Hiếm Muộn

PHƯƠNG PHÁP MỚI CHỮA VÔ SINH Ở NAM GIỚI
Chữa vô sinh nam bằng tinh trùng nhân tạo và bằng da là 2 phương pháp mới được các nhà khoa học nghiên cứu phát hiện đang khiến nhiều người cảm thấy kinh ngạc và tò mò. Cùng tìm hiểu kỹ hơn về 2 phương pháp mới này trong điều trị vô sinh ở nam giới ngay sau đây nhé.
Vô sinh hiếm muộn hiện đang là mối bận tâm của rất nhiều cặp vợ chồng có ảnh hưởng tới việc duy trì nòi giống và hạnh phúc gia đình. Tình trạng vô sinh xảy đến ở cả nam và nữ, được xác định có mối liên hệ mật thiết với các yếu tố chế độ ăn uống, lối sống, đặc thù công việc tiếp xúc với hóa chất độc hại, thói quen hàng ngày. Để chữa vô sinh hiếm muộn hiệu quả cần kiên trì, mất nhiều thời gian và kết hợp nhiều phương pháp với nhau. Hiện nay, các nhà khoa học đã nghiên cứu và đưa ra 2 phương pháp chữa vô sinh ở nam giới khiến nhiều người cảm thấy bất ngờ, kinh ngạc.
Phương pháp chữa vô sinh nam bằng tinh trùng nhân tạo
Phương pháp dùng da đàn ông để chữa vô sinh

NGUY CƠ VÔ SINH THỨ PHÁT NGÀY CÀNG CAO
Vô sinh thứ phát được hiểu là bệnh vô sinh sau khi đã có con trước đó và không còn khả năng sinh sản sau này. Bệnh xảy ra ở cả nam và nữ do nhiều nguyên nhân khác nhau. Điều đáng lưu ý hiện nay là tình trạng bị vô sinh thứ phát dang ngày càng tăng cao nên các cặp vợ chồng cần có biện pháp phòng tránh kịp thời.

Các nguyên nhân gây vô sinh thứ phát

KHÁM & CHẨN ĐOÁN HIẾM MUỘN
Hiếm muộn là gì ?
Hiếm muộn được định nghĩa là tình trạng một cặp vợ chồng không thể có thai hoặc không có con sau ít nhất một năm giao hợp bình thường, không ngừa thai. Người càng lớn tuổi, đặc biệt sau 35 tuổi, khả năng có thai sẽ giảm. Hiện nay người ta có khuynh hướng rút ngắn thời gian chẩn đoán hiếm muộn xuống 6 tháng (thay vì 1 năm) cho những cặp vợ chồng lớn tuổi (trên 35 tuổi). Do đó, bạn nên đi điều trị sớm nếu có vấn đề về hiếm muộn .
Tỉ lệ hiếm muộn là bao nhiêu ?
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), có khoảng 8-10% cặp vợ chồng có vấn đề liên quan đến hiếm muộn. Tuy nhiên, tỉ lệ hiếm muộn ở một số quốc gia có thể cao hơn do hoàn cảnh và tập quán sinh sống. Ví dụ ở Pháp, một nghiên cứu ước tính có khoảng 18% số cặp vợ chồng trong tuổi sinh sản có vấn đề hiếm muộn. Ở nước ta, theo số liệu điều tra dân số từ những năm 80, tỉ lệ hiếm muộn có thể trên 10%.
Hiếm muộn là bệnh của vợ hay chồng ?
Bạn nên biết hiếm muộn được xem là một tình trạng bệnh lý của một cặp vợ chồng. Tỉ lệ hiếm muộn nguyên nhân do vợ và chồng là tương đương nhau. Theo nhiều số liệu thống kê, nguyên nhân do vợ chiếm 30-40%, do chồng chiếm 30%, do cả vợ và chồng chiếm 15-30% và có khoảng 10% hiếm muộn không rõ nguyên nhân .
Các nguyên nhân gây hiếm muộn – vô sinh thường gặp ?
- Đối với người vợ thường có các nguyên nhân sau
– Tổn thương vòi trứng
– Không có hiện tượng rụng trứng hay rụng trứng không thường xuyên .
– Lạc nội mạc tử cung - Đối với người chồng
– Thường gặp nhất là bất thường về số lượng và chất lượng tinh trùng, chiếm đến 90% trường hợp hiếm muộn do nam giới .
Xét nghiệm thường thực hiện khi khám và điều trị hiếm muộn?
Người vợ thường được thực hiện các xét nghiệm sau
– Siêu âm
– Xét nghiệm định lượng nội tiết: tuỳ từng xét nghiệm, phải được làm theo đúng ngày nhất định trong chu kỳ kinh .
– Chụp X quang tử cung- vòi trứng (HSG): thường thực hiện sau khi sạch kinh
– Nội soi chẩn đoán.
Hầu hết tất cả người chồng đến khám hiếm muộn đều phải được thử tinh dịch đồ (phân tích tinh dịch). Đây là xét nghiệm cơ bản và cần thiết để chấn đoán và điều trị cho dù nguyên nhân hiếm muộn là do chồng hay vợ.
Chụp X quang buồng tử cung và vòi trứng (HSG) là gì ?
Đây là xét nghiệm đánh giá hai vòi trứng của người vợ có thông hay không và phát hiện những bất thường khác ở tử cung. HSG thường được thực hiện sau khi sạch kinh hoàn toàn khoảng 2 ngày. khi thực hiên, một thuốc cản quang sẽ được bơm vào buồng tử cung và vòi trứng, nếu vòi trứng thông thuốc sẽ chảy ra ngoài ổ bụngvà được phát hiện khi xem phim chụp X-quang. Tuy nhiên, trong trường hợp có nghi ngờ tổn thương vòi trứng, bác sĩ sẽ đề nghị bạn thực hiện mổ nội soi để chấn đoán tổn thương hoặc thông vòi trứng.
Mổ nội soi ?
Trong chẩn đoán và điều trị hiếm muộn, bác sĩ thường cho chỉ định bạn thực hiện mổ nội soi khi nghi ngờ có tổn thương ở vòi trứng do nhiều bệnh lý khác nhau. Mổ nội soi thường một cuộc mổ nhẹ, thời gian hồi phục nhanh, có thể xuất viện khoảng 2 ngày sau mổ. Sau khi mổ chỉ để lại vài vết sẹo nhỏ khoảng 1cm trên bụng .Trước khi mổ, bạn cần làm một số xét nghiệm để hội chuẩn và hồ sơ nhập viện.
Mổ nội soi giúp cho bác sĩ biết rõ tổn thương của buồng tử cung, vòi trứng, buồng trứng và các tổn thương khác nếu có. Mổ nội soi có thể giúp phục hồi lại chức năngvòi trứngvà điều trị một số bệnh lý khác của tử cung, vòi trứng và vùng chậu .
Tinh dịch đồ ?
Tinh dịch đồ (còn gọi là phân tích tinh dịch) là xét nghiệm cơ bản để chẩn đoán khả năng sinh sản của nam giới. Tinh dịch đồ cho biết được số lượng và chất lượng tinh trùng có trong tinh dịch, đồng thời nó có thể chẩn đoán được nguyên nhân của các bất thường về tinh trùng. Hầu hết các cặp vợ chồng điều trị hiếm muộn đều cần phải thực hiện tinh dịch đồ.
Tinh dịch được lấy làm xét nghiệm sau 3-5 ngày kiêng giao hợp. Phải lấy tinh dịch bằng tay (như thủ dâm) mới đảm bảo được kết quả chính xác. Nếu lấy mẫu ở nhà phải đem đến phòng xét nghiệm trong vòng 1 giờ sau. Mẫu phải được chứa vào hũ vô trùng và được giữ ấm(<40 độ C) trước khi thực hiện xét nghiệm.

QUY TRÌNH KHÁM & CHẨN ĐOÁN HIẾM MUỘN
Các bước thực hiện trong quy trình khám và chẩn đoán Hiếm muộn.
Khám và tư vấn
Đầu tiên, tại bàn nhận bệnh, bệnh nhân sẽ điền vào tờ đăng ký và được hỏi các thông tin sau:
- Tên, năm sinh hai vợ chồng
- Địa chỉ
- Giấy chứng minh nhân dân, đăng ký kết hôn (CMND, ĐKKH)
- Thời gian vô sinh
- Para (tiền căn các lần mang thai trước đây)
- Nguyên nhân đi khám …
Sau đó, bệnh nhân đóng tiền và chờ vào phòng khám.
- Khám phụ khoa, làm Pap’s, Soi cổ tử cung
Siêu âm phụ khoa - Siêu âm vú
- Xét nghiệm máu hai vợ chồng:
- HIV, HbsAg, BW
- HbeAg, AST, ALT (nếu HbsAg dương tính)
- Kháng thể kháng lao
- Chlamydia trachomatis
- Rubella
- AMH
- Tinh dịch đồ
Tùy trường hợp mà bác sĩ sẽ chỉ định làm thêm
- Xét nghiệm nội tiết vợ
- Chụp HSG (chụp tử cung vòi trứng cản quang)
Các bệnh nhân vô kinh, sảy thai nhiều lần… cũng được khám và làm các xét nghiệm phù hợp.
Xét nghiệm tinh trùng (Tinh dịch đồ)

- Nên uống nhiều nước và tiểu sạch trước khi lấy mẫu
- Rửa sạch tay và dương vật với nước sạch, không dùng xà bông
- Mở nắp lọ để nắp ngửa trên mặt bàn. Không đụng vào phía bên trong lọ và nắp lọ.
- Tự lấy (như thủ dâm). Không được dùng bao cao su thông thường, không lấy mẫu bằng cách giao hợp
- Sau khi lấy mẫu đem đến phòng xét nghiệm. Nếu lấy mẫu ở nhà, đem đến phòng xét nghiệm trong vòng 1 giờ sau khi lấy mẫu.
Chụp HSG (chụp tử cung-vòi trứng cản quang)
Thông thường thực hiện HSG khi hai vợ chồng đã làm đầy đủ các xét nghiệm cơ bản và tinh trùng của người chồng bình thường hoặc yếu nhưng trong giới hạn đủ để bơm tinh trùng.
- Chụp HSG được thực hiện khi sạch kinh 2 ngày (thường rơi vào ngày 7 vòng kinh).
- Bệnh nhân trước khi chụp được khám âm đạo – cổ tử cung lại và cho toa thuốc kháng sinh, giảm đau.
Tuỳ kết quả HSG mà bệnh nhân sẽ được hẹn lần khám kế tiếp

Hình ảnh tử cung-vòi trứng bình thường
Xét nghiệm nội tiết
Thông thường người vợ sẽ được làm xét nghiệm nội tiết khi:
- Tuổi >= 34-35, kinh đều: Làm xét nghiệm FSH, LH, Estradiol, vào ngày 2 vòng kinh
- Kinh không đều: Làm FSH, LH, Estradiol, Prolactin, Testosterone…
Khám tiền mê, hội chẩn mổ nội soi
Khi bệnh nhân đã làm đầy đủ các xét nghiệm cơ bản và HSG cho kết quả tắc vòi trứng, tùy vào độ tuổi và tiền căn, bác sĩ sẽ tư vấn mổ nội soi. Hoặc có thể mổ nội soi khi siêu âm nhiều lần có u buồng trứng thực thể, polyp lòng tử cung…
Tùy từng trường hợp, khám và làm các xét nghiệm tiền mê bao gồm:
Mổ nội soi: bệnh nhân tới bệnh viện để đo mạch, huyết áp, đo điện tim, hỏi về tiến sử bệnh và khám tổng quát về tim, phổi…
Làm thụ tinh ống nghiệm: bệnh nhân nhịn đói làm một số xét nghiệm bao gồm:
- Huyết đồ, xét nghiệm về đông máu
- Đường huyết, chức năng gan, thận, Albumin máu
- Tổng phân tích nước tiểu
- Đo điện tim …
Sau khi có kết quả xét nghiệm, bệnh nhân được khám tương tự như trên.

QUY TRÌNH KHÁM & TƯ VẤN NAM KHOA
Khám Nam khoa
Sau khi làm tinh dịch đồ cho kết quả không tinh trùng hoặc tinh trùng ít, yếu, dị dạng nặng, người chồng được hướng dẫn khám Nam Khoa và làm các xét nghiệm cần thiết.
Sau khi có kết quả, tùy trường hợp mà bệnh nhân được giới thiệu qua bệnh viện Bình Dân để sinh thiết tinh hoàn.
Tư vấn cho – nhận tinh trùng
Xin tinh trùng thường áp dụng cho những đối tượng sau:
- Vô sinh do người chồng không có tinh trùng khi xuất tinh và sau khi sinh thiết tinh hoàn
- Phụ nữ độc thân muốn điều trị có con bằng phương pháp khoa học (sau khi đã có giấy chứng nhận, giới thiệu của địa phương, cơ quan…)
Quá trình hiến tinh trùng tự nguyện cũng được thực hiện tương tự. Người cho tinh trùng được miễn phí các xét nghiệm.