X

Tính chỉ số BMI

Chiều cao: cm

Cân nặng : kg

Tính

Được thành lập từ ngày 1/10/2002, Phòng khám Hoàng Gia Healthcare không ngừng phát triển, phấn đấu trở thành địa chỉ tin cậy của các cặp vợ chồng tại Thành Phố Hồ Chí Minh và cả nước chuyên cung cấp các dịnh vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm, thụ tinh nhân tạo, trữ trứng, khám thai sản, chẩn đoán tiền sản, siêu âm tiền sản. Lấy phương châm phục vụ khách hàng bằng cả trái tim, các Bác Sĩ Phòng khám cam kết đem lại sự hài lòng cho khách hàng.

Những điều cần biết khi thai 24 tuần

By on 28/07/2018

Thai nhi 24 tuần tuổi: Tử cung mẹ to bằng một quả bóng

Thai nhi 24 tuần tuổi vẫn đang phát triển đều đặn, cân nặng của con ước chừng khoảng 600g, tăng hơn 100g so với tuần trước.

Thai nhi 24 tuần tuổi phát triển ra sao?

Chiều dài của thai nhi thời điểm này đạt khoảng 30cm (bằng ngang chiều dài của một bắp ngô). Cơ thể của em bé vẫn còn khá nhỏ với đầu khá to so với thân mình, tuy nhiên con đang phát triển rất nhanh chóng và sẽ sớm cân đối giữa đầu và thân mình.

Não bộ và các nụ vị giác của thai nhi cũng phát triển nhanh chóng. Đồng thời phổi của con cũng hình thành các nhánh hô hấp và các tế bào bắt đầu sản sinh ra chất surfactant giúp phổi của con có thể phồng lên và chứa thật nhiều không khí ngay sau khi bé tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Da của thai nhi vẫn còn rất mỏng và nhạt màu, nhưng nó sẽ bắt đầu thay đổi sớm trong những tháng tới.

Cuộc sống mẹ bầu 24 tuần thay đổi thế nào?

Trong những tuần trước đó, phần trên của tử cung của mẹ đã nhô cao quá rốn, kích thước tử cung lúc này cỡ bằng 1 quả bóng đá. Hầu hết bà bầu giai đoạn này cho đến tuần 28 đều trải qua cuộc xét nghiệm dung nạp đường Glucose 75 gram. Xét nghiệm này để kiểm tra xem người mẹ có bị bệnh đái tháo đường do thai hay không- một tình trạng đường trong máu cao khi mang thai.

Bệnh đái tháo đường thai kỳ nếu không được kiểm soát tốt có thể làm tăng nguy cơ khó sinh hoặc phải sinh mổ do thai phát triển quá nhanh. Đái tháo đường thai kỳ còn làm tăng tỉ lệ em bé mắc các biến chứng như hạ đường huyết ngay sau khi sinh.

Cuối cùng, nếu bà bầu chưa biết đến các dấu hiệu của việc chuyển dạ sinh non thì đã đến lúc các mẹ cần phải tìm hiểu. Bà bầu nên liên hệ với bác sĩ trực tiếp theo dõi thai kỳ nếu nhận thấy mình có bất kì dấu hiệu sinh non nào.

Kiến thức cho mẹ: Tìm hiểu về vấn đề sinh non

Có khoảng hơn 12% các thai kỳ có tình trạng sinh non (sinh khi chưa đủ 37 tuần thai kì). Khoảng ¼ số ca sinh này là do có chỉ định y khoa, có nghĩa là đội ngũ bác sĩ quyết định cho mẹ sinh sớm hoặc thực hiện các ca đẻ mổ vì tình trạng sức khỏe nghiêm trọng không thể kéo dài thai kỳ thêm nữa như tiền sản giật nặng hoặc do em bé suy dinh dưỡng trong tử cung nặng. Phần còn lại là do sinh non tự phát. Mẹ có thể có nguy cơ sinh non nếu trước 37 tuần mẹ vào chuyển dạ tự nhiên, vỡ nước ối, hay cổ tử cung ngắn.

Có một số yếu tố tác động dẫn đến việc chuyển dạ sinh non như nhiễm trùng đường sinh dục, các vấn đề về nhau thai như nhau tiền đạo, hoặc hở eo tử cung, tuy nhiên trong nhiều trường hợp, không ai biết nguyên nhân của việc sinh non. Vì vậy điều quan trọng nhất là mẹ bầu phải học các dấu hiệu nhận biết việc sinh non và bà bầu phải làm gì nếu mình rơi vào trường hợp đó.

Các dấu hiệu của việc sinh non

Nếu mẹ nhận thấy bất kì triệu chứng nào dưới đây trước 37 tuần thai kì, hãy gọi ngay cho bác sĩ hoặc bệnh viện gần nhất vì có thể mẹ đang có dấu hiệu sinh non:

  • Ra nước vùng âm đạo
  • Ra máu dù là màu đỏ hoặc hồng
  • Đau bụng từng cơn và ngày một nhiều hơn. Đặc biệt, khi thấy bụng cứng từng cơn với tần suất 4 cơn trong 1 giờ (ngay cả khi không đau) mẹ bầu cần đi khám ngay.
  • Sự gia tăng áp lực vùng xương chậu (cảm giác thai nhi đang đẩy xuống thấp)
  • Đau vùng thắt lưng từng cơn, đặc biệt nếu trước đó mẹ chưa từng bị đau như thế.

Những triệu chứng này có thể gây nhầm lẫn với một số triệu chứng khác. Triệu chứng tăng áp lực vùng chậu hoặc đau cột sống, thắt lưng có thể là những triệu chứng thông thường xảy ra trong thời gian mang thai. Cơn co thắt tử cung của chuyển dạ sinh non có thể nhầm lẫn với những cơn co thắt tử cung Braxton Hicks vô hại. Ra nước ối âm đạo có thể nhầm lẫn với tình trạng són tiểu hay ra huyết trắng quá nhiều ở thai phụ. Do đó, mẹ bầu vẫn nên liên hệ với bác sĩ nếu gặp những dấu hiệu bất thường trên.

Trẻ sinh non liệu có phát triển bình thường như trẻ sơ sinh đủ tháng khác?

Trẻ sơ sinh khi được sinh đủ tháng sẽ an toàn hơn và ít gặp các vấn đề về sức khỏe. Những bé sinh non từ khoảng tuần 34-37 thì thường phát triển bình thường, mặc dù con vẫn có thể mắc nguy cơ cao về các vấn đề sức khỏe dài hạn và ngắn hạn so với những đứa trẻ sinh đủ tháng. Ngày nay một số trẻ tại Việt Nam được sinh sớm vào tuần thứ 28 (hoặc thậm chí sớm hơn) vẫn có thể sống sót nhờ vào những tiến bộ trong chăm sóc sơ sinh, nhưng những trẻ sinh non này cần có sự can thiệp của y tế và phải được nằm theo dõi tại đơn vị chăm sóc sơ sinh tích cực trong thời gian dài, và những đứa trẻ này có nguy cơ cao mắc các bệnh lý nghiêm trọng về sau.

Điều tốt mẹ có thể làm để giảm nguy cơ sinh non là tránh những mối nguy hiểm cho con như thuốc lá, rượu bia, những chất ma túy gây nghiện. Mẹ nên có một chế độ ăn uống bổ dưỡng, tham gia đầy đủ các buổi khám thai, kiểm tra định kì và kịp thời thông báo bất kể triệu chứng gì cho bác sĩ chuyên khoa.

Việc mẹ cần làm khi mang thai 24 tuần: Xét nghiệm dung nạp đường huyết

Xét nghiệm dung nạp đường huyết để kiểm tra bệnh đái tháo đường thai kỳ – một tình trạng đường trong máu cao khi mang thai.

TIẾN SĨ NGUYỄN HỮU TRUNG

GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HCM

BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG

GIÁM ĐỐC CHUYÊN MÔN PHÒNG KHÁM HOÀNG GIA

ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN TẠI:

Book

Tags: , , , , , , , , , ,

About the Author

About the Author: .

Subscribe

If you enjoyed this article, subscribe now to receive more just like it.