X

Tính chỉ số BMI

Chiều cao: cm

Cân nặng : kg

Tính

Được thành lập từ ngày 1/10/2002, Phòng khám Hoàng Gia Healthcare không ngừng phát triển, phấn đấu trở thành địa chỉ tin cậy của các cặp vợ chồng tại Thành Phố Hồ Chí Minh và cả nước chuyên cung cấp các dịnh vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm, thụ tinh nhân tạo, trữ trứng, khám thai sản, chẩn đoán tiền sản, siêu âm tiền sản. Lấy phương châm phục vụ khách hàng bằng cả trái tim, các Bác Sĩ Phòng khám cam kết đem lại sự hài lòng cho khách hàng.

Archives

QUY TRÌNH CHẨN ĐOÁN & XỬ TRÍ DỌA SINH NON

By on 14/04/2016

heo tổ chức Y tế thế giới, sinh non là một cuộc chuyển dạ xảy ra từ tuần 22 đến trước tuần thứ 37 của thai kỳ tính từ ngày đầu tiên của kỳ kinh cuối cùng. Hằng năm trên thế giới có khoảng 13 triệu thai kỳ sinh non, chiếm 5% đến 15 % trong tổng số các cuộc đẻ. sinh non liên quan đến tỉ lệ tử vong chu sinh cao.

Trẻ < 2500g: tỉ lệ tử vong lên đến 80% ở các nước đang phát triển

Trẻ < 1500g có nguy cơ tử vong cao gấp 200 lần so với trẻ > 2500g.

I.Tầm quan trọng đối với cộng đồng

Đẻ non nguy hiểm cho trẻ sơ sinh, tỷ lệ tử vong chu sản càng cao khi tuổi thai càng non. Đặc biệt, trẻ sinh non có nguy cơ cao về di chứng thần kinh.

– Trước 32 tuần tỷ lệ di chứng là 1/3.

– Từ 32- 35 tuần tỷ lệ di chứng thần kinh là 1/5.

– Từ 35 đến 37 tuần tỷ lệ di chứng là 1/10.

Chăm sóc một trường hợp sinh non rất tốn kém. Các vấn đề của trẻ non tháng:

–  Hội chứng suy hô hấp, loạn sản phổi- phế quản.
–  Xuất huyết nội sọ, nguy cơ bại não
–  Còn ống động mạch
–  Hạ thân nhiệt, hạ đường huyết
–  Ngưng thở, thở chậm
–  Tăng nguy cơ nhiễm trùng.
–  Bệnh lý võng mạc.

Ngoài ra khi lớn lên trẻ còn có những di chứng về tâm thần kinh, là gánh nặng cho gia đình cũng như xã hội.  

Do đó sinh non là một trong những vấn đề quan trọng đặt ra cho các thầy thuốc và xã hội.

bsuyen6

Chăm sóc trẻ sinh non

II. KHẢO SÁT MỚI TRONG CHẨN ĐOÁN DOẠ SINH NON 

Ngoài những triệu chứng kinh điển để chẩn đoán dọa sinh non và sinh non, còn có một số khảo sát mới như:

+ Sự thay đổi cổ tử cung:

– Khám cổ tử cung bằng tay (đánh giá chỉ số Bishop)

– Siêu âm chiều dài cổ tử cung qua ngã âm đạo.

Giá trị bình thường chiều dài cổ tử cung trên siêu âm: độ dài > 3cm, độ rộng kênh CTC không quá 8mm.

Nếu chiều dài cổ tử cung < 2,5cm thì nguy cơ sinh non cao.   

+ Xét nghiệm Fibronectin thai: quá trình do viêm và cơn gò tử cung có thể gây nên xuất tiết Fibronectin thai (là chất protein giữa màng nhau và ngoại sản mạc).

Nếu tử cung có cơn gò nhưng xét nghiệm Fibronectin (âm tính) có thể loại trừ sanh non trong vòng 7- 10 ngày.

+ Chẩn đoán nhiễm trùng kèm theo:

– Đo pH âm đạo

– XN dịch tiết âm đạo.

– Phân tích nước tiểu để loại trừ nhiễm trùng niệu

– huyết đồ, sinh hóa máu.

+ Các phương pháp để chấn đoán bệnh lý tử cung hoặc tử cung- nhau: bao gồm siêu âm, Siêu âm Doppler, siêu âm chiều dài cổ tử cung để xem có nên chấm dứt thai kỳ hay không?

III. XỬ TRÍ DỌA SINH NON

Nguyên tắc điều trị

 Nghỉ ngơi tại giường

– Dùng thuốc ức chế cơn gò tử cung

– Dự phòng hội chứng suy hô hấp bằng cách hỗ trợ độ trưởng thành phổi thai nhi với các Glucocorticoids.

  1. Các loại thuốc giảm co thắt tử cung

Các loại bêta – mimetic

Các chất đối kháng Calci

Magnesium Sulfate:

Nifedipine

Thuốc đối vận Oxytocin: Atosiban

  1.  Sử dụng Corticosteroid giúp trưởng thành phổi thai nhi

+ Betamethason(Celestene) Tiêm bắp 3 ống/ ngày X 2 ngày

+ Dexamethasone (Dexaron): 6mg/ngày (1,5 ống) tiêm bắp x 2 ngày liên tiếp

SONG THAI – ĐA THAI

By on 11/04/2016

Việc sử dụng các biện pháp hỗ trợ sinh sản là yếu tố làm tăng khả năng mang đa thai chủ yếu nhất. Bên cạnh đó, các yếu tố khác như độ tuổi, tính di truyền hay vóc dáng cũng có ảnh hưởng.

Các yếu tố làm tăng khả năng mang đa thai

Ngày càng có nhiều phụ nữ có khuynh hướng lớn tuổi mới có con. Điều này có thể là một trong những nguyên nhân khiến số bé sinh đôi, sinh ba tăng cao. Lý do là khi lớn tuổi, những thay đổi nội tiết tố của bạn sẽ làm tăng khả năng sản sinh ra nhiều hơn một trứng tại một thời điểm.

Tuy nhiên, lý do chính làm tăng đa sinh là việc sử dụng các phương pháp hỗ trợ sinh sản (ART) giúp phụ nữ thụ thai.

Bên cạnh đó, khả năng có các cặp song sinh cùng trứng không thay đổi trong nhiều thập kỷ và đáng chú ý là không đổi ở gần như mọi nơi trên thế giới.

Tại sao việc sử dụng các phương pháp hỗ trợ sinh sản lại làm tăng khả năng mang đa thai?
Thực tế, việc này phụ thuộc vào phương pháp hỗ trợ sinh sản mà bạn áp dụng.
Các thuốc hỗ trợ sinh sản bằng cách kích thích buồng trứng sẽ làm tăng khả năng rụng nhiều trứng cùng một thời điểm.

Nếu bạn thực hiện thụ tinh trong ống nghiệm (IVF), cơ hội mang đa thai khá cao, ở mức 20 đến 40%, tùy thuộc vào việc bao nhiêu phôi được đặt vào tử cung của bạn.

Bơm tinh trùng vào buồng tử cung (IUI) là phương pháp điều trị khả năng sinh sản duy nhất không làm tăng cơ hội thụ thai bội. Tuy nhiên, hầu hết phụ nữ thực hiện IUI cũng uống một loại thuốc hỗ trợ sinh sản nào đó.

Đa số các phương pháp hỗ trợ sinh sản chủ yếu làm tăng khả năng mang song thai khác trứng. Tuy nhiên, phương pháp thụ tinh trong ống nghiệm (IVF) cũng làm tăng khả năng mang song thai cùng trứng.

Những yếu tố khác ảnh hưởng đến khả năng mang đa thai
Trong khi các cặp song sinh cùng trứng thường xảy ra bởi sự ngẫu nhiên hoàn toàn, có nhiều yếu tố ảnh hưởng đến khả năng thai phụ cho ra đời các em bé song sinh khác trứng:

  • Yếu tố di truyền: Nếu bạn có anh chị em sinh đôi hoặc gia đình có các cặp sinh đôi, bạn sẽ có nhiều khả năng mang song thai.
  • Độ tuổi: Phụ nữ mang thai càng lớn tuổi khả năng mang đa thai khác trứng càng cao. Phụ nữ trên 35 tuổi sản sinh lượng hormone kích thích nang noãn phát triển (FSH) nhiều hơn so với phụ nữ trẻ. FSH cũng là hormone thúc đẩy quá trình rụng trứng mỗi tháng. Phụ nữ có thêm FSH có thể sản sinh ra nhiều hơn một trứng trong một chu kỳ. Tuy nhiên, việc gia tăng mức độ hormone này cũng là dấu hiệu của khả năng sinh sản giảm. Vì vậy, phụ nữ lớn tuổi ít có khả năng có thai. Tuy nhiên, một khi có thai, họ lại có nhiều khả năng có con song sinh hơn.
  • Lịch sử của các cặp song sinh: Một khi đã từng sinh đôi, bạn có gấp đôi khả năng sẽ tiếp tục sinh đôi trong lần mang thai sau.
  • Số lần mang thai: Bạn càng mang thai nhiều lần, cơ hội mang song thai của bạn càng lớn.
  • Thân hình: Tỷ lệ mang song thai ở phụ nữ cao lớn phổ biến hơn ở phụ nữ thấp bé.

THAI SUY DINH DƯỠNG TRONG TỬ CUNG

By on 11/04/2016

Thai chậm phát triển là một tình trạng thai nhi bị suy dinh dưỡng khi còn nằm trong tử cung, không phát triển như bình thường.

Làm sao có thể biết được?
Bác sĩ và bà mẹ có thể nhận thấy được thai chậm phát triển với tuổi thai qua một quá trình theo dõi liên tục.

Những nguy hiểm do thai chậm phát triển

 Tỷ lệ bệnh và tử vong sau sanh gia tăng.

Những biến chứng trong sanh và sau sanh gia tăng.

Thiểu ối (dân gian còn gọi là khô nước ối) cũng thường xuất hiện. Nước ối ít gây nên sự chèn ép dây rốn. Đó là nguyên nhân gây tử vong cho con.

Khi lớn lên các bé đã từng là thai chậm phát triển trong tử cung sẽ dễ bị những di chứng trầm trọng về thần kinh, kém phát triển trí tuệ, cao huyết áp lúc về già, và những biến chứng về tim mạch.

Những bà mẹ nào dễ có thai chậm phát triển trong tử cung?

– Tất cả những phụ nữ bị các bệnh như cao huyết áp, bệnh thận, bệnh phổi, tiểu đường, bệnh của chất tạo keo, bệnh lý về hồng cầu, hội chứng kháng Phospholipid.

– Mẹ hút thuốc lá, nghiện rượu, sử dụng heroin, cocaine.

– Mẹ bị suy dinh dưỡng trầm trọng.

– Bệnh lý của nhau thai (suy tuần hoàn nhau thai).

– Đa thai (sinh đôi, sinh ba..)

– Mẹ mắc những bệnh nhiễm trùng.

– Mẹ có những rối loạn về di truyền.

– Tiếp xúc với những chất độc hại.

Làm thế nào để phát hiện sớm thai chậm phát triển trong tử cung?

– Trước khi chuẩn bị có thai nên đi thăm khám dù cơ thể bạn khoẻ mạnh.

– Lưu giữ tất cả những giấy tờ ghi nhận những bệnh tật mình có.

– Đi khám thai ngay khi mới bị trễ kinh để chẩn đoán chính xác tuổi thai.

– Thăm khám thai: Lưu ý đo bề cao tử cung. Bề cao tử cung tăng dần theo tuổi thai.

– Vào tháng thứ tư bề cao tử cung là 16cm. Bề cao tử cung sẽ tăng 4cm mỗi tháng cho đến tháng thứ 8. Số đo bề cao tử cung bằng số tuần tuổi thai nhi (ví dụ tuổi thai là 16 tuần thì bề cao tử cung là 16cm).

Tuy nhiên, bề cao tử cung còn phụ thuộc vào bề dày của thành bụng, lượng nước ối, tử cung đổ ra trước hay sau, một thai hay nhiều thai.

Khi bề cao tử cung không tăng hay tăng nhỏ hơn tuổi thai, có thể thai đang chậm phát triển trong tử cung.

Khi bề cao tử cung nhỏ hơn tuổi thai khoảng 5cm thì biết là thai nhi bất thường.

Khi thai nhi chậm phát triển chúng ta cần phải làm gì?

– Thăm khám để tìm nguyên nhân.

– Nằm nghỉ nghiêng bên trái giúp tăng lượng máu đến tử cung, tăng lượng oxy, chất dinh dưỡng cho thai.

– Điều chỉnh lại chế độ ăn, đảm bảo đủ chất dinh dưỡng cho mẹ và con.

– Uống nhiều nước, tối thiểu 8-10 ly lớn/ngày.

– Không hút thuốc lá, không uống rượu.

– Đếm số lần thai máy, theo dõi cử động thai bằng máy monitoring.

– Siêu âm đo lượng nước ối, nhìn thai nhi cử động, đo vòng đầu, vòng bụng, đường kính lưỡng đỉnh và chiều dài xương đùi. Nếu vòng bụng và cân nặng thai nhi có vấn đề, bác sĩ sẽ cho siêu âm hàng loạt nhằm chẩn đoán, đánh giá sự tiến triển, độ trầm trọng của thai chậm phát triển.

Lấy thai ra khỏi môi trường bất lợi cho sự phát triển thật đúng thời điểm.

Tóm lại:

Khám thai đều đặn giúp phát hiệm sớm thai chậm phát triển, theo dõi, điều trị và có quyết định đúng lúc để tránh tử vong cho thai nhi, đồng thời hạn chế những tổn thương não với những di chứng tâm thần và vận động về sau.

SINH CON TO CÓ PHẢI LÚC NÀO CŨNG TỐT?

By on 11/04/2016

SINH CON TO- CÓ PHẢI LÚC NÀO CŨNG TỐT?

Thai nhi là một quà tặng của tạo hóa cho những cặp đôi yêu nhau. Xã hội càng phát triển, các cặp đôi thường quan tâm nhiều hơn đối với đứa con yêu dấu sắp chào đời củ mình. Làm sao trẻ sinh ra thật khỏe mạnh, thật đẹp và “phải to để dễ nuôi”. Thật sự sinh con to có phải dễ nuôi hay không?

Nếu các bà mẹ hay ông bố tương lai có dịp ghé thăm khoa “dưỡng nhi”- khoa chăm sóc nhi khoa tích cực (NICU)- của các bệnh viện phụ sản sẽ thấy có một điều nghịch lý rằng bên cạnh các bé có trọng lượng nhỏ ký, nhẹ cân… vẫn có không ít các bé có trọng lượng quá to, trên 4000 gram vẫn phải cần sự hỗ trợ của các dịch vụ y tế đặc biệt cho trẻ. Tại sao vậy?

THẾ NÀO LÀ MỘT TRẺ SƠ SINH CON TO?

Để xác định một trẻ sơ sinh con to, cần xác định một trẻ sơ sinh có cân nặng bình thường là như thế nào? Một trẻ sơ sinh đủ tháng bình thường có trọng lượng từ 2500 gram đến 3999 gram. Nếu trọng lượng của trẻ từ 4000 gram trở lên, trẻ được xem là có cân nặng quá lớn và được gọi là trẻ sơ sinh con to. Đối nhóm trẻ sơ sinh con to, các nhà nhi khoa chia thành 3 loại là loại 1 (4000 gram- 4500 gram), loại 2 (4500 gram đến 5000 gram) và loại 3 (> 5000 gram). Các nhà nhi khoa quan tâm đến những trẻ sơ sinh con to này vì nguy cơ bệnh tật trong giai đoạn sinh đẻ, sau sinh và khi trẻ lớn hơn đều tăng cao hơn so với những trẻ có trọng lượng lúc sinh bình thường (từ 2500 gram đến 3999 gram).

AI LÀ NHỮNG NGƯỜI CÓ NGUY CƠ SINH CON TO >4000 GRAM?

Mặc dù các cơ chế kiểm soát tăng cân và tăng trưởng của thai nhi trong bụng mẹ vẫn chưa được hiểu rõ, nhưng sự phát triển của thai nhi quá mức có thể là do sự tăng cường chất dinh dưỡng cho thai nhi. Điều này có thể là do các yếu tố môi trường trong tử cung hoặc di truyền.

Các nghiên cứu cho thấy những bà mẹ từng sinh con to trên 4000 gram có nguy cơ sinh con to lặp lại trong lần sinh sau. Những bà mẹ bị béo phì, mắc bệnh tiểu đường và tăng cân quá mức khi mang thai cũng có nguy cơ cao sinh con to. Những tình trạng này của bà mẹ dẫn đến việc cung cấp quá nhiều chất dinh dưỡng cho thai nhi góp phần làm gia tăng sự phát triển của bào thai.

Yếu tố chủng tộc cũng ảnh hưởng đến nguy cơ sinh con to. Trong một nghiên cứu thực hiện tại Mỹ cho thấy các bà mẹ da trắng, người Mỹ da đỏ dễ sinh con to hơn những bà mẹ thuộc các chủng tộc khác.

Ngoài ra, một số yếu tố khác có liên quan đến sự ra đời của trẻ sơ sinh con to bao gồm thai quá ngày dự sinh, trọng lượng lúc sinh của người mẹ trước đây lớn hơn 4000 g.

TẠI SAO NHỮNG TRẺ SƠ SINH CON QUÁ TO THƯỜNG KHÔNG KHỎE?

Trẻ sơ sinh con to trên 4000 gram có nguy cơ cao bị chấn thương khi sinh. Đó là biến chứng kẹt vai thai nhi ở khung chậu của người mẹ sau khi đầu thai nhi đã ra khỏi cửa mình người phụ nữ. Bình thường, thai nhi có kích thước đầu to hơn thân mình của thai. Khi đầu của những thai nhi có cân nặng bình thường sinh ra khỏi “cửa mình” của người mẹ, vai và thân mình của trẻ được “trôi ra” một cách nhẹ nhàng.

Ở những trường hợp thai quá to, kích thước thân mình của trẻ thường quá lớn so với đầu thai nhi. Trong trường hợp thai to lớn này được sinh thường qua ngả âm đạo, lúc đầu thai đã ra ngoài “cửa mình” của người mẹ, vai và thân mình của thai vẫn còn “kẹt” lại bên trong mà không thể ra được. Lúc này, để cuộc sinh tiếp tục, người bác sĩ sản khoa phải dùng những lực mạnh hơn mức bình thường và có thể sử dụng những thủ thuật đặc biệt. Nguy cơ chấn thương xương, khớp và có thể cả các dây thần kinh của thai rất cao. Đây là những tình huống rất khó khăn, rất khó tiên lượng trước được, mà thai nhi con to có thể gặp phải khi trãi qua cuộc chuyển dạ sinh ngả âm đạo.

Ngay sau sinh, trẻ sơ sinh lớn ký có thể có những nguy cơ như hạ đường huyết, nguy cơ suy hô hấp. Các nghiên cứu cho thấy những trẻ sơ sinh càng lớn ký, nguy cơ phải nhập các đơn vị chăm sóc nhi khoa đặc biệt càng cao. Ngoài ra, khi lớn lên, những trẻ này rất dễ bị béo phì, đái tháo đường và các rối loạn chuyển hóa khác.

NGƯỜI MẸ NẾU ĐANG MANG THAI CON TO, CÓ CẦN LƯU Ý GÌ KHÔNG?

Đa số các thai phụ khi mang thai đều vui mừng khi nghe bác sĩ chuyên khoa báo thai to. Cần biết rằng thai to chỉ có ý nghĩa rằng thai nhi đang được dinh dưỡng tốt trong bụng mẹ. Tuy nhiên, nếu dinh dưỡng quá nhiều cũng không phải lúc nào cũng tốt. Điều này tương tự như một đứa trẻ nếu được cho ăn uống nhiều quá thì sẽ béo phì và xuất hiện nhiều bệnh lý. Lúc này, thai phụ cần được các bác sĩ tư vấn về chế độ dinh dưỡng hợp lý, tránh ăn quá nhiều, nhất là đồ ngọt, tinh bột… để tránh tăng cân quá mức.

Thai phụ mang thai quá to khi trãi qua cuộc sinh sẽ đối diện nhiều nguy cơ. Đó là nguy cơ phải mổ sinh, chấn thương cơ quan sinh dục khi sinh ngả âm đạo, băng huyết sau sinh, vỡ tử cung… Những tai biến này nếu không được xử trí đúng, kịp thời sẽ kết sức nguy hiểm, thậm chí có thể nguy hiểm đến tính mạng.

TIẾN SĨ NGUYỄN HỮU TRUNG

Trưởng Phòng khám Phụ Sản- Bệnh viện Đại học Y Dược (cơ sở 2)

Trưởng Đơn vị Hậu Sản- Hậu phẫu- Bệnh viện Đại học Y Dược (cơ sở 2)

Giảng viên Đại học Y dược

Bệnh viện Hùng Vương

Giám đốc chuyên môn Phòng khám Hoàng Gia- Hoang Gia Health

THIỂU ỐI – ĐA ỐI

By on 11/04/2016

Hiện tượng đa ối thường xảy ra ở tuần thứ 30 của thai kỳ, bình thường lượng ối chuẩn là khoảng 1 lít, nhưng khi nước ối vượt qua mức 2 lít, có nghĩa là thai phụ đang bị đa ối. Thiểu ối là khi lượng nước ối giảm so với lượng nước ối bình thường tính theo tuổi thai và ở dưới đường percentile thứ 5.

16-0aea1
Nước ối là gì?
– Khi còn trong bụng mẹ em bé nằm trong 1 bọc chứa đầy nước gọi là nước ối
– Nước ối có vai trò
o Dinh dưỡng cho phôi thai
o Bảo vệ thai tránh những va chạm, sang chấn, nhiễm trùng
o Giúp thai phát triển hài hòa và bình chỉnh ngôi thai
o Lúc chuyển dạ đầu ối làm mở cổ tử cung và trơn ống sinh dục giúp cuộc sanh dễ dàng
Nước ối được tiết ra từ đâu?
– Sản xuất
o Da
o Nước tiểu
o Dịch phổi
o Màng ối
o Từ hệ tuần hoàn mẹ
Sự hấp thu của nước ối như thế nào?
– Hấp thu
o Đường tiêu hóa
o Hấp thu qua da, dây rốn, màng nhau (sự hấp thu sẽ tăng dần khi thai đủ trưởng thành)
Bình thường nước ối là bao nhiêu lít?
– Thể tích nước ối tăng dần đến khi thai đủ trưởng thành thì giảm dần
o 20 tuần ——— 350 ml
o 25 – 26 tuần—- 670 ml
o 32 – 36 tuần—- 980 ml
o 40 tuần ——– 840 ml
o 42 tuần ——– 540 ml
Làm sao để đánh giá thể tích nước ối?
– Dựa vào siêu âm: AFI (chỉ số ối)
o > 20 : đa ối
o 16 – 20 : dư ối
o 8 – 15 cm : BT
o 5 – 8 cm : ối ít
o 2 – 5 cm : thiểu ối
o < 2 cm : vô ối
Nguyên nhân của thiểu ối?
– Thiểu ối ở những thai còn nhỏ khoảng 3 tháng giữa thai kỳ thường do dị tật thai nhất là đường tiết niệu
– Mẹ thiếu nước là uống nhiều nước làm giảm nguy cơ thiếu nước ối
– Thai đủ trưởng thành -> tăng sự hấp thu
– Thai chậm tăng trưởng trong tử cung (suy dinh dưỡng)
Thiểu ối có nguy hiểm không?
– Thiểu ối có thể gây
o Chèn ép dây rốn gây suy thai
o Cô đặc nước ối, nếu có phân su sẽ gây viêm phổi hít phân su, ngạt lúc sanh
o Lâu ngày là chèn ép thai gây dị dạng cho thai: chân khoèo, thiểu sản một số cơ quan
Khi bị thiểu ối cần làm gì?
– Nếu do dị dạng thai là bỏ thai
– Nếu vô ối là chấm dứt thai kỳ
– Cần khám, siêu âm, đo tim thai (Non stress test) theo hẹn của bác sỹ hoặc phải nhập viện theo dõi
– Tự theo dõi thai máy, uống nhiều nước
– Bác sỹ sẽ cho sanh hoặc mổ đúng thời điểm để đảm bảo an toàn cho mẹ và con
Nguyên nhân của đa ối là gì?
– Mẹ bị đái tháo đường, thiếu máu nặng, bất đồng nhóm máu mẹ con
– Giang mai
– Dị tật đường tiêu hóa: không có dạ dày, teo thực quản,…
– Đa thai, Phù nhau thai
– Con to
Đa ối có nguy cơ gì?
– Ối vỡ sớm, chuyển dạ kéo dài
– Sa dây rốn
– Ngôi thai bất thường: ngôi mông, ngôi ngang, đầu ngửa,..
– Băng huyết sau sanh
Khi bị đa ối cần làm gì?
– Theo dõi kỹ thai máy
– Cần nhập viện nếu thấy khó thở, ra nước âm đạo, thai máy yếu,…
– Chọc ối thoát bớt nước ối nếu đa ối nhiều gây chèn ép, khó thở,..