X

Tính chỉ số BMI

Chiều cao: cm

Cân nặng : kg

Tính

Được thành lập từ ngày 1/10/2002, Phòng khám Hoàng Gia Healthcare không ngừng phát triển, phấn đấu trở thành địa chỉ tin cậy của các cặp vợ chồng tại Thành Phố Hồ Chí Minh và cả nước chuyên cung cấp các dịnh vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm, thụ tinh nhân tạo, trữ trứng, khám thai sản, chẩn đoán tiền sản, siêu âm tiền sản. Lấy phương châm phục vụ khách hàng bằng cả trái tim, các Bác Sĩ Phòng khám cam kết đem lại sự hài lòng cho khách hàng.

Chuyên Đề

Nhau tiền đạo – nỗi sợ kinh hoàng của các bà bầu

By on 23/10/2017

Nhau tiền đạo là một bệnh lý nguy hiểm của thai kỳ, nếu không được theo dõi sát sẽ rất nguy hiểm. Các chuyên gia sản khoa đều cảnh báo đây là bệnh lý nguy hiểm trong sản khoa.

hinh 16

Đứng ngồi không yên vì nhau tiền đạo

Chị Phan Thị Minh 34 tuổi trú tại Thanh Trì, Hà Nội đang mang bầu tuần thứ 35 thì phát hiện ra bị nhau tiền đạo. Chị Minh kể từ lúc mang bầu đến giờ chị vẫn khoẻ, ăn uống tốt nhưng thai nhi chậm phát triển hơn.
Chị Minh rất lo lắng nhưng đều đặn mốc 22 – 25 đến tuần thứ 32 chị đi siêu âm thì bác sĩ cho biết chị bị nhau tiền đạo bán trung tâm phải theo dõi rất kỹ. Từ đó, chị phải treo chân ở nhà và có bất thường gì là vào viện ngày. Ngoài ra, bác sĩ còn tiêm thêm thuốc tăng trưởng cho thai nhi để bé phát triển nhanh.
Đến nay, chị Minh đã chuẩn bị tâm lý vào viện bất cứ lúc nào nếu có dấu hiệu ra máu. Vì thế, chồng chị cũng phải xin nghỉ phép ở nhà trực chiến với vợ.
Tại các bệnh viện bác sĩ thường xuyên tiếp nhận các trường hợp bị nhau tiền đạo, đây được coi là bệnh lý sản khoa. Trường hợp chị P.T.N sinh năm 1988 ngụ tại Bình Minh, Vĩnh Long, Cần Thơ được bác sĩ cấp cứu thành công khi bị nhau tiền đạo. Bệnh nhân N. được chuyển đến Bệnh viện Phụ Sản thành phố Cần Thơ trong tình trạng thai 34 tuần, nhau tiền đạo ra huyết, choáng do mất máu nặng. Ngay lập tức các bác sĩ đã cấp cứu, hội chẩn viện và quyết định vừa hồi sức tích cực vừa mổ lấy thai cấp cứu. Bé gái, nặng 2200 gram. Trong quá trình mổ bệnh nhân N. phải truyền 2 đơn vị khối hồng cầu.
Theo các bác sĩ sản khoa khi có dấu hiệu của nhau tiền đạo thì người bệnh bắt buộc phải vào bệnh viện chuyên khoa sản và bệnh viện đó phải có ngân hàng máu để có thể cấp cứu được sản phụ vì khi sinh con bằng phương pháp mổ thì nhau tiền đạo vẫn bị mất máu và phải truyền máu.

Rất dễ gây tai biến sản khoa

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hữu Trung – Giảng viên trường Đại học Y dược TP.HCM cho biết nhau tiền đạo là bánh rau bám lan xuống đoạn dưới và đôi khi tới lỗ trong cổ tử cung gây cản trở đường ra của thai nhi khi chuyển dạ đẻ. Đây là một trong những nguyên nhân dễ gây tai biến sản khoa nếu bác sĩ không có chuyên môn vì nhau tiền đạo là một trong những nguyên nhân chính gây chảy máu trong ba tháng cuối của thai kỳ, trong chuyển dạ và sau đẻ. Ngày nay, nhờ có siêu âm chúng ta có thể chẩn đoán sớm nhau tiền đạo ngay cả khi chưa có triệu chứng lâm sàng.
Nhau tiền đạo thường được bác sĩ chia thành 4 tuýp chính đó là:
Thứ nhất: Nhau bám thấp: bánh nhau bám lan xuống đoạn dưới của tử cung nhưng chưa tới lỗ trong cổ tử cung.
Thứ hai: Nhau bám mép: bờ của bánh nhau bám sát mép lỗ cổ tử cung.
Thứ ba: Nhau tiền đạo bán trung tâm: một phần bánh nhau che lấp một phần lổ trong tử cung.
Thứ tư: Nhau tiền đạo trung tâm hoàn toàn: là bánh nhau che lấp toàn bộ lỗ trong cổ tử cung.
Khi nhau bị bóc ra khỏi cổ tử cung có đặc điểm là gây chảy máu nhất là ở nhau tiền đạo trung tâm. Chính vì thế bệnh nhân rất dễ bị băng huyết
Nguyên nhân nhau tiền đạo, theo bác sĩ Trung đến nay họ vẫn chưa tìm ra được nhưng do đáy tử cung khi bánh nhau bám vào cổ tử cung và nó lan rộng ra, tăng cường diện tích lên lấy dưỡng chất nuôi cho nhau thai. Dựa vào các trường hợp sản phụ có nguy cơ bị nhau tiền đạo như: sản phụ trước đây đã bị rau tiền đạo, tiền sử đã mổ tử cung để lấy thai. Sản phụ có tiền sử mổ vì u xơ tử cung, chửa góc tử cung, mổ tạo hình tử cung, tiền sử nạo thai, nạo sẩy, hút điều hoà kinh nguyệt, đẻ có kiểm soát tử cung hay bóc rau nhân tạo, bị viêm nhiểm tử cung, tiền sử đẻ nhiều lần.
Bác sĩ Trung cho biết với những trường hợp bị nhau tiền đạo, bác sĩ thường khuyến cáo bệnh nhân nên ở gần bệnh viện chuyên khoa nhất có thể. Sản phụ thường khuyến cáo mổ bắt thai khi thai được 36 tuần trở lên, phổi đã trưởng thành. Khi mổ lấy thai, bác sĩ phải lách qua bánh nhau để lấy thai nếu nhau tiền đạo bám mặt trước.

Bác sĩ Trung khuyến cáo phụ nữ không nên sinh đẻ nhiều vì đây là một trong những nguyên nhân chính gây nhau tiền đạo, ngoài ra nên loại bỏ dần các yếu tố nguy cơ như mổ đẻ, nạo phá thai nhiều lần.

 

Theo Infonet.vn

ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN TẠI:

Book

Bác sĩ cắt nhầm niệu quản nhưng cứu sống được sản phụ băng huyết

By on 23/10/2017

Chúng tôi có cuộc trò chuyện với TS Nguyễn Hữu Trung – Giảng viên trường Y dược TP.HCM, GĐ phòng khám phụ sản Hoàng Gia TP.HCM về việc bác sĩ cắt nhầm niệu quản. Anh cho rằng, tuy sai sót nhưng cứu sống được sản phụ băng huyết, phải xem là may mắn.

hinh 15

 

Sản phụ Nguyễn Thị Oanh phải phẫu thuật cắt tử cung và bị cắt luôn niệu quản trong quá trình mổ đẻ tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nông Cống vào ngày 23/6 vì có dấu hiệu băng huyết. Để cầm máu, các bác sĩ buộc phải cắt bỏ tử cung song lại cắt luôn niệu quản. Sau phẫu thuật, bác sĩ theo dõi sản phụ không ra nước tiểu. Chị Oanh đã được gia đình đưa xuống Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa cấp cứu và được các y bác sỹ chẩn đoán chích hẹp niệu quản sau phẫu thuật lấy thai.

Việc nhầm lần trong trường hợp này được các bác sĩ thông cảm. Chúng tôi có cuộc trò chuyện với Tiến sĩ Nguyễn Hữu Trung – Giảng viên trường Y dược TP.HCM, Giám đốc phòng khám phụ sản Hoàng Gia TP.HCM về vấn đề này.

Thưa Tiến sĩ Nguyễn Hữu Trung, gần đây dư luận xôn xao câu chuyện bác sĩ cắt nhầm niệu quản của bệnh nhân ở Thanh Hóa khi mổ đẻ và cắt tử cung. Ở góc độ chuyên môn, anh đánh giá về tai biến này thế nào?

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Trung: Về mặt giải phẫu học, niệu quản ở vùng chậu rất gần với đoạn eo của tử cung, chỉ cách eo tử cung 1,5 cm. Do đó, việc gây tổn thương niệu quản là có thể xảy ra trong các phẫu thuật cắt tử cung. Trong phẫu thuật mổ sinh, tai biến tổn thương niệu quản rất hiếm xảy ra…

Trong trường hợp bài báo đưa ra, thai phụ được mổ sinh ở một bệnh viện tuyến huyện. Một cuộc mổ sinh bình thường không một bác sĩ nào đi “khuyến mãi” cắt tử cung thêm làm gì cả. Ở đây, người bác sĩ “bắt buộc” phải thực hiện phẫu thuật này vì thai phụ bị băng huyết rất nhiều ngay trong lúc mổ sinh.

Để cứu mẹ, bác sĩ đã phải phẫu thuật cắt tử cung để cầm máu. Tỷ lệ tử vong ở những trường hợp cắt tử cung ngay lúc mổ sinh như thế này trên thế giới là 1/100. Tôi cho rằng thai phụ này được cứu sống trong trường hợp này là có phần may. Người ta nói, “trong cái rủi có cái may” là vậy.

Một điều đặc biệt trong ca cấp cứu này là xảy ra vào ban đêm. Trong một đêm trực, số bệnh nhân trong bệnh viện không hề giảm đi so với ban ngày nhưng lực lượng bác sĩ trực rất hạn chế.

Tôi không rõ số bác sĩ chuyên khoa sản trong tua trực này là bao nhiêu, nhưng tôi nhớ có giai đoạn tôi đi công tác ở bệnh viện tỉnh Gia lai hoặc bệnh viện Thống Nhất Đồng Nai cách đây khoảng 15 năm. Một đêm trực ở các bệnh viện này chỉ có 1 hoặc 2 bác sĩ chuyên khoa Sản. Mổ một ca mổ sinh như vậy, chỉ có 1 bác sĩ mổ cùng với một người phụ là dụng cụ viên. Lúc đó, tôi khâm phục các bác sĩ ở các bệnh viện đó… và tôi cũng không hình dung được họ đã xoay xở như thế nào khi có những trường hợp nặng như thế này xảy ra…

Trong trường hợp của bác sĩ ở Thanh Hóa do trình độ chuyên môn kém hay do điều kiện eo hẹp của kíp trực?
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Trung: Sau bài báo, chưa thấy sự lên tiếng của bác sĩ trực tiếp phẫu thuật. Các bạn có biết vì sao người bác sĩ ấy im lặng không?
Đối với tôi, người bác sĩ ấy thật sự là một người hùng lặng thầm, ít nhất là trong ca phẫu thuật đó. Người bác sĩ đó tôi không biết tên, không biết mặt, không biết chuyên môn từ trước đến nay của bác sĩ đó như thế nào và cũng chắc chắn không có họ hàng thân thuộc của tôi. Nhưng qua bài báo, tôi biết bác sĩ ấy rất giỏi vì đã cứu sống sản phụ đó trong những điều kiện eo hẹp nhất. Một bệnh viện tuyến cuối cùng khi phẫu thuật những ca như vậy, với những điều kiện về thuốc men, máu, đội ngũ gây mê hồi sức và sản khoa dày dạn kinh nghiệm… không phải lúc nào cũng có thể cứu sống sản phụ như vậy.
Một ca phẫu thuật mổ sinh thường từ 30-45 phút. Chỉ khi có những biến chứng nặng như băng huyết lúc mổ, người bác sĩ mới quyết định phẫu thuật cắt tử cung. Bác sĩ khi phẫu thuật cắt tử cung, thường họ cân nhắc kỹ. Vì sao họ cân nhắc?

– Họ biết rằng thời gian phẫu thuật sẽ kéo dài thêm (1,5-3 giờ), sẽ nguy hiểm cho bà mẹ, tử vong cho bà mẹ theo thống kê lên đến 1%.

– Thời gian cả ê kíp mổ phải đứng thêm bằng với thời gian mổ cho bệnh nhân. Và trong đêm khuya, vào khoảng 2-3 giờ sáng, sai sót rất dễ xảy ra với mỗi thành viên của ê kíp phẫu thuật.

– Phẫu thuật cắt tử cung ngay sau mổ sinh không phải bác sĩ nào cũng có thể thực hiện được…

Tóm lại, “tai biến” tổn thương niệu quản trong phẫu thuật ở trường hợp này theo tôi là có thể chấp nhận được và tai biến này hoàn toàn có thể khắc phục. Cháy nhà, xe chữa cháy đến xịt nước, có thể bị hư hỏng một số vật dụng như ti vi, máy móc hoặc sụp mái nhà nhưng cuối cùng giữ được ngôi nhà. Như vậy là may mắn lắm rồi…

Tai biến mổ sinh phải cắt bỏ tử cung toàn phần chiếm bao nhiêu phần trăm số ca tai biến sản khoa, thưa thạc sĩ?

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Trung: Phẫu thuật cắt tử cung không phải là tai biến của mổ sinh. Đây là phẫu thuật bắt buộc phải thực hiện trong những trường hợp mổ sinh kèm theo băng huyết sau sinh.

Thông thường, một cuộc mổ sinh mất máu khoảng chừng 200-300 ml và không cần phải truyền máu. Tuy nhiên có những cuộc mổ sinh, lượng máu mất quá nhiều do tử cung co hồi kém, nhau tiền đạo, nhau bong non, nhau cài răng lược… Trong những trường hợp máu mất quá nhiều trong lúc mổ sinh, ngoài các biện pháp truyền dịch, truyền máu (có khi lên đến cả 4-5 lít máu) để hồi sức, bác sĩ phẫu thuật cần phải thực hiện một số thủ thuật để cầm máu trong đó biện pháp cắt tử cung là phương pháp cuối cùng khi những phương pháp khác thất bại.

 

Theo Infonet.vn

ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN TẠI ĐÂY:

Book

Chi hàng chục triệu đồng chữa viêm cổ tử cung lộ tuyến: Lừa đảo ‘có giấy phép’

By on 23/10/2017
Không ít phụ nữ chi ra hàng chục triệu đồng để mổ, chữa trị viêm lộ tuyến cổ tử cung. Song, Tiến sĩ BS Nguyễn Hữu Trung, giảng viên trường đại học Y dược TP.HCM, Trưởng phòng khám Phụ Sản Bệnh viện Đại học Y Dược (cơ sở 2) cho biết, lộ tuyến tử cung là hiện tượng bình thường, không liên quan đến bệnh ung thư.

Chi hang chuc trieu dong chua viem co tu cung lo tuyen: Lua dao 'co giay phep' - Anh 1

Hình ảnh siêu âm

Bài học đắt giá

Trong status chia sẻ của mình, H. cho biết ngày 25/8, H. tới Phòng khám H.C quận 5, TP.HCM để khám sản khoa.

Trước đó H. vẫn đi khám sản khoa định kỳ nhưng do ngại vào các bệnh viện lớn vì phải chờ đợi lâu, Hà lên mạng xem thông tin và chọn phòng khám H.C vì thấy phòng khám khang trang, sạch đẹp.

H. đăng ký khám tổng quát, với các chỉ định siêu âm, nội soi, thử máu, thử nước tiểu. Sau khi xong hết, vào gặp bác sĩ nghe giải thích bệnh, H hết hồn. Lúc này bác sĩ nói với H. rằng cô bị viêm âm đạo, viêm loét cổ tử cung thời kì 2 – chuẩn bị bước sang giai đoạn ung thư, ứ dịch vùng chậu, nang napoth cổ tử cung, huyết trắng (+++),…

Nghe xong chẩn đoán của bác sĩ, H. cảm thấy hoang mang cực độ hoang mang, run lên vì sợ. Bác sĩ tư vấn cho Hà, muốn khỏi bệnh phải làm phẫu thuật. Vì nghĩ bệnh thật nên H. chấp nhận chữa.

Chi hang chuc trieu dong chua viem co tu cung lo tuyen: Lua dao 'co giay phep' - Anh 2

Những tờ hóa đơn khủng cho việc điều trị tại Bệnh viện H.C. Tổng chi phí điều trị của H tại đây lên tới hơn 70 triệu đồng.

Chi phí phẫu thuật để trị bệnh của H. có nhiều mức giá như:

Phẫu thuật cổ tử cung có 3 mức giá:

5,8 triệu đồng là Laser tê, công nghệ Việt Nam, đau và biến chứng sau này.

9,8 triệu đồng công nghệ Hàn Quốc, có thuốc mê và không biến chứng, không đau cả ảnh hưởng.

13,8 triệu đồng: công nghệ dao Leep của Mĩ, đảm bảo không bị gì.

Ngoài ra, phẫu thuật nang có ba mức giá là 9,8 triệu đồng: đau, có sẹo sau này; 16,8 triệu đồng: không đau và không biến chứng; 19,8 triệu đồng: công nghệ dao Leep của Mĩ, rất an toàn.

Sau phẫu thuật, H phải truyền thuốc từ 3 đến 7 ngày, rồi lấy thuốc về uống. Đến kỳ kinh sau, khi hết sạch kinh quay lại truyền thuốc 3 ngày. Các kỳ kinh tiếp theo cũng làm như thế, tổng cộng ba tháng. Mỗi ngày truyền thuốc là 1, 5 triệu đồng.

Sau khi cân nhắc, H. chọn gói phẫu thuật cổ tử cung 9,8 triệu đồng và gói phẫu thuật nang 16,8 triệu đồng rồi về nhà sắp xếp lịch mổ chu toàn. Trước ngày mổ, bệnh viện báo Hà cầm thêm hơn 12 triệu đồng, tổng chi phí ngày hôm mổ là 40,9 triệu đồng (bao gồm tiền phẫu thuật cổ tử cung, nang, hút dịch và thêm 1, 5 triệu đồng truyền thuốc ngay trong hôm mổ.

Không dừng lại ở đó, cô tiếp tục phải điều trị thêm để dứt bệnh hoàn toàn, mỗi phác đồ kéo dài 5 đến 7 ngày và cả lấy thuốc về uống. Đến ngày cuối cùng, tổng chi phí điều trị của H lên tới hơn 70 triệu đồng.

Đặc biệt, H. được bệnh viện bán cho màng bảo vệ tử cung với giá 2,8 triệu đồng. Khi rút màng ra H. mang đến bệnh viện thì bác sĩ nói đây là bông gòn chứ không phải màng gì.

Sau đó, H. đi kiểm tra lại ở bệnh viện khác thì bác sĩ nói tử cung của cô hoàn toàn bình thường, không viêm nhiễm như phòng khám H. C kia chẩn đoán.

Rất nhiều bệnh nhân bị lừa

Trao đổi với chúng tôi, Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hữu Trung, giảng viên trường đại học Y dược TP.HCM cho biết, hầu như ngày nào anh cũng tiếp nhận 1 – 2 bệnh nhân rơi vào hoàn cảnh giống như H.

Trường hợp của chị Nguyễn Thị Kh. H. trú tại Gò Vấp, TP.HCM đến phòng khám sản khoa sau khi tốn cả 20 triệu đồng điều trị trong vòng 9 ngày, chị H mới tá hỏa là mình bị lừa.

Ban đầu chị có triệu chứng đi tiểu buốt nên đi khám. Lúc này bác sĩ của phòng khám tư chẩn đoán cô bị bệnh lậu. Chị H. lo lắng nên nghe theo bác sĩ vì sợ bệnh lây cho con cái và những người thân khác.

Sau 1 tuần đốt sóng và truyền dịch hết quá nhiều tiền nên chị đến bệnh viện kiểm tra lại. Bác sĩ cho biết chị chỉ viêm tiết niệu thông thường và kê thuốc kháng sinh uống 5 ngày là khỏi. Đơn thuốc chỉ có 300 nghìn đồng so với 20 triệu đồng khiến chị H. thấy xót xa vô cùng.

Tiến sĩ Trung lấy thí dụ, hay gặp nhất đó là rất nhiều bệnh nhân chỉ bị lộ tuyến tử cung mà có bệnh nhân điều trị mất cả trăm triệu đồng. Ví dụ như trường hợp của chị Lan Phương trú tại Phan Văn Trị, TP.HCM, được phòng khám bên ngoài chẩn đoán viêm lộ tuyến và sẽ gây vô sinh. Mới kết hôn nên chị Phương rất lo lắng và đồng ý điều trị.

Đến khi chị đi kiểm tra ở bệnh viện bác sĩ cho biết điều này hoàn toàn bình thường, trong khi đó chị mất cả trăm triệu đồng. Mỗi lần đến khám chị đều được các bác sĩ nói tiếng Trung Quốc khám.

TS Trung nhấn mạnh, lộ tuyến tử cung là tình trạng sinh lý của cổ tử cung, rất hay gặp ở những người phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Gọi là “sinh lý” có nghĩa đây là tình trạng hoàn toàn bình thường. Về thuật ngữ chuyên môn, không có từ “viêm lộ tuyến cổ tử cung”.

Nhưng các phòng khám có yếu tố Trung Quốc cứ lợi dụng để móc tiền của bệnh nhân, họ đưa ra các phác đồ điều trị “sóng dài, sóng ngắn”… nhưng thực ra chẳng có tác dụng gì. Có nhiều bệnh nhân bị dọa lộ tuyến có thể gây ung thư nên họ lo lắng cho sức khỏe, chi tiền điều trị theo kiểu trời ơi.

Trước nỗi lo lộ tuyến tử cung có thể gây ung thư, bác sĩ Trung cho biết lộ tuyến cổ tử cung và ung thư cổ tử cung hoàn toàn không liên quan với nhau. Lộ tuyến cổ tử cung bình thường, có nghĩa là không gây ung thư cổ tử cung.

Quá bức xúc và thương bệnh nhân, bác sĩ Trung nhấn mạnh đây không phải mổ oan mà “lừa đảo có giấy phép”.

Khánh Ngọc(baomoi)

ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN TẠI ĐÂY:

Book

Những em bé Việt vừa sinh ra đã được cho là có số may mắn cả đời

By on 23/10/2017
Những em bé sơ sinh chào đời trong bọc ối là trường hợp hy hữu, chỉ chiếm 1/80.000 ca trên toàn thế giới, và từ lâu đã được cho là sẽ có số may mắn cả đời vì được trời đất che chở.

Sinh con trong bọc ối là hiện tượng hiếm gặp khi mà em bé chào đời còn nguyên cơ thể nằm trong bọc ối như lúc nằm trong tử cung mẹ hoặc một phần cơ thể bé mà hầu hết là phần đầu sẽ được bao bọc bởi bọc ối.

Theo các chuyên gia, tỷ lệ những ca đẻ thường em bé nằm trong bọc ối là rất hiếm gặp và hầu hết chỉ xảy ra với những ca đẻ non. Trong những trường hợp này, em bé sẽ không bị bất cứ tổn hại nào bởi khi nằm trong bọc ối, bé sẽ được bảo vệ kỹ càng. Nhiều truyền thuyết cũng cho rằng những em bé này sẽ được trời phú cho sự may mắn, sức khỏe và luôn được đất trời bao bọc.

Tỷ lệ các ca sinh con nằm nguyên trong bọc ối rất hiếm, chỉ khoảng 1/80.000 ca sinh – bao gồm cả những ca em bé chỉ được bao bọc quanh phần đầu bởi màng ối. Những em bé chào đời với toàn bộ cơ thể nằm trong bọc ối còn hiếm hơn nhiều.

Mặc dù khá hiếm gặp nhưng trên thế giới và ngay tại Việt Nam đã ghi nhận những trường hợp sinh con đặc biệt này.

Ca vượt cạn hy hữu, mẹ sinh đôi 2 con gái, 1 bé chào đời còn nguyên trong bọc ối

Một trường hợp được ghi nhận mới đây nhất về hiện tượng sinh con trong bọc ối diễn ra tại Bệnh viện Hùng Vương, Thành phố Hồ Chí Minh. Theo TS.BS Nguyễn Hữu Trung, giảng viên khoa Phụ sản, ĐH Y Dược TP.HCM, Giám đốc chuyên môn phòng khám Hoàng Gia, ông đã đỡ đẻ thành công một ca sinh khó và rất thú vị.

Nhung em be Viet vua sinh ra da duoc cho la co so may man ca doi - Anh 1

Vào sáng ngày 17/6 vừa qua, sản phụ V.T.H.A. (23 tuổi – Long An) đã có một ca vượt cạn thành công, không thể quên trong đời. Chị phải trải qua hơn 1 giờ đồng hồ sinh tử trên bàn đẻ và hạ sinh được 2 bé gái đáng yêu. Trong đó có một bé sinh ngôi ngược, đặc biệt bé ra đời trong bọc ối còn nguyên vẹn.

Sau khi sản phụ hạ sinh bé gái đầu tiên với cân nặng 2200 gram, các y – bác sĩ tại BV Hùng Vương đã phải đối mặt với khó khăn vì bé thứ 2 rơi vào tình trạng thai ngôi mông.

May mắn, sau hơn 1 giờ nỗ lực, em bé đã chào đời an toàn qua đường âm đạo, khi còn nằm nguyên trong bọc ối với cân nặng 2,4kg.

Ca sinh 3 bé trai chào đời nguyên trong bọc ối tại Bệnh viện Phụ sản Trung ương

Ca sinh 3 bé trai đặc biệt này đã từng được coi là một trong những sự kiện đáng chú ý trong năm 2016 vừa qua. Ca sinh diễn ra vào ngày 1/9 năm ngoái tại bệnh viện Phụ sản Trung ương (Hà Nội). Theo đó, bệnh viện này đã tiếp nhận ca sinh con của sản phụ Phạm Thị Huế (19 tuổi, sinh sống tại thành phố Thái Nguyên) sinh mổ 3 con còn nằm nguyên trong bọc ối. Đây được coi là trường hợp vô cùng hy hữu không chỉ ở Việt Nam mà toàn thế giới bởi không chỉ 1 mà có tới cả 3 con nằm nguyên trong 3 bọc ối khi chào đời.

Nhung em be Viet vua sinh ra da duoc cho la co so may man ca doi - Anh 2

Ở tuần thai thứ 34 (33 tuần 5 ngày), gia đình chị Huế đã chào đón 3 con bằng phương pháp đẻ mổ sau khi chị có dấu hiệu chuyển dạ.

Trong suốt thời gian mang bầu 3, bà mẹ trẻ cũng trải qua nhiều khó khăn khi ở tuần thứ 17 nhận thấy nhiều cơn đau bụng dữ dội và phải nằm viện theo dõi. Thời gian sau đó, chị được về nhà nhưng hầu như không làm được nhiều việc, dành phần lớn thời gian nghỉ ngơi.

Nhung em be Viet vua sinh ra da duoc cho la co so may man ca doi - Anh 3

Đến tuần thứ 30, chị lại nhập viện và nằm cho đến khi sinh nở vì nhận thấy những dấu hiệu sinh con. Các con chào đời với cân nặng 1,9kg;1,8kg; 1,7kg và có sức khỏe khá ổn định.

Hiện tại các bác bé đã được 6 tháng tuổi, lớn lên khỏe mạnh và vô cùng kháu khỉnh.

Bà mẹ sinh con nặng 3,7kg còn nguyên trong bọc ối ở Thành phố Hồ Chí Minh

Thêm một ca sinh con trong bọc ối nữa mới được ghi nhận là trường hợp sản phụ sinh mổ con gái nặng tới 3,7kg còn nguyên trong bọc ối tại bệnh viện Từ Dũ (TP. HCM). Theo đó, sản phụ 34 tuổi từng mổ sinh một lần và đã trải qua phẫu thuật nội soi cắt vòi trứng vì thai ngoài tử cung. Lần này thai đã 40 tuần nhưng vẫn chưa chuyển dạ, chị được các bác sĩ Bệnh viện Từ Dũ hỗ trợ chuyển dạ để sinh ngả âm đạo nhưng không thành công, phải mổ đưa em bé ra ngoài.

Nhung em be Viet vua sinh ra da duoc cho la co so may man ca doi - Anh 4

Trong ca sinh mổ, các y bác sĩ đã vô cùng ngạc nhiên vì lần đầu chứng kiến em bé chào đời với túi ối còn nguyên bao quanh đầu, thay vì ối vỡ khi mẹ được mổ. Ngay sau đó, các bác sĩ đã nhanh chóng rạch bọc ối đón bé chào đời. Bé gái cất tiếng khóc to, khỏe mạnh và được bác sĩ gây mê đội nón ủ ấm trong lòng mẹ theo phương pháp da kề da.

Theo các chuyên gia, những em bé chào đời còn nguyên trong bọc ối thường là những ca sinh non, sinh nhẹ cân nhưng đây là ca sinh đặc biệt và hy hữu bởi em bé đã đủ ngày, đủ tháng và còn có cân nặng khá lớn.

Thông thường trong quá trình chuyển dạ hoặc mổ đẻ, ối sẽ vỡ ra thì em bé mới chui ra được nhưng với trường hợp này, do túi ối căng phồng như bong bóng nên em bé khó có thể chui ra nguyên vẹn qua âm đạo hay vết mổ chỉ dài 10 cm.

Sản phụ sinh bé gái 800 gram còn nguyên trong bọc nước ối ở Nghệ An

Ca sinh non đặc biệt này xảy ra hôm 15/2 vừa qua tại bệnh viện Sản – Nhi Nghệ An. Theo đó, bệnh viện cho biết các bác sĩ tại đây đã đỡ đẻ thành công một ca sinh non, thai nhi 28 tuần tuổi, ngôi ngược trong bọc nước ối vẫn chưa bị vỡ.

Nhung em be Viet vua sinh ra da duoc cho la co so may man ca doi - Anh 5

Trước đó, vào chiều 10/2, sản phụ Lô Thị Tuyết Sinh (SN 1990, trú tại xã Yên Hòa, huyện Tương Dương, Nghệ An) được chuyển đến Bệnh viện Sản – Nhi Nghệ An cấp cứu trong tình trạng đau bụng dữ dội. Ngay lập tức, các bác sỹ tiến hành siêu âm thì phát hiện cổ tử cung mở 2cm, ngôi ngược và có khả năng sinh non, thai nhi mới chỉ khoảng 1kg. Đến 0h (ngày 14/2), sản phụ Sinh đẻ ra một bọc ối.

Theo bác sỹ Nguyễn Xuân Chung – Phó Trưởng phòng Kế hoạch tổng hợp là người trực tiếp đỡ đẻ cho sản phụ: “Bọc ối vẫn còn nguyên vẹn chưa bị vỡ, cháu bé nằm cuộn tròn cơ thể trong bọc ối đó. Tôi và điều dưỡng trưởng đã đỡ đẻ thành công ca sinh khó gặp này”.

Sau ca sinh, sức khỏe người mẹ đã phục hồi khá tốt nhưng em bé vẫn được chăm sóc và nằm trong lồng ấp thở máy NCPAP. May mắn là sức khỏe của bé cũng tiến triển tốt.

Được biết, đây là ca sinh con thứ 6 của sản phụ này. Trước đó, chị đã có 4 lần sinh non đều ở tháng thứ 6, thứ 7.

Theo Nguyệt Minh (Khám Phá)

ĐẶT LỊCH KHÁM VÀ TƯ VẤN TẠI ĐÂY:

Book

Đẻ con to bố mẹ mừng – bác sĩ lo

By on 19/10/2017

Mới đây, cháu bé sơ sinh nặng 7,1 kg ở Vĩnh Phúc được xem là bé sơ sinh nặng nhất Việt Nam nhưng theo các bác sĩ thì sinh con to lo hơn mừng.

hinh 1

Em bé sơ sinh nặng nhất Việt Nam 

Cháu bé ở Vĩnh Phúc với cân nặng 7,1 kg được các bác sĩ tại Bệnh viện Vĩnh Tường, Vĩnh Phúc theo dõi về các bệnh lý bẩm sinh, hiện tại cháu vẫn chưa có gì bất thường.

Câu chuyện về bé sơ sinh nặng cân nhất này cũng được nhiều bà mẹ thích thú. Trên mạng xã hội các mẹ nhìn em bé rất thích và không ít mẹ tâm sự mình nuôi con nửa năm cũng chưa được 7kg vậy mà bé vừa chào đời đã nặng cân như thế này.

Tại khoa sơ sinh, Bệnh viện Nhi trung ương, các bác sĩ cho biết có nhiều bệnh nhi nặng cân nhưng khi sinh ra các cháu đã phải nhập viện ngay để hồi sức vì các biến chứng như hạ đường huyết, nhiễm khuẩn sơ sinh.

Thậm chí, có những bệnh nhi phải thở máy trong thời gian dài. Các bé sơ sinh cân nặng quá lớn, sức đề kháng của bé yếu, lại phải thở máy dài ngày, nhiều bé sinh ra nặng trên 4kg nhưng mang đủ thứ bệnh từ bệnh chuyển hoá tới các bệnh nhiễm trùng.

Theo các bác sĩ Bệnh viện Nhi trung ương, trẻ nặng cân (trên 3,5kg với con so và trên 4kg với con rạ) mắc các bệnh lý phát sinh từ cân nặng phải theo điều trị ngày càng nhiều. Hiện tại số bệnh nhi 4-5kg phải nhập viện cấp cứu do suy hô hấp, hạ đường huyết nguy hiểm chiếm đến 3-4% tổng số bệnh nhi sơ sinh phải cấp cứu tại viện.
Điều lo lắng nhất với những ca sơ sinh nặng cân là trẻ dễ bị hạ đường huyết, hạ canxi huyết, kéo theo một loạt biến chứng nguy hiểm như: hạ đường huyết, hạ thân nhiệt, suy hô hấp, suy tuần hoàn.

Đường là thành phần cung cấp năng lượng chủ yếu cho não bộ bởi đặc tính chuyển hóa năng lượng rất nhanh, đáp ứng nhu cầu hoạt động nhanh, mạnh, liên tục của não. Do đó, nếu trẻ sinh ra đường huyết đã giảm có thể gây ảnh hưởng chuyển hóa tế bào não, để lại di chứng nặng nề của thương tổn thần kinh.

Lo hơn mừng

TS Nguyễn Hữu Trung – Giảng viên trường Đại học Y Dược TP.HCM, Giám đốc  chuyên môn Phòng khám Hoàng Gia cho biết với trường hợp sinh con trên 7kg thì hiếm gặp nhưng không nên mừng vì bé cân nặng như thế.

Bác sĩ Trung lý giải khi mang thai trẻ sơ sinh nặng cân, các bác sĩ đánh giá bản thân thai kỳ này là thai kỳ nguy cơ cao. Những trường hợp này, bà mẹ tăng cân rất nhiều và nguy cơ đái tháo đường thai kỳ rất cao. Sau khi sinh xong, những bà mẹ sinh con to có nguy cơ đái tháo đường tuyp2 tăng lên so với người bình thường.

Bản thân người mẹ mang thai to khi sinh có nguy cơ sang chấn đường sinh dục, băng huyết sau sinh do đờ tử cung rất cao. Vì em bé to nên khi tử cung giãn ra rất nhiều. Sau sinh nó khó co lại hơn so với tử cung của những bà mẹ mang thai bình thường nên dễ dẫn đến hiện tượng đờ tử cung và băng huyết sau sinh.

Bác sĩ Trung kể, mới tuần trước tại một bệnh viện lớn, một ca mổ đã được chỉ định cho bà mẹ có thai to kèm theo tiểu đường thai kỳ. Dù bác sĩ chuẩn bị mổ chủ động nhưng ngay trước khi mổ, em bé đột ngột tử vong trong bụng mẹ do biến chứng của đái tháo đường thai kỳ…

Trong khi theo dõi thai kỳ cho các bà mẹ, BS Trung tâm sự những trường hợp con to, bà mẹ mừng nhưng bác sĩ đều tư vấn khoan vội mừng vì thai to.

Nguy cơ con to những bà mẹ có kèm theo tiểu đường đó là thai lưu. Các bà mẹ thấy em bé hoàn toàn bình thường khi siêu âm, chỉ thấy thai to, không có bất thường. Nhưng có không ít trường hợp đến gần ngày sinh, tự nhiên bà mẹ thấy em bé không máy đạp. Khi khám thì các bác sĩ phát hiện thai đã chết lưu. Do đó, những bà mẹ khi khám thai, khi các bác sĩ thông báo thai to cũng nên cần theo dõi kỹ thai máy đạp. Thấy thai máy đạp yếu đi cần đi khám ngay.

Bà mẹ bị đái tháo đường thai kỳ em bé sinh ra dễ hạ đường huyết do khi ở trong bụng mạch máu cung cấp cho em bé tốt nhưng khi em bé sinh ra nhu cầu năng lượng nhiều hơn so với những trẻ có cân nặng bình thường. Vì thế, em bé có cân nặng quá cao dễ bị hạ đường huyết, hạ canxi huyết và em bé suy hô hấp …. Đây là lý do vì sao nhiều em bé sinh ra rất to trên 4 kg nhưng vẫn phải gửi đi các khoa sơ sinh để theo dõi. Thực tế, những em bé này tuy to nhưng không khoẻ – BS Trung nói.

Bản thân em bé này có nguy cơ lúc sinh dễ bị sang chấn. Khi sinh thường nguy cơ kẹt vai do con to. Với em bé bình thường, lúc sinh, đầu em bé ra thì thân hình ra theo dễ dàng. Nhưng em bé to thì thân mình cũng to, vai to và khi đầu em bé ra khỏi “cửa mình” rồi nhưng phần vai to không ra được. Điều này dẫn đến kẹt vai và lúc đó, bác sĩ cố gắng đưa em bé ra khỏi “cửa mình” bằng các thủ thuật dễ dẫn đến nguy cơ gãy xương đòn, ảnh hưởng thần kinh cánh tay. Nhiều cháu bé sau sinh phải tập vật lý trị liệu 3 – 6 tháng để phục hồi những tổn thương này.

Phương Thúy (infonet.vn)

ĐẶT LỊCH KHÁM VÀ TƯ VẤN TẠI ĐÂY:

Book