tin, dữ liệu đặc biệt hạn chế cho dược phẩm mới. Ví dụ, trong một đánh giá của các loại thuốc được chấp thuận bởi FDA giữa năm 2000 và 2010, các hệ thống thông tin gây quái thai (TERIS) phân loại cho hơn 95 % loại thuốc nguy cơ mang thai “không xác định” (Adam, 2011).

Tác nhân gây dị tật là là bất kỳ tác nhân nào tác động vào giai đoạn phát triển phôi hoặc thai làm thay đổi cấu trúc và chức năng vĩnh viễn. Đó có thể là một tác nhân hóa, vật lý, virus, môi trường, thậm chí là chính các thuốc mà thai phụ được kê toa.

 Những ảnh hưởng nguy hiểm do dùng thuốc trong lúc mang thai.

  1. Dị tật thai nhi
  • Thuốc có thể gây sẩy thai còn sống thì sẽ gây những dị tật bẩm sinh, chủ yếu trong 8 tuần đầu.
  • Cơ quan sinh dục ngoài và hệ thần kinh vẫn tiếp tục biệt hóa sau sanh, vì vậy ngoài thuốc, những tác nhân khác có thể gây dị tật 2 cơ quan này.
  1. Ngộ độc thai nhi và đột biến
  • Ngộ độc: ngay sau sanh bé chưa phát triển đủ hệ thống biến dưỡng và thải trừ một số thuốc (Chloramphenicol, Sulfonamides, Aspirin…)
  • Đột biến: rất lâu sau sanh như chất phóng xạ ion hóa gây đột biến nhiễm sắc thể, tác nhân gây ung thư muộn của Distibene,…

NGUYÊN TẮC CHUNG KHI SỬ DỤNG THUỐC CHO THAI PHỤ

  • Tránh sử dụng thuốc trong 3 tháng đầu thai kì.
  • Nên dùng đơn trị liệu với liều thấp nhất có hiệu lực.
  • Khi lựa chọn thuốc cần quan tâm đến các yếu tố sau:
    • Cân nhắc kĩ giữa tác dụng phụ và lợi ích của thuốc.
    • Chọn thuốc có hiệu quả cao nhất và nguy cơ gây dị dạng bào thai thấp nhất.
    • Ở giai đoạn cuối thai kì cần quan tâm đến tác dụng của thuốc khi chuyển dạ( VD: aspirin).

Tránh sử dụng các thuốc không thật cần thiết(thuốc nhức đầu, thuốc điều trị cảm cúm).

BẢNG – Phân loại nguy cơ sử dụng thuốc trong thai kỳ theo FDA (Hoa kỳ)

Phân loại

Ví dụ một số thuốc
A Nghiên cứu trên phụ nữ mang thai sử dụng thuốc thì không thấy có ảnh hưởng trên bào thai. Folic acid, levothyroxine (thuốc hormon tuyến giáp)
B ĐN1: Không có những cuộc nghiên cứu đầy đủ trên phụ nữ mang thai. Nhưng nghiên cứu trên động vật mang thai khi cho sử dụng thuốc thì không thấy ảnh hưởng lên bào thai.

ĐN2: Nghiên cứu trên động vật mang thai khi cho sử dụng thuốc thì thấy có một số ảnh huởng trên bào thai. Nhưng nghiên cứu trên phụ nữ mang thai sử dụng thuốc thì không thấy ảnh hưởng trên bào thai

Kháng sinh, ví dụ amoxicilin

Zofran® (ondansetron) điều trị buồn nôn

Glucophage® (metformin) điều trị tiểu đường

Insulin® (regular va NPH insulin)

C ĐN1: Không có cuộc nghiên cứu đầy đủ được thực hiện trên phụ nữ mang thai. Nghiên cứu trên động vật mang thai khi cho sử dụng thuốc cho thấy có ảnh hưởng trên bào thai. Tuy nhiên, thỉnh thoảng thuốc khi sử dụng trên người có nhiều lợi ích hơn so với nguy hại.
ĐN2: Không có cuộc nghiên cứu đầy đủ được thực hiện trên động vật và trên phụ nữ mang thai.
Ventolin® (albuterol) trị hen suyễn.

Zoloft® (sertraline) và Prozac® (fluoxetine) để điều trị bệnh trầm cảm.

D Nghiên cứu trên người và có một số báo cáo cho thấy khi phụ nữ mang thai sử dụng thuốc này thì có ảnh hưởng trên bào thai. Tuy nhiên, trong một số trường hợp nặng, thuốc này có thể có lợi ích so với ảnh hưởng có hại. Paxil® (paroxetine) điều trị trầm cảm

Lithium điều trị rối loạn lưỡng cực

Dilantin® (phenytoin)

Một số hóa chất trị ung thư

X Các cuộc nghiên cứu và báo cáo cho thấy khi sử dụng thuốc trên phụ nữ mang thai có ảnh hưởng có hại trên bào thai. Không có tình huống nào mà lợi ích của thuốc nhiều hơn khả năng gây những ảnh hưởng có hại. Chống chỉ định sử dụng thuốc này đối với phụ nữ mang thai. Accutane ( isotretinoin) điều trị mụn bọc

Thalomid (thalidomide) để điều trị bệnh da

Hầu hết các thuốc thường chống chỉ định với phụ nữ mang thai và chỉ được sử dụng trong trường hợp cần thiết. Đối với hầu hết các thuốc, những cuộc thử nghiệm hầu như chưa được thực hiện đầy đủ trên phụ nữ mang thai và những ảnh hưởng trên bào thai chưa được biết rõ. Những thuốc này chỉ được sử dụng khi tác động trên người mẹ có hiệu quả hơn so với nguy hại trên bào thai.