X

Tính chỉ số BMI

Chiều cao: cm

Cân nặng : kg

Tính

Được thành lập từ ngày 1/10/2002, Phòng khám Hoàng Gia Healthcare không ngừng phát triển, phấn đấu trở thành địa chỉ tin cậy của các cặp vợ chồng tại Thành Phố Hồ Chí Minh và cả nước chuyên cung cấp các dịnh vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm, thụ tinh nhân tạo, trữ trứng, khám thai sản, chẩn đoán tiền sản, siêu âm tiền sản. Lấy phương châm phục vụ khách hàng bằng cả trái tim, các Bác Sĩ Phòng khám cam kết đem lại sự hài lòng cho khách hàng.

Archives

QUY TRINH BƠM TINH TRÙNG VÀO BUỒNG TỬ CUNG (IUI)

By on 26/04/2016

Sau khi hoàn tất các xét nghiệm cơ bản, điều trị ban đầu và tương đối ít tốn kém là phương pháp bơm tinh trùng. Điều kiện để thực hiện là:

– Người vợ có tử cung, buồng trứng bình thường và ít nhất một vòi trứng không bị tắc.
– Tinh trùng người chồng trong giới hạn cho phép.
– Chấp nhận tỉ lệ thành công và các nguy cơ có thể xảy ra (trong tờ Cam kết bơm tinh trùng)
Một chu kỳ bơm tinh trùng thường bắt đầu vào ngày 2 vòng kinh của vợ. Bệnh nhân cần nộp đủ đăng ký kết hôn và chứng minh nhân dân hai vợ chồng. Chi phí cho một chu kỳ điều trị tùy loại và lượng thuốc kích thích buồng trứng, thường dao động khoảng 3-10 triệu đồng. Thời gian điều trị  thường từ 10-14 ngày, một số trường hợp bệnh nhân có buồng trứng đa nang, thời gian lên tới 4 tuần.
iui-artificial-insemination-home
Vào ngày 2 hoặc ngày 3 vòng kinh, bệnh nhân được siêu âm kiểm tra tử cung và hai buồng trứng. Nếu bình  thường sẽ bắt đầu dùng thuốc kích thích buồng trứng. Nếu là thuốc tiêm, người vợ sẽ tiêm thuốc mỗi ngày, tốt nhất trong cùng một buổi. Vào ngày 6-7 vòng kinh, bệnh nhân tới siêu âm lại, tùy đáp ứng của buồng trứng mà bác sĩ sẽ điều chỉnh thuốc và hẹn ngày siêu âm tiếp theo (siêu âm mỗi ngày hay cách 2-3 ngày).

Khi nang noãn đã “chín”, bệnh nhân được tiêm thuốc rụng trứng (tiêm đúng giờ quy định), và hẹn trở lại bơm tinh  trùng sau đó khoảng 36-40h.

Vào ngày bơm, người chồng tới bệnh viện lấy tinh dịch để lọc rửa, chọn tinh trùng di động tốt để bơm vào tử cung cho vợ. Bơm tinh trùng là một thủ thuật rất nhẹ nhàng, bệnh nhân nên thoải mái, không nên căng thẳng để bơm được dễ dàng.

Sau khi bơm người vợ nằm nghỉ tại chỗ khoảng 15 phút, sau đó ra về, sinh hoạt bình thường, hạn chế làm việc nặng, đặt thuốc hỗ trợ theo  toa.

Sau khi bơm tinh trùng, một số bệnh nhân đáp ứng quá nhạy với thuốc kích thích buồng trứng sẽ có triệu chứng căng to bụng, tiểu ít… Bệnh nhân nên uống nhiều nước (tốt nhất khoảng 3 lít/ ngày), không vận động mạnh. Nếu triệu chứng ngày càng nặng, có tiêu chảy, nôn ói… bệnh nhân nên trở lại khoa Hiếm Muộn ngay để được điều trị.

Sau 2 tuần người vợ trở lại thử máu để biết kết quả. Nếu có thai sẽ dưỡng thai, tái khám định kỳ tại viện. Nếu không có thai, bệnh nhân được hướng dẫn giao hợp tự nhiên, khoảng 2-3 tháng sau quay lại thực hiện chu kì bơm tinh trùng kế tiếp.

Nguồn: Bệnh viện Từ Dũ

QUY TRÌNH THỤ TINH TRONG ỐNG NGHIỆM

By on 26/04/2016

Qui trình thụ tinh ống nghiệm – IVF/ICSI

Thụ tinh ống nghiệm (TTON) là chỉ định đối với các cặp vợ chồng sau:

– Vợ ≥ 40 tuổi
– Tắc vòi trứng
– Tinh trùng ít, yếu, dị dạng (không đủ để bơm tinh trùng vào buồng tử cung)
– Không tinh trùng, phải lấy tinh trùng từ mào tinh, tinh hoàn
– Bơm tinh trùng nhiều lần thất bại …
Đầu tiên tại phòng khám Hiếm Muộn, hai vợ chồng sẽ làm hồ sơ bệnh mới bao gồm khám và làm các xét nghiệm sau:
– Khám phụ khoa, Pap’s, siêu âm
– Xét nghiệm máu cơ bản: GS-Rh, HIV, HbsAg, BW
– Tinh dịch đồ
– Xét nghiệm nội tiết …
Sau khi tất cả các kết quả trên bình thường, bệnh nhân nộp đăng ký kết hôn, CMND bản sao kèm bản chính để đối chiếu. Nếu giấy tờ hợp lệ, bệnh nhân sẽ có lịch hẹn để bắt đầu đợt điều trị.

Vào buổi sáng đầu chu kỳ kinh (thường vào ngày 2 vòng kinh), người vợ nhịn đói lên khu vực TTON làm thêm một số xét nghiệm tiền mê và khám tiền mê (kiểm tra tổng quát về sức khỏe) để chuẩn bị điều trị.

Tùy trường hợp bác sĩ sẽ cho người vợ kích thích buồng trứng theo phác đồ phù hợp. Thời gian điều trị thay đổi tùy từng phác đồ, dao động  từ 3 – 7 tuần.

Trong thời gian kích thích buồng trứng, bác sĩ theo dõi trứng bằng cách siêu âm nang noãn và xét nghiệm máu (thường từ 3 – 6 lần), và điều chỉnh thuốc tùy vào đáp ứng của mỗi người.
Khi trứng đạt yêu cầu, tiêm hCG để chuẩn bị chọc hút trứng. 36 – 40h sau tiêm, người vợ nhịn đói vào buổi sáng, đến bệnh viện để chọc hút trứng. Trong quá trình này, bệnh nhân được gây mê nhẹ và gây tê tại chỗ. Sau khi chọc hút trứng, người vợ nằm theo dõi mạch, huyết áp… tại bệnh viện 2 – 3 giờ. Cùng buổi sáng này, người chồng lấy tinh trùng đưa vào phòng lab để chuẩn bị cấy.Theo kỹ thuật cổ điển, trứng và tinh trùng được cho gặp nhau, hòa nhập một cách “tự nhiên” để hình thành phôi. Nhưng để tránh những bất thường xảy ra khi thụ tinh tự nhiên (hậu quả là không thể hình thành phôi), chúng tôi thường áp dụng kỹ thuật ICSI – Tiêm tinh trùng vào bào tương trứng. Đặc biệt đối với những người chồng tinh trùng quá yếu, quá dị dạng, hoặc phải lấy tinh trùng từ mào tinh…, số lượng tinh trùng tốt chọn được rất ít, kỹ thuật ICSI là một hỗ trợ hiệu quả (vì chỉ cần một tinh trùng cho một trứng).
Phôi được theo dõi trong phòng lab. Chuyển phôi vào buồng tử cung được tiến hành 2 hoặc 3 ngày sau chọc hút trứng. Nếu phôi dư, đạt chất lượng sẽ được trữ lại.

Sau khi chuyển phôi, người vợ chỉ nằm nghỉ trên giường khoảng 2 – 4h, về nhà đi lại bình thường.

Tại  nhà, người vợ tiếp tục uống và đặt thuốc để hỗ trợ sự làm tổ, phát triển của phôi thai. 2 tuần sau thử máu xác định thai. Nếu có thai sẽ được hẹn siêu âm 3 tuần sau.

Nếu thất bại lần này nhưng còn phôi trữ, người vợ có thể dùng phôi trữ để chuyển vào tử cung cho những lần sau.

1

Qui trình IVM – Trưởng thành trứng trong ống nghiệm

Các bệnh nhân phù hợp để làm IVM là những phụ nữ có buồng trứng đa nang (buồng trứng có nhiều nang thứ cấp – polycystic ovary).
Trong IVM, trứng chưa trưởng thành được lấy ra từ buồng trứng chưa được kích thích, bệnh nhân không cần chích  gonadotropins (thuốc kích thích buồng trứng),do đó thực hiện phương pháp này sẽ giảm được chi phí và tránh hội chứng quá kích buồng trứng. Hơn nữa, phương pháp này không cần theo dõi bằng siêu âm, thử nội tiết nhiều lần và thời gian điều trị  ngắn hơn so với thụ tinh ống nghiệm bình thường.
Đầu tiên hai vợ chồng khám và làm các xét nghiệm theo qui trình làm thụ tinh ống nghiệm tại phòng khám Hiếm muộn (Xem Qui trình TTON). Buồng trứng người vợ sẽ được đánh giá xem có phù hợp làm IVM hay không.

Nộp đủ các thủ tục pháp lý theo quy định và được hẹn lịch để bắt đầu đợt điều trị.

Vào đầu chu kỳ kinh (thường vào ngày 2 vòng kinh), người vợ lên khu vực TTON làm thêm một số xét nghiệm tiền mê và khám tiền mê (kiểm tra tổng quát về sức khỏe), đồng thời siêu âm để đánh giá lại buồng trứng.

Tiêm thuốc hỗ trợ buồng trứng từ khoảng ngày 7- 8 vòng kinh, trong 3 ngày liên tiếp.

Sau đó siêu âm lại 2 buồng trứng, nội mạc tử cung. Tiêm hCG 10.000IU

40h sau khi tiêm tiến hành chọc hút trứng non.

Nuôi trứng non trong lab.

Chồng tới lấy tinh trùng 1 ngày sau chọc hút trứng

Trứng và tinh trùng được cho thụ tinh (thường bằng kỹ thuật ICSI – Tiêm tinh trùng vào bào tương trứng).

Kiểm tra chất lượng phôi, hỗ trợ phôi thoát màng nếu có chỉ định.

Chuyển phôi vào buồng tử cung vào ngày thứ 3 sau chọc hút trứng.

Sau khi chuyển phôi, người vợ chỉ nằm nghỉ trên giường khoảng 2 – 4h, về nhà đi lại bình thường.

Tại nhà, người vợ tiếp tục uống và đặt thuốc để hỗ trợ sự làm tổ, phát triển của phôi thai. 2 tuần sau thử máu xác định thai. Nếu có thai sẽ được hẹn siêu âm 3 tuần sau.

Qui trình Chuyển phôi trữ

Thường chuyển phôi trữ được thực hiện khi chuyển phôi lần trước thất bại. Nếu các xét nghiệm của người vợ quá hạn, bệnh nhân sẽ làm lại các xét nghiệm đó.
Vào đầu chu kỳ kinh (thường ngày 2 vòng kinh), người vợ bắt đầu uống thuốc để chuẩn bị nội mạc tử cung.
Khoảng ngày 6-8 vòng kinh, người vợ trở lại bệnh viện siêu âm. Tùy vào đáp ứng mỗi người mà bác sĩ sẽ chỉnh liều thuốc và hẹn ngày siêu âm kế tiếp.
Đến khi nội mạc tử cung đạt yêu cầu, người vợ được hẹn ngày để chuyển phôi.

Phôi trữ được rã đông trong phòng lab để chuyển.

Chuyển phôi xong nằm nghỉ khoảng 2-4h. Về nhà đi lại bình thường, tiếp tục uống thuốc, đặt thuốc (hoặc bơm thuốc) âm đạo để hỗ trợ phôi phát triển.

Hai tuần sau thử máu xác định thai. Nếu có thai sẽ được hẹn siêu âm 3 tuần sau.

Qui trình Thụ tinh ống nghiệm – Xin trứng
Người cho trứng đến phòng khám Hiếm Muộn vào ngày 2 vòng kinh để làm các xét  nghiệm cơ bản, trong đó có xét nghiệm nội tiết buồng trứng.
Nếu đủ điều kiện cho trứng, người cho trứng và hai vợ chồng sẽ hoàn tất các bước khám và xét nghiệm cần thiết, nộp đủ các giấy tờ hành chánh để được hẹn lịch bắt đầu điều trị (tham khảo Quy trình TTON). Hai người xin và cho trứng được làm các xét nghiệm tiền mê và khám tiền mê.

Sau đó được uống thuốc nhằm điều chỉnh cho kinh nguyệt hai người xin – cho gần như trùng nhau.

Khi có kinh, người cho trứng được hẹn ngày tiêm thuốc kích thích buồng trứng, siêu âm theo dõi nang noãn và chọc hút trứng (tham khảo Quy trình TTON). Người xin trứng uống thuốc chuẩn bị nội mạc tử cung để tiếp nhận phôi và mang thai, cũng được siêu âm theo dõi và điều chỉnh  thuốc.

Người cho trứng được cho hCG và chọc hút trứng sau đó 36 – 40h.Vào ngày chọc hút trứng, người chồng tới bệnh viện lấy tinh trùng.

Trứng và tinh trùng được cho thụ tinh (thường bằng kỹ thuật ICSI – Tiêm tinh trùng vào bào tương trứng). Phôi được theo dõi và chuyển phôi cho vợ  2 – 3 ngày sau chọc hút trứng.
Chuyển phôi xong nằm nghỉ khoảng 2-4h. Về nhà đi lại bình thường, tiếp tục uống thuốc, đặt thuốc (hoặc bơm  thuốc) âm đạo để hỗ trợ phôi phát triển.

Hai tuần sau thử máu xác định thai.

Trữ tinh trùng

Các đối tượng có nhu cầu trữ tinh trùng bao gồm:

–  Trữ tinh trùng tự thân: Người chồng ở xa, không thể tới lấy tinh trùng  trong ngày bơm tinh trùng hoặc chọc hút trứng. Trữ tinh trùng trước khi  điều trị ung thư, mổ tinh hoàn do bệnh lý…
 – Cho tinh trùng.

Cần có xét nghiệm máu HIV âm tính trong vòng 3 tháng trước khi trữ.

Lấy tinh trùng để trữ, mang theo: kết quả tinh dịch đồ, xét nghiệm máu, chứng minh nhân dân bản chính và bản sao, biên lai đóng tiền.
Phẫu thuật lấy tinh trùng

Phẫu thuật lấy tinh trùng là phương pháp dành cho những cặp vợ chồng làm thụ tinh ống nghiệm mà người chồng không có tinh trùng trong tinh dịch do nguyên nhân tắc nghẽn (tinh hoàn vẫn sinh tinh bình thường nhưng tinh  trùng không thể ra bên ngoài).Phẫu thuật lấy tinh trùng bao gồm nhiều phương pháp. Sau khi bác sĩ Nam khoa khám và sinh thiết tinh hoàn, bệnh nhân sẽ được chọn lựa phương pháp phẫu thuật lấy tinh trùng phù hợp:

 – Lấy tinh trùng từ mào tinh bằng vi phẫu thuật (Microsurgical Epididymal Sperm Aspiration-MESA):  Đây là phương pháp thu tinh trùng bằng phẫu thuật ở mào tinh. Tỷ lệ thành công trong việc thu được tinh trùng bằng MESA thường từ 90% trở  lên
  – Lấy tinh trùng từ mào tinh bằng xuyên kim qua da (Percutaneous Epididymal Sperm Aspiration-PESA): Lợi điểm của PESA là ít xâm lấn, có thể thực hiện được nhiều lần, đơn giản hơn và mẫu tinh trùng thu được thường ít lẫn máu và xác tế bào. Do đó, PESA là một trong những phương pháp nên chọn lựa đầu tiên ở những  trường hợp không tinh trùng do tắc nghẽn. So với MESA, PESA là một phương pháp ít xâm lấn hơn, có thể được thực hiện với gây tê tại chỗ, với tỷ lệ thành công khoảng 65%.
  – Lấy tinh trùng từ tinh hoàn bằng chọc hút (Testicular Sperm Aspiration-TESA): Dùng kim đâm xuyên qua da vào mô tinh hoàn và hút tinh trùng ra. Ở những người sinh tinh bình thường, tỷ lệ thu được tinh trùng trên 80%.
 – Lấy tinh trùng từ tinh hoàn bằng phẫu thuật xẻ tinh hoàn (Testicular Sperm Extraction-TESE): Ở những bệnh nhân có rối loạn quá trình sinh tinh, tỷ lệ thu được tinh  trùng vào khoảng 50%. Những đối tượng này, nên sử dụng kỹ thuật TESE hơn là TESA do thu được tinh trùng nhiều hơn.
Vào ngày hẹn (thường vào ngày vợ chọc hút trứng), người chồng nhịn đói vào buổi sáng tới bệnh viện. Trong quá trình thực hiện, bệnh nhân được gây mê nhẹ, gây tê và lấy tinh trùng theo một trong các phương pháp trên.

Hỗ trợ phôi thoát màng

Sau khi trứng và tinh trùng thụ tinh với kỹ thuật IVF hoặc ICSI, phôi được chuyển vào buồng tử cung để làm tổ và phát triển thành thai. Bao bên ngoài phôi là màng trong suốt. Trong một số trường hợp, lớp màng này bị cứng chắc bất thường hoặc không mỏng đi trong quá trình phôi phát triển. Điều này làm cho phôi không thể thoát ra ngoài và bám vào nội mạc tử cung để làm tổ. Dựa trên giả thuyết đó, kỹ thuật làm mỏng hoặc làm thủng màng trong suốt bên ngoài phôi đã ra đời, giúp phôi dễ thoát  ra ngoài và làm tổ vào tử cung hơn. Nhờ đó giúp cải thiện tỉ lệ thành công khi làm thụ tinh trong ống nghiệm (10-15%).Phương pháp hỗ trợ phôi thoát màng tại bệnh viện Từ Dũ là làm mỏng màng phôi bằng tia laser.

Các bệnh nhân được áp dụng kĩ thuật này:

1. Trên 34 tuổi
2. Chuyển phôi trữ lạnh.
3. Thất bại sau khi đã chuyển phôi > 2 lần
4. Màng phôi (màng zona) dày và chắc
5.  Các đối tượng cân nhắc thực hiện kĩ thuật này: xét nghiệm nội tiết cơ bản (FSH) cao, vô sinh không rõ nguyên nhân, IVM (TTON trưởng thành  trứng non).

Tóm tắt kỹ thuật:
• Kích thích buồng trứng.
• Chọc hút trứng.
• Chuẩn bị tinh trùng.
• Dùng hệ thống vi thao tác, tiêm trực tiếp một tinh trùng vào trứng.
• Thực hiện hỗ trợ phôi thoát màng và chuyển phôi vào buồng tử cung trong cùng ngày.

Nguồn: Bệnh viện Từ Dũ

XUẤT HUYẾT ÂM ĐẠO

By on 24/04/2016

Xuất huyết âm đạo bất thường phải cảnh giác sự tiềm ẩn của 8 loại bệnh sau đây:

1.U xơ tử cung: triệu chứng thường gặp nhất của u xơ tử cung là xuất huyết âm đạo bất thường, biểu hiện là rối loạn kinh nguyệt, rút ngắn chu kỳ, kinh nguyệt kéo dài, lượng kinh nguyệt nhiều.

2. Viêm bộ phận sinh dục: Các chứng viêm âm đạo, viêm tử cung, viêm ống dẫn trứng có thể gây ra bệnh xuất huyết âm đạo bất thường, chẳng hạn viêm âm đạo do tuổi già có thể tiết ra khí hư có máu, biểu hiện lâm sàng chủ yếu của viêm nội mạc tử cung cũng là xuất huyết âm đạo bất thường.

3. Lạc nội mạc tử cung: lạc nội mạc tử cung thường kết hợp với u xơ tử cung hoặc cơ tuyến tử cung (adenomyosis), mô buồng trứng nếu như bị phá hỏng hoặc nội tiết khác thường, có thể dẫn đến bệnh xuất huyết âm đạo bất thường.

4. Khối u buồng trứng: Khối u buồng trứng phá hỏng mô buồng trứng gây ra sự tiết bất thường của hormone giới tính có thể dẫn đến xuất huyết âm đạo bất thường, chẳng hạn như u tế bào hạt,…

5. Ung thư nội mạc tử cung: Biểu hiện chủ yếu của ung thư nội mạc tử cung chính là xuất huyết âm đạo bất thường, khi kết hợp nhiễm khuẩn có thể gây ra máu mủ hôi hám.

6. Ung thư cổ tử cung: Biểu hiện lâm sàng chủ yếu của ung thư cổ tử cung là xuất huyết âm đạo qua tiếp xúc, thường ra máu sau khi quan hệ tình dục..

7. Khối u vùng dưới đồi: Khối u vùng dưới đồi có thể tạo thành sự tiết gonadotropin bất thường, thông qua ảnh hưởng gonadotropin mà dẫn đến xuất huyết âm đạo bất thường.

8. Khối u tuyến yên: bệnh này làm cho sự tiết gonadotropin của tuyến yên bất thường và tăng Prolactin, từ đó ảnh hưởng sự tiết nội tiết tố buồng trứng, rối loạn rụng trứng dẫn đến xuất huyết âm đạo bất thường.

Đội ngũ chuyên gia giàu kinh nghiệm, thiết bị máy móc nhập khẩu từ nước ngoài, chuyên gia tư vấn miễn phí trực tuyến và hơn thế nữa là sự quan tâm chăm sóc, tận tình từ đội ngũ nhân viên. Với những ưu thế trên Hệ Thống Phòng khám Phụ Sản Hoàng Gia là sự lựa chọn tốt nhất đối với bạn. Hãy gọi 0913 931 988 để được tư vấn và giải đáp mọi thắc mắc của bạn.

tuvan_online1-1

VIÊM SINH DỤC

By on 24/04/2016

VIÊM SINH DỤC Ở PHỤ NỮ – (viêm âm đạo- âm hộ, viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu)

   Cơ quan sinh dục của phụ nữ tính từ trong ra ngoài bao gồm: vòi trứng và buồng trứng, tử cung, âm đạo, âm hộ và vùng quanh âm hộ. Viêm sinh dục được chẩn đoán khi có hiện tượng viêm nhiễm trên bất kỳ bộ phận nào của cơ quan sinh dục và được chia làm 2 nhóm viêm sinh dục trên bao gồm phần trên cổ tử cung (tử cung, vòi trứng và buồng trứng) và viêm sinh dục dưới bao gồm cổ tử cung, âm đạo và âm hộ.

1

   Viêm sinh dục trên thường ít gặp, có thể gặp các triệu chứng toàn thân như nóng sốt, đau vùng bụng dưới và có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản nếu không điều trị thích hợp. Đa số các trường hợp là do nhiễm trùng, có khi nặng lên và tiến triển thành viêm phúc mạc (màng bụng) vùng chậu hay vùng bụng làm bụng căng cứng đau và có thể nhầm lẫn với tình trạng viêm phúc mạc do ruột thừa. Cũng có khi, tình trạng viêm nhiễm tiến triển thành bán cấp tạo thành khối áp xe vòi trứng (tụ mủ vòi trứng) hay mãn tính thành bệnh lý đau vùng chậu mãn tính (khi tình trạng đau kéo dài hơn 6 tháng). Trầm trọng hơn, có một dạng viêm nhiễm sinh dục trên (do Chlamydia) sẽ tiến triển âm thầm, không triệu chứng, nhưng gây viêm dính trong vùng bụng và là nguyên nhân chủ yếu của nhiều trường hợp vô sinh. Để ngăn ngừa viêm sinh dục trên và các biến chứng với khả năng sinh sản, cần tích cực tìm bệnh và điều trị phù hợp ngay khi có nghi ngờ viêm sinh dục trên, sử dụng thuốc thích hợp khi có nạo thai hay sảy thai (vì là cơ hội bị nhiễm bệnh qua thủ thuật,  lòng tử cung sau đó là môi trường thuận lợi cho mầm bệnh phát triển). Nạo phá thai nhiều lần cũng là yếu tố gia tăng nguy cơ viêm nhiễm.

2

Tu mủ vòi trứng.

Viêm sinh dục dưới, ngược lại là một tình trạng nhẹ nhàng hơn, thường ít để lại di chứng, bệnh dễ chữa nhưng cũng dễ bị nhiễm và dễ bị tái phát. Thường gặp nhất là viêm âm đạo do các tác nhân như nấm, vi trùng, trùng roi.Ngoại trừ bệnh nhiễm trùng roi xảy ra do lây qua quan hệ tình dục, các trường hợp còn lại đều có thể xảy ra trên người độc thân hay đã kết hôn, có hay không có quan hệ tình dục.

3

Viêm CTC.

Đa số các trường hợp viêm âm đạo sẽ có tình trạng huyết trắng gia tăng, có mùi và màu bất thường, gây khó chịu (ngứa, rát, nóng bỏng); có thể đi kèm với tình trạng nhiễm trùng đường tiểu dưới (tiểu gắt buốt, tiểu nhiều lần hay khó tiểu, tiểu đục, nước tiểu có mùi hôi hay lợn cợn). Có thể dùng các loại thuốc đặt âm đạo có kèm hay không kèm thuốc uống để điều trị. Vệ sinh phụ nữ thường ngày và trong giai đọan kinh nguyệt sẽ giúp ngăn ngừa tốt viêm sinh dục dưới.

4

5

Vùng da quanh âm hộ và hậu môn cũng có thể bị viêm nhiễm do cùng tác nhân với viêm âm hộ, âm đạo, hay là do các tác nhân nhiễm trùng trên da. Có thể gặp các trường hợp nhiễm trùng mụn mủ, nhiễm trùng nang lông, hắc lào hay nấm da. Tùy bệnh lý có thể dùng thuốc bôi tại chỗ có kèm thuốc uống hay không.

Có 2 bệnh lý khá đặc biệt: Herpes sinh dục biểu hiện bởi bóng nước xuất hiện trên vùng sinh dục, bóng nước vỡ và rất đau, lây lan rất nhanh, có thể kèm nóng sốt; Mồng gà âm hộ (có thể xuất hiện trên âm đạo và cổ tử cung) biểu hiện bởi các nốt sùi, phát triển nhanh và gây ngứa rát. Đây là bệnh lây qua đường tình dục. Viêm cổ tử cung, ở vùng cổ ngoài có thể xếp là viêm sinh dục dưới, ngược lại nếu xảy ra ở vùng cổ trong, có liên đới với niêm mạc lòng tử cung và có thể lây lan ngược dòng lên trên, do đó, được xem là viêm sinh dục trên. Vòng tránh thai, không gây ra tình trạng viêm nhiễm sinh dục, tuy nhiên khi nghi ngờ có viêm nhiễm sinh dục trên, nếu đang sử dụng vòng thì nên lấy vòng ra ngay và có điều trị tích cực kịp thời.

6

Mồng gà.

Tình trạng cổ tử cung lộ tuyến, không được xem là viêm nhiễm cổ tử cung. Tuy nhiên vùng lộ tuyến thường có nhiều tế bào non, yếu ớt trước những tác nhân gây bệnh qua đường tình dục, cũng như tình trạng tăng tiết dịch cổ tử cung khi có lộ tuyến sẽ làm gia tăng khả năng viêm âm đạo (do thay đổi môi trường âm đạo) cũng như làm người phụ nữ khó chịu.

7

CTC lộ tuyến.

Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gây viêm nhiễm sinh dục, thường là viêm đường sinh dục trên (có thể kết hợp viêm sinh dục dưới), như bệnh lậu, giang mai, bệnh hạ cam mềm – hột xòai, hạch sinh dục, nhiễm trùng roi (Trichomonas), u nhú sinh dục … Trong trường hợp này cần điều trị kết hợp cả người chồng/bạn tình để tránh lây nhiễm ngược lại.

8

Trùng roi.

   Tóm lại không nên chủ quan với tình trạng viêm nhiễm sinh dục do khả năng để lại hậu quả trên khả năng sinh sản của tình trạng viêm sinh dục trên hay khả năng dễ tái phát, tái nhiễm của bệnh lý viêm sinh dục dưới.

UNG THƯ NỘI MẠC TỬ CUNG

By on 22/04/2016

Ung thư nội mạc tử cung! Chảy máu sau mãn kinh, kéo dài thời gian hoặc chảy máu giữa kỳ kinh, chảy máu bất thường từ âm đạo, đau vùng chậu, đau khi giao hợp, giảm cân ngoài ý muốn…

Định nghĩa

Mặc dù việc chẩn đoán bệnh ung thư nội mạc tử cung là khó khăn, những tin tức tốt lành là loại ung thư này thường được tìm thấy ở giai đoạn sớm nhất của nó có thể điều trị.

Ung thư nội mạc tử cung, một trong những bệnh ung thư phổ biến nhất ở phụ nữ Mỹ, bắt đầu trong tế bào nội mạc tử cung, niêm mạc tử cung, tử cung rỗng hình quả lê – cơ quan vùng chậu, nơi bào thai phát triển xảy ra. Ung thư nội mạc tử cung đôi khi được gọi là ung thư tử cung, nhưng cũng có những tế bào khác trong tử cung có thể trở thành ung thư, chẳng hạn như cơ hoặc các tế bào myometrial. Những hình thức loại ung thư ít phổ biến được gọi là sacôm.

Ung thư nội mạc tử cung thường được phát hiện ở giai đoạn đầu bởi vì nó thường xuyên tạo ra chảy máu âm đạo giữa chu kỳ kinh nguyệt hoặc sau khi mãn kinh. Nếu ung thư nội mạc tử cung được phát hiện sớm, loại bỏ tử cung bằng phẫu thuật thường loại bỏ tất cả của ung thư.

Các triệu chứng

Hầu hết các trường hợp ung thư nội mạc tử cung phát triển ở phụ nữ sau mãn kinh, thời kỳ đã dừng lại. Các đầu mối đầu tiên có thể bị chảy máu âm đạo bất thường.

Các dấu hiệu và triệu chứng của ung thư nội mạc tử cung có thể bao gồm:

  • Chảy máu bất thường sau mãn kinh.
  • Kéo dài thời gian hoặc chảy máu giữa chu kỳ.
  • Chảy máu bất thường từ âm đạo.
  • Đau vùng chậu.
  • Đau khi giao hợp.
  • Giảm cân ngoài ý muốn.

Gặp bác sĩ khi

Bởi vì ung thư nội mạc tử cung có nhiều khả năng được chữa khỏi, gặp bác sĩ nếu có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng của căn bệnh này, bao gồm chảy máu âm đạo không liên quan đến thời gian, đau vùng chậu hoặc đau khi giao hợp. Nhiều người trong số các triệu chứng tương tự có thể được kết hợp với không phải ung thư (lành tính), chẳng hạn như nhiễm trùng âm đạo, u xơ tử cung hoặc polyp tử cung. Nhưng nó rất quan trọng để mang đến sự chú ý của bác sĩ.

Nếu đang có nguy cơ ung thư nội mạc tử cung, nói chuyện với bác sĩ về những gì có thể được xét nghiệm sàng lọc thích hợp. Nếu có bị ung thư nội mạc tử cung, bác sĩ nên phác thảo một chương trình theo dõi thường xuyên cho tái phát có thể.

Nguyên nhân

Các tế bào khỏe mạnh phát triển và phân chia một cách có trật tự để giữ cho cơ thể hoạt động bình thường. Nhưng đôi khi các tế bào trở nên bất thường (đột biến) và phát triển ngoài tầm kiểm soát. Các tế bào tiếp tục phân chia tế bào mới ngay cả khi không cần thiết. Những tế bào bất thường có thể xâm nhập và phá hủy các mô lân cận và thậm chí có khả năng di chuyển đến các bộ phận khác của cơ thể và bắt đầu phát triển ở đó.

Trong ung thư nội mạc tử cung, các tế bào ung thư phát triển trong tử cung. Tại sao các tế bào ung thư phát triển không hoàn toàn được biết đến. Tuy nhiên, các nhà khoa học tin rằng mức estrogen đóng vai trò trong sự phát triển của ung thư nội mạc tử cung. Các yếu tố có thể làm tăng mức hormone này và các yếu tố nguy cơ khác của bệnh đã được xác định và tiếp tục xuất hiện. Ngoài ra, nghiên cứu liên tục được dành cho nghiên cứu thay đổi trong các gen nào đó có thể gây ra các tế bào trong nội mạc tử cung để trở thành ung thư.

Yếu tố nguy cơ

Các hệ thống sinh sản của nữ gồm hai buồng trứng, hai ống dẫn trứng, một tử cung và âm đạo. Các buồng trứng sản xuất hai hormone nữ chính, estrogen và progesterone. Sự cân bằng giữa hai sự thay đổi hormone mỗi tháng, làm cho nội mạc tử cung dày lên trong thời kỳ đầu của chu kỳ hàng tháng. Nếu thai kỳ không xảy ra, nội mạc tử cung sau đó được đổ ra trong giai đoạn cuối của chu kỳ kinh nguyệt.

Khi sự cân bằng của hai hormone estrogen di chuyển đến gần hơn, kích thích sự tăng trưởng của nội mạc tử cung, một người phụ nữ nguy cơ phát triển ung thư nội mạc tử cung tăng lên. Những yếu tố có mức tăng estrogen trong cơ thể bao gồm:

Nhiều năm có kinh nguyệt. Nếu bắt đầu có kinh ở độ tuổi sớm trước khi 12 tuổi hoặc bắt đầu thời kỳ mãn kinh sau đó, có nguy cơ cao của bệnh ung thư nội mạc tử cung hơn là một người phụ nữ khác.

Không bao giờ có thai. Mang thai dường như giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung, mặc dù các chuyên gia không chắc chắn chính xác tại sao điều này có thể. Cơ thể sản xuất estrogen nhiều hơn trong thai kỳ, nhưng nó tạo ra nhiều progesterone. Progesterone tăng sản xuất có thể bù đắp những tác động của việc gia tăng mức estrogen. Cũng có thể không có được mang thai có thể là kết quả của vô sinh do sự rụng trứng không đều, đó có thể là lý do tại sao những phụ nữ không bao giờ mang thai có nguy cơ ung thư nội mạc tử cung.

Không thường xuyên rụng trứng. Sự rụng trứng, việc phát hành hàng tháng của một quả trứng từ một buồng trứng ở phụ nữ có kinh, là quy định của estrogen. Không thường xuyên rụng trứng hoặc không rụng trứng làm tăng tiếp xúc với estrogen. Sự rụng trứng không đều có nhiều nguyên nhân, bao gồm cả béo phì và tình trạng được gọi là hội chứng buồng trứng đa nang (PCOS). Đây là một tình trạng mất cân bằng nội tiết tố, trong đó ngăn chặn sự rụng trứng và kinh nguyệt. Điều trị bệnh béo phì và quản lý các triệu chứng của PCOS có thể giúp phục hồi sự rụng trứng hàng tháng và chu kỳ kinh nguyệt, giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung.

Bệnh béo phì. Buồng trứng không phải là nguồn duy nhất của estrogen. Mô mỡ có thể sản xuất estrogen. Béo phì có thể làm tăng mức độ estrogen trong cơ thể, đưa tới có nguy cơ cao của bệnh ung thư nội mạc tử cung và ung thư khác. Béo phì, phụ nữ có ba lần nguy cơ ung thư nội mạc tử cung và phụ nữ thừa cân có nguy cơ gấp hai lần, theo Hiệp hội Ung thư Mỹ. Tuy nhiên, phụ nữ gầy cũng có thể phát triển ung thư nội mạc tử cung.

Một chế độ ăn giàu chất béo. Loại chế độ ăn uống có thể thêm vào nguy cơ ung thư nội mạc tử cung bằng cách thúc đẩy béo phì. Hoặc, thực phẩm béo trực tiếp ảnh hưởng đến sự trao đổi chất estrogen, làm tăng thêm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung người phụ nữ.

Bệnh tiểu đường. Ung thư nội mạc tử cung phổ biến hơn ở phụ nữ bị tiểu đường, có thể vì bệnh béo phì và tiểu đường type 2 thường đi song song. Tuy nhiên, ngay cả phụ nữ bị tiểu đường không phải là người thừa cân có nguy cơ ung thư nội mạc tử cung.

Estrogen – thay thế trị liệu (ERT). Estrogen kích thích sự tăng trưởng của nội mạc tử cung. Thay thế estrogen sau khi mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung. Lấy progestin tổng hợp, một hình thức của các hormone progesterone với estrogen – sự kết hợp giữa liệu pháp hormone thay thế thực sự làm giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung. Tuy nhiên, sự kết hợp này có thể gây ra nguy cơ sức khỏe khác, chẳng hạn như cục máu đông hay ung thư vú.

Các khối u buồng trứng. Một số khối u buồng trứng của có thể là một nguồn estrogen, làm tăng mức estrogen.

Các yếu tố khác có thể làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung bao gồm:

Tuổi. Tuổi càng cao, càng có nhiều nguy cơ ung thư nội mạc tử cung. Đa số các bệnh ung thư nội mạc tử cung xảy ra ở phụ nữ lớn tuổi hơn 55.

Lịch sử bản thân bệnh ung thư vú hoặc ung thư buồng trứng. Nếu đã có vú hoặc ung thư buồng trứng, có thể có tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung vì tất cả các bệnh ung thư chia sẻ một số các yếu tố nguy cơ tương tự. Tuy nhiên, đại đa số các phụ nữ có hoặc vú hoặc ung thư buồng trứng không bao giờ phát triển ung thư nội mạc tử cung.

Điều trị Tamoxifen. Một trong tất cả 500 phụ nữ có ung thư vú đã được điều trị với tamoxifen sẽ phát triển ung thư nội mạc tử cung. Mặc dù tamoxifen chủ yếu như là chặn estrogen, nó có một số hiệu ứng giống như estrogen và có thể gây ra nội mạc tử cung phát triển. Nếu đang được điều trị bằng hoóc môn này, xem bác sĩ cho khám phụ khoa hàng năm và chắc chắn để báo cáo bất cứ chảy máu âm đạo bất thường.

Chủng tộc. Phụ nữ da đen có nguy cơ tử vong do ung thư nội mạc tử cung, mặc dù phụ nữ da trắng có nhiều khả năng phát triển ung thư nội mạc tử cung.

Di truyền ung thư đại trực tràng nonpolyposis (HNPCC). Căn bệnh di truyền là do sự bất thường trong một gene quan trọng cho việc sửa chữa DNA. Phụ nữ với HNPCC có nguy cơ cao hơn đáng kể bệnh ung thư nội mạc tử cung cũng như ruột kết và ung thư khác. Nguy cơ ung thư nội mạc tử cung cho những phụ nữ có HNPCC đột biến là từ 40% đến 60%, theo Hiệp hội Ung thư Mỹ.

Có yếu tố nguy cơ ung thư nội mạc tử cung không có nghĩa là sẽ nhận được bệnh tật. Nó có nghĩa là có nguy cơ và cần được cảnh báo để có thể có dấu hiệu và triệu chứng của bệnh. Ngược lại, một số phụ nữ phát triển ung thư nội mạc tử cung xuất hiện không có yếu tố nguy cơ bệnh.

774-thongtin-ung-thu-noi-mac-tu-cung

Các biến chứng

Các biến chứng nghiêm trọng nhất của ung thư bao gồm ung thư nội mạc tử cung, là nó có thể lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể (di căn). May mắn thay, khi phát hiện sớm, ung thư nội mạc tử cung thường có thể chữa được. tỷ lệ sống sót năm năm là 95% bệnh ung thư nội mạc tử cung giai đoạn đầu. Nếu ung thư nội mạc tử cung đã đạt đến giai đoạn cao trước khi chẩn đoán, nó có thể đã lây lan sang các bộ phận khác của cơ thể và có nhiều khó khăn để điều trị thành công.

Các xét nghiệm và chẩn đoán

Bác sĩ phụ khoa hoặc bác sĩ chăm sóc sẽ thực hiện một lịch sử hoàn thành y tế và thực hiện một cuộc kiểm tra thể chất và khung chậu. Trong quá trình khám phụ khoa, bác sĩ cảm thấy đối với bất kỳ cục u hoặc thay đổi hình dạng của tử cung mà có thể chỉ ra một vấn đề.

Chẩn đoán có thể có hoặc không có thể bao gồm các xét nghiệm:

Transvaginal siêu âm. Bác sĩ có thể đề nghị một transvaginal siêu âm để xem xét độ dày và kết cấu của nội mạc tử cung và giúp loại bỏ các điều kiện khác. Trong tiến trình này, một thiết bị giống như cây đũa (bộ chuyển đổi) được đưa vào âm đạo. Bộ chuyển đổi này sử dụng sóng âm thanh để tạo ra một hình ảnh video của tử cung. Thử nghiệm này giúp bác sĩ tìm những bất thường trong tử cung và nó có thể được thực hiện trước khi sinh thiết nội mạc tử cung để xác định vị trí nghi ngờ mô.

Sinh thiết nội mạc tử cung. Để có được một mẫu tế bào từ bên trong tử cung, có thể trải qua sinh thiết nội mạc tử cung. Điều này bao gồm việc loại bỏ các mô từ lớp lót tử cung để phân tích trong phòng thí nghiệm. Điều này có thể được thực hiện tại văn phòng bác sĩ và thường không cần gây mê. Bởi vì các nguy cơ gia tăng, những phụ nữ có HNPCC đột biến nên nói chuyện với bác sĩ của họ về sinh thiết nội mạc tử cung hàng năm bắt đầu từ khoảng tuổi 35.

Nong và nạo (D và C). Nếu đủ các mô không thể có được trong quá trình sinh thiết hoặc nếu sinh thiết cho thấy bệnh ung thư, cần phải trải qua một D và C. Trong thủ tục này, đòi hỏi phải trong một phòng gây tê, mô cạo từ niêm mạc tử cung và kiểm tra dưới kính hiển vi cho các tế bào ung thư.

Pap test. Bác sĩ có một mẫu tế bào từ cổ tử cung, phần, thấp hẹp của tử cung mở ra vào trong âm đạo. Các bác sĩ sử dụng xét nghiệm Pap để phát hiện một dạng khác của ung thư – ung thư cổ tử cung. Bởi vì ung thư nội mạc tử cung bắt đầu bên trong tử cung, nó hiếm khi bị phát hiện bởi một xét nghiệm Pap.

Nếu ung thư nội mạc tử cung được tìm thấy, có thể được giới thiệu đến một bác sĩ chuyên khoa phụ khoa – một bác sĩ chuyên điều trị bệnh ung thư liên quan đến hệ thống sinh sản nữ. Cần phải thử nghiệm thêm để xác định liệu ung thư đã lan (di căn) tới các phần khác của cơ thể. Các xét nghiệm này có thể bao gồm chụp X – quang, chụp cắt lớp vi tính (CT) quét và một số xét nghiệm máu.

Trong ung thư nội mạc tử cung, xét nghiệm cuối cùng được thực hiện thông qua một thủ tục phẫu thuật và được thực hiện cùng một lúc như bất kỳ điều trị phẫu thuật:

Giai đoạn I. Ung thư chỉ được tìm thấy trong tử cung và không lây lan.

Giai đoạn II. Ung thư có trong cơ thể cả hai tử cung và cổ tử cung. Trong giai đoạn này, ung thư không còn giới hạn trong tử cung, nhưng không lan rộng ra khỏi khu vực xương chậu.

Giai đoạn III. Ung thư đã không tham gia vào trực tràng và bàng quang, mặc dù các hạch bạch huyết vùng xương chậu có thể tham gia.

Giai đoạn IV. Ung thư là nghiêm trọng nhất và có nghĩa là ung thư đã lan qua vùng xương chậu và có thể ảnh hưởng đến bàng quang, trực tràng và nhiều phần xa của cơ thể.

Phương pháp điều trị và thuốc

Phẫu thuật là điều trị phổ biến nhất cho ung thư nội mạc tử cung. Hầu hết các bác sĩ khuyên hoặc là phẫu thuật cắt bỏ tử cung, nhiều khả năng các phẫu thuật cắt bỏ tử cung, ống dẫn trứng và buồng trứng. Các hạch bạch huyết ở khu vực này cũng cần được loại bỏ trong quá trình phẫu thuật cùng với các mẫu mô khác.

Cắt bỏ tử cung là một hoạt động lớn, bởi vì không thể có thai sau khi tử cung đã được gỡ bỏ, nó có thể là một quyết định khó khăn đối với một số phụ nữ. Tuy nhiên, phẫu thuật thường là cách duy nhất để loại trừ ung thư hoặc cần thiết phải điều trị thêm.

Nếu có một hình thức tích cực của bệnh ung thư nội mạc tử cung hoặc ung thư đã lan đến các bộ phận khác của cơ thể, có thể cần điều trị bổ sung. Đây có thể bao gồm:

Bức xạ. Nếu bác sĩ tin rằng đang có nguy cơ cao tái phát ung thư, người đó có thể gợi ý rằng xạ trị sau khi phẫu thuật. Bác sĩ cũng có thể đề nghị xạ trị khối u ung thư nếu phát triển nhanh, xâm nhập sâu vào cơ bắp của tử cung hoặc liên quan đến mạch máu. Xạ trị liên quan đến việc sử dụng liều cao tia X để diệt các tế bào ung thư. Khi thực hiện từ bên ngoài cơ thể, nó được gọi là tia bức xạ trị liệu bên ngoài. Brachytheraphy là một dạng khác của bức xạ có liên quan đến ứng dụng nội bộ của bức xạ, thường là để các lớp lót bên trong của tử cung. Brachytheraphy có tác dụng phụ ít hơn so với xạ trị thông thường. Tuy nhiên, brachytheraphy xử lý chỉ là một khu vực nhỏ của cơ thể.

Hormone liệu pháp. Nếu ung thư đã lan ra các phần khác của cơ thể, tổng hợp progestin, một dạng của progesterone hormone, có thể ngăn chặn nó phát triển. Các progestin được sử dụng trong điều trị ung thư nội mạc tử cung được quản lý ở liều cao hơn được sử dụng trong liệu pháp thay thế hormone cho phụ nữ mãn kinh. Các thuốc khác có thể được sử dụng. Điều trị với progestin có thể là một lựa chọn cho phụ nữ bị ung thư nội mạc tử cung sớm, những người muốn có con và do đó không muốn cắt bỏ tử cung. Tuy nhiên, phương pháp này là không phải không có nguy cơ ung thư sẽ trở lại. Cẩn thận thảo luận về điều trị này với một chuyên gia trong lĩnh vực này.

Một tùy chọn khác là liệu pháp hormone gonadotropin-releasing hormone agonist. Các thuốc này có thể hạ thấp mức estrogen ở phụ nữ tiền mãn kinh.

Hóa trị. Hóa trị là sử dụng thuốc để tiêu diệt tế bào ung thư. Thông thường, các loại thuốc hóa trị được sử dụng kết hợp để tăng hiệu quả của họ. Nói chung, phụ nữ có giai đoạn III hoặc ung thư nội mạc tử cung giai đoạn IV sẽ được hóa trị như là một phần của phác đồ điều trị của họ. Có thể nhận được thuốc hóa trị bằng thuốc (uống) hoặc thông qua các tĩnh mạch. Các thuốc này nhập vào máu và sau đó đi qua cơ thể, làm chết tế bào ung thư bên ngoài tử cung.

Mỗi loại điều trị ung thư nội mạc tử cung có thể có tác dụng phụ. Hãy hỏi bác sĩ những tác dụng phụ có thể và những gì có thể được thực hiện để quản lý chúng.

Nếu có giai đoạn cuối hoặc ung thư nội mạc tử cung, có thể hưởng lợi từ tham gia vào thử nghiệm lâm sàng cung cấp các lựa chọn điều trị mới thực nghiệm.

Sau khi điều trị ung thư nội mạc tử cung, bác sĩ có thể sẽ khuyên nên thường xuyên theo dõi kiểm tra để xác định liệu ung thư đã trở lại. Kiểm tra có thể bao gồm lâm sàng, kiểm tra vùng chậu, thử nghiệm Pap, X – quang ngực và các xét nghiệm.

Đối phó và hỗ trợ

Sau khi nhận được một chẩn đoán ung thư nội mạc tử cung, có thể có nhiều câu hỏi, nỗi sợ hãi và lo lắng. Chẩn đoán sẽ hưởng đến gia đình, công việc và tương lai ? Có thể lo lắng về các xét nghiệm, điều trị, nằm viện và hóa đơn y tế. Ngay cả khi bình phục hoàn toàn có thể, có thể lo lắng về khả năng tái phát của bệnh ung thư.

May mắn thay, nhiều nguồn tài nguyên có sẵn cho bản thân và gia đình để giúp trả lời câu hỏi và hỗ trợ. Điều quan trọng là phải nhớ rằng không phải đối mặt với câu hỏi hoặc nỗi sợ hãi một mình. Dưới đây là một số chiến lược và các nguồn lực có thể làm việc với bệnh ung thư nội mạc tử cung dễ dàng hơn:

Biết những gì mong đợi. Tìm hiểu tất cả mọi thứ có thể về bệnh ung thư, lựa chọn điều trị và ảnh hưởng của chúng. Điều quan trọng để có trung thực, các cuộc thảo luận mở với nhóm chăm sóc bệnh ung thư. Càng biết, càng có nhiều hoạt động có thể được trong việc tự chăm sóc. Ngoài việc nói chuyện với bác sĩ, tìm kiếm thông tin tại thư viện địa phương và trên Internet. Nhân viên của Viện Ung thư Quốc gia sẽ trả lời câu hỏi từ công chúng.

Hãy chủ động. Mặc dù có thể cảm thấy mệt mỏi và chán nản, không yêu cầu người khác, kể cả gia đình và bác sĩ để đưa ra quyết định quan trọng đối với bản thân. Tham dự một vai trò tích cực trong điều trị. Trước khi bắt đầu điều trị, có thể muốn có một ý kiến thứ hai từ một chuyên gia có trình độ.

Duy trì một hệ thống hỗ trợ mạnh mẽ. Mối quan hệ mạnh có thể giúp đối phó với bệnh ung thư điều trị và tồn tại. Mặc dù bạn bè và gia đình có thể đồng minh tốt nhất, đôi khi họ có thể có vấn đề đối phó với bệnh tật. Nếu vậy, mối quan tâm và hiểu biết của một nhóm hỗ trợ chính thức hoặc những người sống sót ung thư khác có thể đặc biệt hữu ích. Hãy hỏi bác sĩ để giúp liên lạc với một nhóm hỗ trợ trong khu vực.

Phòng chống

Mặc dù hầu hết các trường hợp ung thư nội mạc tử cung không ngăn ngừa được, yếu tố nào đó có thể giảm nguy cơ phát triển bệnh. Chúng bao gồm:

Điều trị hormone (HT) với progestin. Estrogen kích thích sự tăng trưởng của nội mạc tử cung. Thay thế estrogen sau khi mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung. Lấy progestin tổng hợp, một hình thức của các hormone progesterone với estrogen làm cho niêm mạc tử cung. Loại hormone trị liệu kết hợp làm giảm nguy cơ. Nhưng không phải tất cả các ảnh hưởng của HT là tích cực. Lấy HT như là một liệu pháp kết hợp có thể gây tác dụng phụ nghiêm trọng và nguy cơ sức khỏe, chẳng hạn như là một nguy cơ cao của bệnh ung thư vú và cục máu đông. Làm việc với bác sĩ để đánh giá các lựa chọn và quyết định những gì tốt nhất.

Một lịch sử của việc sử dụng thuốc tránh thai. Sử dụng thuốc ngừa thai uống có thể làm giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung, ngay cả khi 10 năm sau khi ngừng thuốc. Rủi ro là thấp nhất ở những phụ nữ mang thai uống nhiều năm.

Duy trì một trọng lượng khỏe mạnh. Béo phì là một trong những yếu tố nguy cơ quan trọng nhất cho sự phát triển của bệnh ung thư nội mạc tử cung. Có thể giúp ngăn ngừa ung thư nội mạc tử cung bằng cách duy trì một trọng lượng khỏe mạnh. Các mô chất béo dư thừa có thể làm tăng mức độ estrogen trong cơ thể, làm tăng nguy cơ ung thư nội mạc tử cung. Duy trì một trọng lượng khỏe mạnh khi có tuổi làm giảm nguy cơ ung thư nội mạc tử cung cũng như các bệnh khác.

Tập thể dục. Thường xuyên tập thể dục có thể có một ảnh hưởng rất lớn về nguy cơ ung thư nội mạc tử cung. Những phụ nữ tham gia vào tập thể dục mỗi ngày có một nửa nguy cơ ung thư nội mạc tử cung so với những phụ nữ không tập thể dục, theo Hiệp hội Ung thư Mỹ.