X

Tính chỉ số BMI

Chiều cao: cm

Cân nặng : kg

Tính

Được thành lập từ ngày 1/10/2002, Phòng khám Hoàng Gia Healthcare không ngừng phát triển, phấn đấu trở thành địa chỉ tin cậy của các cặp vợ chồng tại Thành Phố Hồ Chí Minh và cả nước chuyên cung cấp các dịnh vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm, thụ tinh nhân tạo, trữ trứng, khám thai sản, chẩn đoán tiền sản, siêu âm tiền sản. Lấy phương châm phục vụ khách hàng bằng cả trái tim, các Bác Sĩ Phòng khám cam kết đem lại sự hài lòng cho khách hàng.

Chuyên Đề

Em be thu 2

60 phút ‘nín thở’ với người mẹ đẻ bé gái trong bọc điều

By on 18/06/2017

Một người mẹ trẻ ở tỉnh Long An đã thành công trong ca vượt cạn ngoạn mục, sinh đôi 2 bé gái, trong đó một bé sinh ra trong bọc điều.

Sáng 17/6, sản phụ V.T.H.A. (23 tuổi, quê Long An) đã có một chuyến vượt cạn ngoạn mục trong cuộc đời. Trải qua 60 phút sinh tử trên bàn đẻ, chị A. đã hạ sinh 2 bé gái, trong đó một bé sinh ngôi ngược (ngôi thai mông). Điều thú vị là em bé sinh ngược ra đời trong một bọc điều.

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hữu Trung, giảng viên khoa Phụ sản, Đại học Y Dược TP.HCM, công tác tại Bệnh viện Hùng Vương – phẫu thuật viên trực tiếp thực hiện ca sinh này cho biết: “Đây là một trường hợp sinh khó và rất thú vị vì em bé ra đời trong một bọc điều”.

Số trẻ được đẻ ra trong một bọc điều nguyên vẹn theo bác sĩ Trung là không nhiều, một năm ông chỉ tiếp nhận khoảng 1-2 trường hợp. Không những thế, đây còn là trường hợp cân não của các bác sĩ vì em bé thứ 2 được sinh ngược (ngôi thai ngược hay ngôi mông) chứ không phải sinh ngôi thuận (ngôi đầu).

be gai trong boc dieu

Bé gái sinh ra trong bọc điều tại Bệnh viện Hùng Vương (TP.HCM)

 

Sau khi chị A. đẻ em bé đầu tiên với trọng lượng 2,2 kg, các bác sĩ Bệnh viện Hùng Vương tiếp tục đối mặt với khó khăn vì em bé thứ 2 rơi vào tình trạng ngôi thai mông.

Các bác sĩ dự định sẽ đưa tay qua đường âm đạo, qua cửa tử cung vào buồng tử cung của sản phụ để nắm chân của thai nhi và xoay thành tư thế thuận rồi kéo thai ra ngoài.

Tuy nhiên, khi khám cho thai nhi thứ 2, các bác sĩ phát hiện cả bọc ối chứa thai nhi đã vào khung chậu của người mẹ và nước ối trong bọc là rất ít. Do đó, việc xác định chân của thai nhi là quá khó.

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Trung giải thích: “Nếu nắm không phải chân của em bé mà nắm trúng tay thì sẽ vô cùng nguy hiểm cho cả hai mẹ con. Nhưng khi lượng nước trong bọc ối còn ít và trọng lượng thai nhi không quá nặng lại là một điểm thuận lợi, vượt sự mong đợi”.

Do đó, các bác sĩ tiếp tục cho người mẹ sinh theo ngả âm đạo và sinh em bé nguyên trong bọc ối.

Em be thu 2Em bé thứ 2 ra đời với cân nặng 2,4 kg và hoàn toàn khỏe mạnh

Phương án tưởng chừng đơn giản vì không phải can thiệp nhiều nhưng cũng khiến các bác sĩ nín thở vì trong trường hợp bọc ối bị vỡ trong lúc sinh thường thì phải nhanh chóng thực hiện phẫu thuật.

Để tránh xúc động cho người mẹ, các bác sĩ chỉ khuyến cáo sản phụ phải hết sức hợp tác với các bác sĩ. Sau 60 phút căng thẳng, chị A. vui mừng khi biết mình sinh ra một bé gái nặng 2,4 kg trong bọc ối còn nguyên vẹn.

Dân gian gọi trường hợp này là sinh ra bọc điều và em bé sẽ gặp nhiều may mắn và phú quý. Dù vậy, theo các bác sĩ tây y thì em bé sinh ra trong bọc điều (hay là bọc ối) không có gì khác biệt so với trẻ sinh thường.

Bác sĩ Nguyễn Hữu Trung cho biết, không phải lúc nào cũng nên cho sinh em bé trong kiểu trong bọc ối mà phải tùy vào trường hợp cụ thể. Trường hợp chị A. có thể sinh em bé trong bọc điều vì có những điều kiện như thai nhi không quá lớn. Mặt khác, hai em bé trong cặp song thai phải có bọc ối riêng biệt, lượng nước trong bọc ối của em bé thứ 2 không còn nhiều.

Hiếu Nguyễn (phunuonline.com.vn)

ĐẶT LỊCH KHÁM VÀ TƯ VẤN TẠI ĐÂY:

Book

Hi hữu tại TP.HCM: Vừa chào đời, bé gái đã có 2 chiếc răng cửa

By on 25/11/2016

Chị P. và gia đình vô cùng ngạc nhiên pha lẫn thích thú khi con gái đầu lòng vừa sinh ra đã có 2 chiếc răng cửa ở hàm dưới.

Continue Reading »

PHÒNG NGỪA LOÃNG XƯƠNG SAU MÃN KINH

By on 28/10/2016

Loãng xương là bệnh lý của hệ thống xương làm giảm tỉ trọng khoáng chất của xương kết hợp với sự hư biến cấu trúc của xương làm cho xương mỏng mảnh và yếu đến mức rất dễ gãy dù bị chấn thương rất nhẹ, thậm chí có thể gãy tự nhiên. Bệnh thường gặp ở người cao tuổi, nhất là nữ giới sau mãn kinh và là nguyên nhân dẫn đến gãy xương, tàn phế nếu không biết cách phòng ngừa. (vá màng trinh thẫm mỹ, rách màng trinh, vá màng trinh ở đâu)

Vì sao loãng xương? (vá màng trinh, rách màng trinh)

Loãng xương có thể do tiên phát hoặc do thứ phát. (vá màng trinh, rách màng trinh)

Loãng xương tiên phát (týp 1): xuất hiện từ trên 5 năm sau tuổi mãn kinh, còn gọi là loãng xương sau mãn kinh. Trong 5-10 năm đầu của thời kỳ mãn kinh, tốc độ mất xương có thể lên đến 2-4% khối lượng xương mỗi năm. Đặc trưng của loãng xương này là sự mất xương chủ yếu ở xương xốp và thường gây ra gãy lún các đốt sống, gãy đầu dưới xương quay. Trong loãng xương sau mãn kinh, ngoài thiếu hụt oestrogen người ta còn thấy giảm tiết hormon cận giáp tăng tiết canxi qua thận, suy giảm hoạt động vitamin D3 dẫn tới giảm hấp thu canxi ở ruột. (vá màng trinh, rách màng trinh, quan hệ chảy máu, laser cổ tử cung, điều trị són tiểu bằng laser, vá màng trinh,)

Loãng xương tiên phát (týp 2): liên quan đến tuổi, xuất hiện ở nữ nhiều gấp 2 lần nam, là hậu quả của sự mất xương chậm trong vòng vài chục năm, biểu hiện chính là gãy cổ xương đùi, gãy lún các đốt sống do tổn thương xuất hiện đồng đều trên cả xương đặc (vỏ xương) cũng như xương xốp (bè xương). Loại loãng xương này liên quan tới hai yếu tố quan trọng là giảm hấp thu canxi, giảm chức năng tạo cốt bào, dẫn tới cường cận giáp trạng thứ phát. (vá màng trinh, rách màng trinh, quan hệ chảy máu, mất trinh) laser cổ tử cung, điều trị són tiểu bằng laser)

Loãng xương thứ phát: Được phát hiện ở cả hai giới và thường là hậu quả của một số bệnh ảnh hưởng tới rối loạn chuyển hóa chất khoáng của xương. (vá màng trinh, rách màng trinh, quan hệ chảy máu, mất trinh, laser cổ tử cung, điều trị són tiểu bằng laser)

loang-xuong-51

Đau cột sống: Đau cột sống lưng hoặc cột sống thắt lưng cấp xảy ra sau 1 tuần và tương ứng với việc nén xương đột ngột do gắng sức nhẹ, ngã hoặc một động tác sai. Tiếng kêu rắc khi vận động thường đi kèm với đau, có khi buộc phải nằm nghỉ. Cơn đau cấp tính liên hệ tới sự nén cột sống kinh diễn, nặng lên khi có một gắng sức do ngồi hoặc đứng ở tư thế kéo dài, đỡ đau khi nghỉ ngơi. (vá màng trinh, rách màng trinh, quan hệ chảy máu, mất trinh, laser cổ tử cung, điều trị són tiểu bằng laser)

Biến dạng cột sống: thường nặng và sau nhiều năm mới xảy ra, lưng còng, xẹp đốt sống, chiều cao giảm dần theo tuổi (sự giảm này có thể bằng hoặc giảm quá 12cm). Khi sờ có thể thấy các xương sườn ở cuối cùng chạm mào chậu. Đến giai đoạn này thì sự giảm chiều cao sẽ ngừng lại. (vá màng trinh, rách màng trinh, quan hệ chảy máu, mất trinh, laser cổ tử cung, điều trị són tiểu bằng laser)

Gãy xương: thường ở phần thấp cẳng tay, cổ xương đùi, cổ xương cánh tay, xương sườn và cột sống. Thấy rất đau cột sống và mất đi sau nghỉ ngơi 4-6 tuần, không gây ra ép tủy; gãy xương đùi có thể nguy hiểm cho người bệnh vì các biến chứng do nằm lâu ảnh hưởng tới vận động trong tương lai; Nén đốt sống thường xảy ra ở tuổi 55-70, còn gãy cổ xương đùi thường xảy ra muộn hơn; gãy xương chậu cũng thường xảy ra. (vá màng trinh, rách màng trinh, quan hệ chảy máu, mất trinh, laser cổ tử cung, điều trị són tiểu bằng laser)

Điều trị bệnh loãng xương bao gồm những biện pháp như: thuốc chống đau giãn cơ, vận động thể dục thể chất phù hợp (đặc biệt duy trì trọng lượng cơ thể, tập lưng thẳng, tập bụng). Đề phòng té ngã khi đi đứng, chế độ ăn hợp lý, giảm hoặc ngưng các yếu tố nguy cơ, sử dụng nẹp lưng chỉnh hình, sử dụng thuốc điều trị thích hợp. (vá màng trinh, rách màng trinh, quan hệ chảy máu, mất trinh, laser cổ tử cung, điều trị són tiểu bằng laser)

Chúng ta cũng biết rằng, cùng với tuổi tác, canxi cũng giảm từ từ một cách không tránh được, từ 20-80 tuổi khối lượng xương mất theo tuyến tính khoảng 30%. Ở phụ nữ nặng hơn vì thêm rối loạn sau mãn kinh, tỷ lệ có thể tới 40% ở tuổi 80. Để phòng bệnh hiệu quả, các biện pháp sau đây cần được chị em quan tâm đúng mực. (vá màng trinh, rách màng trinh, quan hệ chảy máu, mất trinh, laser cổ tử cung, điều trị són tiểu bằng laser)

Liệu pháp vận động, không vận động nhất là bệnh nhân bị bất động tại giường sẽ làm nặng thêm tình trạng loãng xương trong các đợt đau cấp đúng vào lúc cột sống xảy ra nên cột sống bệnh nhân cần được nghỉ ngơi và dùng thuốc chống đau. Nhưng tránh bất động hoàn toàn. Cần phải vận động thụ động và chủ động các chi để duy trì vận động các khớp và cơ, phòng các biến chứng nằm lâu. Trường hợp có điều kiện, cho bệnh nhân vận động trong bể nước nóng. Việc vận động trong bể nước nóng bị chống chỉ định khi có một bệnh phủ tạng kết hợp với loãng xương. Mặc áo nịt ngực cứng hoặc nửa cứng giúp bệnh nhân dễ ngồi dậy nhưng chỉ trong một vài tuần sau khi bị nén cột sống. Ngoài cơn đau phải hướng dẫn bệnh nhân vận động nhẹ cột sống, thở nhẹ và sâu dần tránh vận động quá mạnh có thể gây gãy xương. Nếu có thể cho bệnh nhân bơi từng đoạn ngắn. (vá màng trinh, rách màng trinh, quan hệ chảy máu, mất trinh, laser cổ tử cung, điều trị són tiểu bằng laser)

Chế độ ăn: Chế độ ăn cần cung cấp đủ năng lượng và đủ chất canxi. (thực phẩm giàu canxi là tôm, cua, trứng, sữa…). Trong điều kiện có thể, mỗi ngày nên uống 1/4 lít sữa tươi hoặc 2 hộp sữa chua. (vá màng trinh, rách màng trinh, quan hệ chảy máu, mất trinh, laser cổ tử cung, điều trị són tiểu bằng laser)

Thực ra, đề phòng loãng xương ở tuổi sau mãn kinh người ta phải chú ý tới chế độ ăn và luyện tập từ khi còn trẻ.

Theo Sức khỏe & đời sống

ĐẶT LỊCH KHÁM VÀ TƯ VẤN TẠI ĐÂY:

Book

VIÊM RUỘT THỪA TRONG LÚC MANG THAI- KHÔNG PHẢI DỄ CHẨN ĐOÁN

By on 27/10/2016

Đang mang thai ở tuần thứ 12, chị Lê Thị M., bỗng có biểu hiện sốt nhẹ, đau vùng hố chậu phải, nôn nhiều hơn… Ngay lập tức, người nhà đưa chị đến BV kiểm tra và được chẩn đoán bị viêm ruột thừa cấp.

Theo người nhà bệnh nhân, chị M. (28 tuổi), ngụ tại huyện Thanh Bình (Đồng Tháp), mang thai lần thứ 2, sức khỏe ổn định, có ốm nghén nhưng không nhiều. Ngày 21/10, chị M. bỗng có những triệu chứng lạ như nôn nhiều hơn, người sốt nhẹ, đau hố chậu phải, gia đình lập tức đưa chị đến BV Đa khoa Tâm Trí Đồng Tháp để được thăm khám và chẩn đoán.

“Bác sĩ nói con gái tui bị viêm ruột thừa cấp, phải phẫu thuật cắt ruột thừa. Nếu nhập viện trễ, tình trạng bệnh trở nặng, con có thể sảy thai. Khi đó tui sợ lắm, con đang mang bầu, phẫu thuật như vậy không biết có ảnh hưởng gì không. May mắn thay, ca phẫu thuật thành công, 2 mẹ con đều khỏe. Sau 1 ngày, sức khỏe con đã ổn định, nếu không có gì thay đổi thì có thể xuất viện sớm”, bà Hà. mẹ chị M. chia sẻ.

noi-soi-cat-ruot-thua

Chia sẻ về tình trạng viêm ruột thừa thai kỳ, bác sĩ Đoàn Hữu Nghĩa, Phó Trưởng khoa Sản BV Đa khoa Tâm Trí Đồng Tháp cho biết, viêm ruột thừa là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp, chiếm từ 30%-60% các phẫu thuật cấp cứu ổ bụng. Phương pháp điều trị duy nhất là phẫu thuật. Do đó, cần chẩn đoán sớm và phẫu thuật kịp thời để tránh các biến chứng cũng như tử vong sau phẫu thuật.

“Đối với viêm ruột thừa thai kỳ, khi thai còn nhỏ, hội chứng viêm ruột thừa cũng có biểu hiện như ở người bình thường như: Hố chậu phải đau, có phản ứng thành bụng, sốt nhẹ 37,5-38 độ C, buồn nôn, thử máu thấy số lượng bạch cầu tăng… Tuy nhiên, ở phụ nữ có thai, thường khó khám vì tử cung to đẩy manh tràng và ruột thừa lệch khỏi vị trí bình thường, do đó điểm đau không điển hình nữa”, bác sĩ Nghĩa cho biết.

“Để dễ phát hiện, chúng tôi thường cho bệnh nhân nằm nghiêng bên trái khiến tử cung đổ sang trái làm lộ hố chậu phải, khi ấn vào sẽ kêu đau nếu ruột thừa bị viêm; hoặc để bệnh nhân nằm ngửa rồi dùng tay đẩy tử cung sang phải, tử cung chạm vào ruột thừa, gây đau nhói hố chậu phải nếu có viêm. Khi thai đã lớn, điểm đau có thể ở cao dưới góc gan phải hoặc ở thượng vị quanh rốn”, bác sĩ Nghĩa cho biết.

Còn theo TS. Nguyễn Hữu Trung, Giảng viên Bô môn Phụ sản, Đại học Y Dược TP.HCM, viêm ruột thừa ở phụ nữ mới mang thai dễ bị nhầm với một số bệnh lý khác trong thai kỳ như viêm phần phụ phải, thai ngoài tử cung phải, nang buồng trứng phải xoắn hoặc dọa sảy thai. Ở cuối thai kỳ, tử cung lớn làm cho thành bụng giãn ra nên triệu chứng bụng cứng trong những trường hợp ruột thừa bị viêm khó có thể nhận ra. Thai phụ có thể chỉ có triệu chứng như đau vùng bụng bên phải, vị trí đau có thể gần đến vùng gan.

“Một số trường hợp, những triệu chứng của viêm ruột thừa rất dễ nhầm lẫn với các triệu chứng của dọa sinh non. Có không ít trường hợp thai phụ sinh non xong, trong giai đoạn hậu sản mới phát hiện bệnh nhân bị viêm ruột thừa. Đây là trường hợp thai phụ bị viêm ruột thừa trong lúc mang thai nhưng không được phát hiện sớm và biến chứng sinh non là hậu quả của viêm ruột thừa khi mang thai”, TS. Trung chia sẻ.

“Viêm ruột thừa cấp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng đối với thai phụ, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ ngoại khoa và sản khoa để có chẩn đoán chính xác. Sau khi đã mổ cắt ruột thừa viêm, thai phụ cần theo dõi sát và được chỉ định dùng các loại thuốc dưỡng thai vốn an toàn cho mẹ và thai nhi. Khi mang thai, nếu thấy có các biểu hiện đau nhiều vùng bụng bên phải dưới rốn hoặc trên rốn, thai phụ cần đến các bác sĩ chuyên khoa sản. Sau khi loại trừ các nguyên nhân đau bụng khác liên quan đến thai kỳ, các bác sĩ có thể hội chẩn với các bác sĩ chuyên khoa ngoại tổng quát để được chẩn đoán chính xác”, TS Trung khuyến cáo.
Nguyễn Hằng
ĐẶT LỊCH KHÁM VÀ TƯ VẤN TẠI ĐÂY:
http://sanphu.com/book/

Những lưu ý cho các bà bầu trong dịp xuân về

By on 19/10/2016
Những dịp xuân về, chúng ta đều hối hả chuẩn bị mọi thứ để đón xuân, và có những gia đình phải di chuyển, đi xa để sum họp gia đình. Và những người phụ nữ đang mang thai cũng không tránh khỏi nhịp sống thay đổi, hối hả trước, trong và sau ngày xuân. Một số lưu ý cho các bà bầu trong những ngày xuân:

me-bau1

Ảnh minh họa

Ăn uống: vẫn nên duy trì cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho thai kỳ, tránh ăn quá nhiều chất béo, nước uống có ga, rượu, bia…Không ăn những thức ăn, nước uống lạ (từ đó đến giờ chưa ăn hoặc uống) thường hay có trong các gia đình những dịp xuân về nhằm bảo đảm cho cơ thể bà bầu dung nạp, tiêu hóa tốt.

Quần áo: để thích ứng với hệ da thay đổi, tăng tiết mồ hôi và đặc biệt phải di chuyển đi xa, bà bầu nên chọn chất liệu vải thoáng mát tạo sự thoải mái nhưng không quá mềm hay mau nhăn, nhũn vải. Trang phục nên đứng phom để bà bầu có thể linh hoạt mà vẫn lịch sự cho những cuộc hẹn, viếng thăm chúc tết. Và nên nhớ, mẹ khỏe, cảm thấy thoải mái, dễ chịu với những bộ quần áo mình mặc thì bé sẽ khỏe.

Đi lại đường xa: về nguyên tắc, mọi sinh hoạt của các bà bầu “bình thường” đều giống như người bình thường. Tuy nhiên, một số các bà bầu “bình thường” lại trở nên “có vấn đề” sau thời gian nghỉ dài ngày. Các bà bầu trước khi đi xa cần khám và tư vấn bởi bác sĩ sản khoa để xem mình có những dấu hiệu nguy cơ của chuyển dạ sớm không. Những người đã từng sanh non, sẩy thai, thai chết lưu hoặc những người có các bệnh lý kèm theo thai kỳ như u xơ tử cung, nhau tiền đạo, nhau bám thấp, hở eo cổ tử cung…hoặc những người đang mang thai mà bác sĩ chuyên khoa phụ sản khám thấy những dấu hiệu dọa sẩy thai, dọa sanh non, tử cung gò cứng từng cơn, cổ tử cung đã “mở”, mang song thai, đa thai… nên hạn chế vận động, đi lại nhiều. Nói chung, các bà bầu dù là “bình thường” cũng nên tránh di chuyển, đi lại nhiều trong những dịp tết trừ những trường hợp đi xa (về quê) để sum họp gia đình. Những trường hợp này nên chọn thời điểm đi lại ít người, tránh những giờ cao điểm (nên về quê sớm, vào thành phố muộn) để không gian di chuyển thoáng, không chen lấn điều này rất tốt cho sức khỏe bà bầu cũng như sự phát triển thai nhi. Và điều quan trọng là, các bà mẹ gần ngày sanh, nếu có di chuyển xa, cũng nên dự trù những trường hợp có thể chuyển dạ trước ngày sanh, dự tính cả những bệnh viện có thể phải nhập viện khi có những tình huống bất ngờ như ra huyết, ra nước âm đạo, tử cung gò cứng từng cơn…