X

Tính chỉ số BMI

Chiều cao: cm

Cân nặng : kg

Tính

Được thành lập từ ngày 1/10/2002, Phòng khám Hoàng Gia Healthcare không ngừng phát triển, phấn đấu trở thành địa chỉ tin cậy của các cặp vợ chồng tại Thành Phố Hồ Chí Minh và cả nước chuyên cung cấp các dịnh vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm, thụ tinh nhân tạo, trữ trứng, khám thai sản, chẩn đoán tiền sản, siêu âm tiền sản. Lấy phương châm phục vụ khách hàng bằng cả trái tim, các Bác Sĩ Phòng khám cam kết đem lại sự hài lòng cho khách hàng.

Khoa Nhi

Tại sao trẻ bú mẹ cần bổ sung Vitamin D?

By on 11/11/2017

Mặc dù sữa mẹ là nguồn dinh dưỡng tốt nhất cho trẻ trong 6 tháng đầu sau sinh nhưng các nghiên cứu đã chứng minh trẻ bú mẹ có tỷ lệ thiếu vitamin D cao. Sữa mẹ thiếu vitamin D có thể là do mẹ ít tiếp xúc ánh nắng mặt trời, tăng cường sử dụng kem và mặc quần áo kín đáo chống nắng.

fa 7

Hiệp hội Nhi khoa Hoa Kỳ khuyến cáo bổ sung vitamin D cho trẻ bú mẹ 400 IU mỗi ngày, bắt đầu trong vòng vài ngày sau sinh. Đối với trẻ bú sữa công thức, việc bổ sung vitamin D cũng cần thiết đến khi trẻ tiêu thụ được ít nhất 1 lít sữa mỗi ngày.
(BS CK1 NHI – HUỲNH NGỌC TUẤN ANH dịch từ Fetal and Neonatal secrets)

Tôi có thể làm gì để rốn bé sạch?

By on 11/11/2017

Rốn trẻ sơ sinh là nơi thông thương giữa mẹ và bé trong thời kỳ bào thai. Rốn là nơi trẻ nhận dinh dưỡng từ mẹ, đảm bảo sự phát triển của trẻ. Sau khi chào đời, rốn trẻ được cắt chỉ còn một đoạn ngắn. Thông thường, sau sinh 1 đến 2 tuần thì rốn trẻ sẽ rụng. Việc chăm sóc rốn trẻ trong thời gian 1 – 2 tuần đầu sau sinh có thể là một thử thách với một số bà mẹ có con nhỏ. Chăm sóc rốn không tốt có thể dẫn đến nhiễm trùng rốn, thậm chí nhiễm trùng máu.

fa 6

Tuy nhiên việc chăm sóc rốn cho trẻ đơn giản hơn nhiều người suy nghĩ. Bạn chỉ cần vệ sinh ngày 1 – 2 lần với nước ấm, sạch; vệ sinh từ chân rốn ra bên ngoài (ngay cả khi rốn bị vấy bẩn với phân và nước tiểu), sau đó lau khô với tăm bông rồi để thoáng là ổn. Những dung dịch sát khuẩn như cồn, povidine hay milian…và cả việc băng rốn là không cần thiết. Cố gắng mặc tả cho bé thấp hơn rốn vì tì đè lên rốn có thể làm trầy xước vùng da xung quanh hoặc làm rốn chảy máu. Cần đưa trẻ đi khám khi vùng da quanh chân rốn đỏ, sưng nề, có mùi hôi, rỉ mủ, hoặc chảy máu…. để được xử trí kịp thời.
Theo Fetal and Neonatal secrets.

BS CK1 NHI – HUỲNH NGỌC TUẤN ANH dịch và tổng hợp

Hệ thống Phòng Khám Hoàng Gia
284B Nguyễn Trọng Tuyển, p10, Q Phú Nhuận, TP HCM.
Hotline 0888450555, 02822446668

Nhiệt độ phòng dành cho trẻ trẻ sơ sinh (≤ 28 ngày) là bao nhiêu?

By on 11/11/2017

Trẻ sơ sinh khả năng điều hòa nhiệt độ cơ thể kém. Nhiệt độ phòng quá cao (có thể làm tăng thân nhiệt, rôm sảy hoặc nhiễm trùng da,…) hay quá thấp (có thể làm hạ thân nhiệt, hạ đường huyết, rối loạn hô hấp, rối loạn tuần hoàn,… ) đều ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của bé. Do đó nhiệt độ phòng dành cho trẻ trẻ sơ sinh là bao nhiêu luôn là câu hỏi được các bà mẹ có con nhỏ quan tâm.

fa 5

Nhiệt độ phòng thích hợp cho trẻ sơ sinh tùy thuộc vào tuổi thai, cân nặng và ngày giờ tuổi của trẻ. Nhìn chung, trẻ sơ sinh có thể nằm ở nhiệt độ 29 – 31 độ C là thích hợp.

BS CK1 NHI – HUỲNH NGỌC TUẤN ANH –

Tổng hợp từ Manual of neonatal care.

Bà mẹ khóc lóc cầu cứu bác sĩ vì đặt thuốc hạ sốt vào hậu môn cho con lại nhầm vào âm đạo

By on 23/10/2017
Người mẹ cảm thấy thực sự sốc, hoang mang đưa con đến cầu cứu bác sĩ sau khi phát hiện đặt nhầm thuốc hạ sốt vào vùng kín của con gái 7 tuổi.
hinh 6

Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Trung – Bệnh viện Hùng Vương, TP HCM, ông vừa gặp trường hợp mẹ cháu bé nhầm lẫn tai hại khi đặt thuốc hạ sốt vào hậu môn thì lại nhét vào vùng kín của bé gái 7 tuổi.

Mẹ bệnh nhân vội vàng đưa con đến vừa khóc vừa cầu xin bác sĩ khám cấp cứu cho cháu bé, vì trong lúc mât tập trung, thiếu suy nghĩ, chị đã lấy thuốc hạ sốt để đặt hậu môn cho bé thì lại nhét vào vùng kín của con.

Qua thăm khám, bác sĩ cho biết vùng kín của cháu bé bị xước, có chảy máu nhưng màng trinh chỉ bị giãn, may mắn chưa bị rách hẳn.

Mẹ của cháu bé than thở, do stress trong lúc không kịp suy nghĩ chị đã gây ra sự nhầm lẫn. Đây là sự nhầm lẫn tai hại, suýt chút nữa chị để lại hậu quả nghiêm trọng cho con gái mình.

Ai không nên dùng thuốc hạ sốt đặt hậu môn?

hinh 8

Trẻ thường bị táo bón hoặc đang có bệnh lý vùng hậu môn thì tốt nhất không nên dùng.

Theo các chuyên gia, thuốc đặt hậu môn là giải pháp thay thế hiệu quả cho thuốc hạ sốt đường uống. Ưu điểm của loại thuốc này là hệ thống tĩnh mạch trực tràng đi thẳng vào tuần hoàn chung, không qua gan, nên dùng thuốc theo đường này có hiệu quả cao và giảm gánh nặng cho gan trong việc thải độc, đồng thời tác dụng của thuốc cũng cao do không bị phá hủy ở gan.

Tuy nhiên dùng thuốc hạ sốt đường hậu môn cũng gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như: gây ngứa hậu môn, nhiễm khuẩn hậu môn gây đau rát, tiêu chảy. Trường hợp nếu dùng nhiều lần hoặc khoảng cách các lần dùng quá gần có thể gây viêm trực tràng.

Vì vậy, với những người bị viêm nứt kẽ hậu môn, nhiễm khuẫn hậu môn, bệnh lỵ, bệnh tiêu chảy,.. hay dị ứng thuốc paracetamol thì không nên dùng thuốc đặt hậu môn trong bất kỳ trường hợp nào.

Những điều lưu ý khi dùng thuốc đặt hậu môn

hinh 7

Thuốc đặt hậu môn chỉ nên dùng khi trẻ nôn ói nhiều, không uống được thuốc.

– Thuốc phải được bảo quản ở nhiệt độ lạnh, nên để trong ngăn mát tủ lạnh với nhiệt độ từ 2độ C – 8độ C cho tiện việc sử dụng. Tốt nhất trước khi dùng nên để vào đá hay ngăn mát tủ lạnh vài phút để bảo đảm đủ độ cứng, dễ dàng đưa thuốc vào trực tràng.

– Khi đặt thuốc cho trẻ, cha mẹ cần vệ sinh sạch sẽ hậu môn cho trẻ rồi rửa tay sạch bằng xà phòng. Đặt tư thế mông trẻ dốc lên để dễ dàng đặt thuốc và phải nhẹ nhàng khi đặt, tránh mạnh tay. Sau đó khép giữ 2 nếp mông trẻ để thuốc không rơi ra ngoài trong 2 – 3 phút.

– Không nên coi việc dùng thuốc đặt hậu môn là giải pháp thường xuyên để hạ sốt cho trẻ. Mỗi ngày không nên dùng thuốc đặt hậu môn quá 2 lần và nên xen kẽ giữa các lần dùng thuốc uống và thuốc đặt để đảm bảo việc hạ sốt cho trẻ.

– Thuốc đặt hậu môn hạ sốt chỉ nên dùng khi trẻ không thể uống được thuốc, trẻ nôn ói nhiều, đang co giật hoặc trẻ đang ngủ mà không muốn đánh thức trẻ dậy.

– Không nên dùng cho trẻ thường bị táo bón hoặc đang có bệnh lý vùng hậu môn vì ảnh hưởng tới sự hấp thu của thuốc, làm giảm tác dụng của thuốc.

M.H (baomoi)

ĐẶT LỊCH KHÁM VÀ TƯ VẤN TẠI ĐÂY:

Book

TẦM SOÁT KHIẾM THÍNH SƠ SINH

By on 26/04/2016
1.     VÌ SAO CẦN TẦM SOÁT KHIẾM THÍNH SƠ SINH?
Khiếm thính sơ sinh xảy ra ở tỷ lệ 1/1000 – 1/2000 trẻ sơ sinh, riêng trong nhóm trẻ có nguy cơ cao thì tỷ lệ trẻ sơ sinh khiếm thính có thể rất cao, từ 1/50 trẻ đến 1/25 trẻ sơ sinh.
Khiếm thính càng gây nhiều tác hại khi xảy ra càng sớm, vì bản chất của việc hình thành tiếng nói là một sự lặp lại những gì trẻ đã nghe. Không nghe được có nghĩa là trẻ sẽ không biết nói. Vì vậy trẻ khiếm thính cần được xử trí kịp thời và đúng cách để giảm bớt các ảnh hưởng bất lợi đến việc học tập, giao tiếp xã hội, hòa nhập cộng đồng, và phát triển thần kinh tâm lý. Trẻ sơ sinh nếu được phát hiện và can thiệp sớm sẽ có thể nghe, nói và phát triển thần kinh tâm lý như người bình thường, nếu không có các triệu chứng khác kèm theo.
 
2.      NHỮNG TRẺ NÀO CẦN TẦM SOÁT KHIẾM THÍNH SƠ SINH?
Tất cả trẻ sơ sinh đều cần được tầm soát khiếm thính, vì hầu hết trẻ khiếm thính có vẻ ngoài hoàn toàn bình thường, nếu đợi đến lúc có triệu chứng rõ thì việc điều trị sẽ không đạt kết quả mong muốn. tuy nhiên trong điều kiện hiện tại, nhân sự còn hạn chế, chi phí tầm soát tương đối cao so với một số gia đình, thì có thể ưu tiên tầm soát khiếm thính cho nhóm trẻ sơ sinh có nhiều nguy cơ nhất, gồm những trẻ:
–  Trẻ thiếu tháng (tuổi thai lúc sinh < 37 tuần),
–  Trẻ quá ngày (tuổi thai lúc sinh > 42 tuần) và/hoặc già tháng,
– Trẻ yếu sau sinh, hoặc nhiễm khuẩn bào thai, hoặc nhiễm khuẩn sơ sinh sớm (có triệu chứng nhiễm khuẩn trước 7 ngày tuổi),
–   Trẻ có dị tật bẩm sinh bên ngoài.
Trẻ của những người mẹ đã từng sẩy thai tự nhiên, hoặc người mẹ có tiền sử mắc phải một trong số các bệnh nhiễm khuẩn bào thai sau đây: Toxoplasma, Rubella, nhiễm virus hạt bám cự bào (CMV), Herpes.
3.      PHƯƠNG PHÁP TẦM SOÁT KHIẾM THÍNH SƠ SINH
–     Phương pháp sử dụng giọng nói:
Cho bé nghe một giọng nói gồm nhiều âm đơn giản ở một khoảng cách đến tai nhất định. Nếu bé không có biểu hiện gì là đã nghe các âm đơn giản trên thì cần đưa bé đến kiểm tra thính lực tại các bệnh viện chuyên khoa. Phương pháp này có khuyết điểm là có thể cho kết quả dương tính giả (nghi ngờ khiếm thính trong khi bé bình thường) gây tâm lý lo lắng cho gia đình và phải tốn nhiều công kiểm tra kết quả.
–  Phương pháp tầm soát khiếm thính bằng máy kiểm tra thính lực
Trước kia, việc kiểm tra này chỉ được thực hiện tại các bệnh viện chuyên khoa. Ngày nay, việc kiểm tra khiếm thính sơ sinh có thể được thực hiện ngay tại các cơ sở sản khoa và chăm sóc sơ sinh. Có hai loại máy kiểm tra thính lực:
–  Máy đo ốc tai (OAE): sử dụng phương pháp đưa kích thích âm vào tai của bé và đo âm truyền đến tai giữa. nếu tai giữa có bất thường, âm ốc tai sẽ không đo được. Phương pháp OAE không hoàn toàn chính xác và lệ thuộc vào một số điều kiện kỹ thuật.
–  Máy đo điện thân não (ABR): đưa kích thích âm đến tai, kế đó đo các sóng điện đáp ứng sớm của thân não. Đây là phương pháp đo thính lực đơn giản, ít mất thời gian và có độ chính xác cao, hiện đang được sử dụng tại bệnh viện Hùng Vương.
da-em-be
4.      QUY TRÌNH TẦM SOÁT KHIẾM THÍNH SƠ SINH
–   Tư vấn trước tầm soát
Các sản phụ có thể đề nghị gặp các bác sĩ nhi tại phòng bệnh để giải thích
–   Kiểm tra thính lực
Nhân viên và/hoặc gia đình sẽ đưa bé đến “Phòng kiểm tra thính lực sơ sinh”. Trung bình cần khoảng 30 phút cho một lượt kiểm tra.
–  Tư vấn sau tầm soát
Nếu bé có kết quả tầm soát (-), các bà mẹ có thể yên tâm về thính lực lúc sinh của bé.
Nếu bé có kết quả tầm soát nghi ngờ, các bà mẹ cần gặp bác sĩ nhi để được tư vấn thêm và hướng dẫn các bước kế tiếp
–  Chẩn đoán xác định khiếm thính sơ sinh
Khi nghi ngờ khiếm thính, các bé sẽ được hẹn trở lại bệnh viện lúc được 1 tháng tuổi để kiểm tra (miễn phí).
Những bé vẫn có kết quả bất thường trong lần kiểm tra này sẽ được giới thiệu sang Khoa Thính lực – Bệnh viện Tai Mũi Họng để được theo dõi và điều trị.
Phòng khám sưu tầm