Thai nhi 37 tuần tuổi:
Thai nhi 37 tuần phát triển ra sao?
Ở thời điểm này, thai nhi nặng khoảng hơn 2.8 kg và chiều dài từ đầu đến gót chân là 48.6cm, kích thước tương đương với một bó rau cải.
Nhiều bé tóc đã mọc nhiều và dài khoảng 1.2 cm đến 3.8 cm. Bố mẹ đừng ngạc nhiên nếu màu tóc của bé lúc chào đời trông không hề giống màu tóc hai vợ chồng bạn. Chẳng hạn vợ chồng bạn có mái tóc đen nhưng bé lại xuất hiện với mái tóc hoe vàng hoặc đỏ. Cũng có thể bố mẹ bé tóc dày nhưng đầu bé lại chỉ lưa thưa những sợi tóc mỏng.
Trong tử cung của mẹ, não và phổi của bé tiếp tục hoàn thiện để đảm bảo khi chào đời ở tuần này, bé không cần phải nằm trong lồng kính. Nếu mẹ nào có ý định sinh mổ ở tuần 37 thì nên kiểm tra sức khỏe và lắng nghe tư vấn cụ thể của bác sĩ. Tuy nhiên, hầu như các bác sĩ chuyên khoa đều khuyên rằng trừ trường hợp bất đắc dĩ có chỉ định chấm dứt thai kỳ về mặt sản khoa nếu không mẹ bầu không nên sinh con ở thời điểm này, hãy cố chờ thêm vài tuần tuần nữa cho bé đầy đủ tháng.
Cuộc sống mẹ bầu 37 tuần thay đổi thế nào?
Khi bước sang tuần 37, mẹ sẽ nhận thấy những cơn chuyển dạ giả Braxton Hicks sẽ xuất hiện thường xuyên, kéo dài và khiến bạn khó chịu hơn. Phụ nữ mang thai cũng có thể thấy dịch tiết âm đạo tiết ra nhiều hơn, đồng thời nếu nhìn thấy máu âm đạo xuất hiện trên đồ lót thì điều đó có nghĩa là chỉ vài ngày nữa thôi, bạn sẽ được gặp con yêu. Nếu bị chảy máu âm đạo nhiều và nặng thì mẹ bầu cần phải được đưa đến bệnh viện ngay.
Ngoài ra, ở thời điểm này, mẹ chắc chắn phải có kết quả xét nghiệm liên cầu khuẩn nhóm B (xét nghiệm được thực hiện cho mẹ bầu ở tuần 35 đến 37). Khi thực hiện xét nghiệm này, mẫu xét nghiệm sẽ được bác sĩ lấy bằng cách dùng tăm bông vô khuẩn phết vào âm đạo. Nếu kết quả là dương tính, để không làm nhiễm khuẩn sang con khi chuyển dạ qua ngả âm đạo, sản phụ có thể được chỉ định dùng kháng sinh khi vào chuyển dạ.
Một trong những thay đổi khác của mẹ bầu ở thời điểm này là những giấc ngủ không thoải mải vào ban đêm. Nếu có thể, bạn hãy ngủ ngày nhiều hơn để không bị mệt mỏi sau một đêm trằn trọc không yên giấc.
Thai phụ hãy tiếp tục theo dõi chuyển động của bé và nên đi bệnh viện ngay nếu đột nhiên bạn cảm thấy số lần cử động của con sụt giảm. Mặc dù không gian của bé trong bụng mẹ không còn nhiều nhưng bé vẫn có thể cử động đều đặn như trước đây.
Một lời khuyên tuy nhỏ nhưng đặc biệt quan trọng dành cho mẹ bầu ở thời điểm này là nên nghỉ ngơi nhiều hơn và có tinh thần thoải mái nhất, đừng quá lo lắng mà ảnh hưởng đến sức khỏe của hai mẹ con.
Kiến thức cho mẹ: Những dấu hiệu bất thường ở thai nhi
Mặc dù đây đã là những tuần cuối thai kỳ, tuy nhiên mẹ vẫn cần đặc biệt theo dõi những dấu hiệu em bé đang không ổn như:
Thai nhi chuyển động bất thường
Những cú máy đạp của bé khi ở tam cá nguyệt thứ hai trở đi chính là dấu hiệu sinh tồn của bé. Tùy vào thời điểm, bé có thể chuyển động nhiều hay ít, nhẹ nhàng hay mạnh mẽ. Nếu mẹ thấy đột nhiên bé im lặng hoặc chuyển động mạnh mẽ và liên tục hơn bình thường, ví dụ như cử động ít hơn 10 lần/ 12 giờ hoặc nhiều hơn 40 lần/ 12 giờ thì đó là dấu hiệu cảnh báo tình trạng bé có thể bị thiếu oxy hoặc bé có điều gì bất ổn. Mẹ bầu gần liên hệ với bác sĩ chuyên khoa phụ sản để được tư vấn và khám kịp thời để đánh giá tình trạng sức khỏe của thai nhi.
Tim thai bất thường
Nhịp tim thai bình thường dao động khoảng từ 120-160 lần mỗi phút. Nếu nhịp tim nhiều hơn 160 nhịp/phút hoặc ít hơn 120 nhịp/phút nó phản ánh tình trạng thiếu oxy của thai nhi.
Tăng huyết áp
Thường thì mẹ bầu sẽ có những lần tăng huyết áp so với bình thường ở các tuần thai cuối, có thể kèm theo các triệu chứng như chóng mặt, phù nề tay chân. Nếu huyết áp tăng cao đột ngột trên 140/90 mmHg kèm theo xét nghiệm có protein trong nước tiểu tăng cao, có hoặc không kèm theo phù nề chân hoặc toàn thân, thai phụ có thể bị tiền sản giật- một trong 5 tai biến sản khoa nghiêm trọng.
Ngứa da dữ dội
Trong suốt thai kỳ, một số phụ nữ mang thai có thể có triệu chứng ngứa, điều đó là bình thường. Tuy nhiên, nếu triệu chứng ngứa lan rộng trên cơ thể, đặc biệt là ở vùng bụng và lòng bàn tay, ngón chân bị ngứa nhiều hơn, cộng thêm vàng da nhẹ thì cần xét nghiệm chức năng gan. Đây có thể dấu hiệu của hội chứng ứ mật trong gan, có thể dẫn đến ngạt thai, sinh non, thai chết lưu, mẹ bị băng huyết sau sinh…
Việc mẹ cần làm khi mang thai 37 tuần
- Tìm hiểu về cách chăm sóc trẻ sơ sinh
- Tham khảo sách báo về dấu hiệu trầm cảm sau sinh
- Sẵn sàng đồ đạc để vào bệnh viện sinh con
- Chuẩn bị cho việc nuôi con bằng sữa mẹ: Tham khảo chế độ ăn uống, cách kích sữa, cách đối mặt với những vấn đề khi nuôi con bằng sữa mẹ…
- Đọc sách về cách chăm sóc trẻ sơ sinh.
- Chọn bác sĩ đỡ sinh.
- Gọi cho bác sĩ theo dõi thai kỳ cho bạn hoặc đến bệnh viện khi nhận ra bất cứ dấu hiệu chuyển dạ nào.
- Chọn nơi sinh là các bệnh viên phụ sản uy tín trong TP HCM, phù hợp với nơi ở của mẹ bầu, tình trạng thai kỳ của bạn, điều kiện kinh tế của bạn, có được cơ quan bảo hiểm y tế (mà bạn đăng ký) chấp nhận thanh toán hay không. Các lựa chọn như bệnh viện công lập tại TP HCM như Bệnh viện Từ Dũ, Bệnh viện Hùng Vương, Bệnh viện Đại học Y Dược; các bệnh viện tư nhân và quốc tế khác tại TP HCM như quốc tế Mỹ (AIH), Hạnh Phúc, Vinmec, An Sinh, FV…
- Lên kế hoạch sắm đồ sơ sinh cho con
GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HCM
BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG
GIÁM ĐỐC CHUYÊN MÔN PHÒNG KHÁM HOÀNG GIA
ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN TẠI:
2 trả lời trong “Những điều cần biết khi thai nhi được 37 tuần”
[…] 2bacsi.webflow.io [ Tổng hợp ] Lịch khám thai 3 tháng cuối các mẹ bầu nên xem ! sanphu.com Những điều cần biết khi thai nhi được 37 tuần Đây là thời điểm khám thai […]
[…] Beautiful Link Preview Plugin is disabled!Please enable it inside the settings of the plugin.Link: http://sanphu.com/nhung-dieu-can-biet-khi-thai-nhi-duoc-37-tuan/ Beautiful Link Preview Plugin is disabled!Please enable it inside the settings of the plugin.Link: […]