X

Tính chỉ số BMI

Chiều cao: cm

Cân nặng : kg

Tính

Được thành lập từ ngày 1/10/2002, Phòng khám Hoàng Gia Healthcare không ngừng phát triển, phấn đấu trở thành địa chỉ tin cậy của các cặp vợ chồng tại Thành Phố Hồ Chí Minh và cả nước chuyên cung cấp các dịnh vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm, thụ tinh nhân tạo, trữ trứng, khám thai sản, chẩn đoán tiền sản, siêu âm tiền sản. Lấy phương châm phục vụ khách hàng bằng cả trái tim, các Bác Sĩ Phòng khám cam kết đem lại sự hài lòng cho khách hàng.

Chuyên đề Hiếm muộn

Các bạn trẻ chuẩn bị lập gia đình cần khám sức khỏe tiền hôn nhân

By on 19/03/2016

Hiện nay, không có xét nghiệm tiêu chuẩn bắt buộc cho bạn trước khi lập gia đình. Tùy theo từng cặp “vợ- chồng” tương lai, bác sĩ sẽ tư vấn các xét nghiệm cần thực hiện cụ thể. Việc khám sức khỏe tiền hôn nhân giúp các cặp “vợ- chồng” chuẩn bị tốt trước khi bước vào cuộc sống hôn nhân nhiều thú vị nhưng cũng có không ít khó khăn.

Mục tiêu của khám sức khỏe tiền hôn nhân nhằm kiểm tra sức khỏe tổng quát của mỗi người, cả người nam và người nữ, những vấn đề về sức khỏe tổng quát, cơ quan sinh dục- sinh sản, các bệnh lý lây truyền qua đường tình dục. Kế hoạch có con của từng cặp vợ chồng để có thể tư vấn các biện pháp ngừa thai thích hợp. Các chủng ngừa cần thiết cho mỗi người, nhất là của người nữ trước khi mang thai.

Thông thường, cả nam và nữ hàng năm cần thực hiện các xét nghiệm tổng quát về chức năng gan, thận, huyết học… Khi chuẩn bị lập gia đình, bên cạnh các xét nghiệm trên, cả hai người cần khám và thực hiện các xét nghiệm về các bệnh lây lan qua đường tình dục như HIV, viêm gan siêu vi B, viêm gan siêu vi C, giang mai,… Cơ quan sinh dục cần được thăm khám qua khám phụ khoa và khám nam khoa. Ở người nữ, khi khám phụ khoa cần được tư vấn để thực hiện các xét nghiệm như phết tế bào cổ tử cung để tầm soát ung thư cổ tử cung, siêu âm phụ khoa để đánh giá về mặt giải phẫu của đường sinh dục. Tùy theo một số trường hợp đặc biệt, các bác sĩ sẽ cho thực hiện các xét nghiệm nội tiết tố sinh dục. Ở người nam, xét nghiệm tinh dịch đồ có thể thực hiện nhất là ở những người có tiền sử bị quai bị lúc nhỏ…

Qua khám tiền hôn nhân, các bác sĩ sẽ hỏi kỹ về kế hoạch có thai của thừng cặp vợ chồng. Nếu chưa muốn có thai ngay, các biện pháp tránh thai sẽ được tư vấn nhằm cùng nhau lựa chọn phương pháp ngừa thai hợp lý nhất. Chúng ta cần chú ý rằng không có phương pháp ngừa thai tốt nhất, chỉ có phương pháp ngừa thai phù hợp nhất cho từng cặp vợ chồng trong từng giai đoạn cụ thể mà thôi. Nếu cặp vợ chồng muốn có thai ngay sau khi cưới, bác sĩ chuyên khoa sẽ tư vấn về thời điểm quan hệ tình dục sao cho khả năng có thai cao nhất.

Việc chủng ngừa trước khi lập gia đình, sanh em bé rất cần thiết, nhất là ở người nữ. Khi mang thai, nếu thai phụ nhiễm Rubella trong 3 tháng đầu, nguy cơ dị tật thai nhi rất cao. Đa phần các dị tật cho thai nhi do Rubella gây ra rất khó phát hiện được như dị tật mù mắt, đục thủy tinh thể, điếc do thần kinh. Người phụ nữ cần xét nghiệm xem có nhiễm Rubella chưa. Nếu xét nghiệm thấy chưa có kháng thể Rubella trong máu, người nữ cần được tiêm ngừa Rubella để phòng tránh nhiễm Rubella trong thai kỳ. Các chủng ngừa khác như cúm, viêm gan siêu vi B, thủy đậu, sởi, quai bị cũng rất cần thiết. Sau khi chủng ngừa Rubella, người phụ nữ nên tránh có thai trong vòng 3 tháng sau, tối thiểu là 1 tháng.

Các bệnh về di truyền của cả hai vợ chồng sẽ được bác sĩ chuyên khoa tư vấn. Những người có tiền sử gia đình bị thiếu máu Thalassemia, bệnh Down, nhóm máu hiếm Rh (-)… sẽ được tư vấn kỹ về cách dự phòng hoặc phát hiện sớm khi mang thai. Acid folic có thể được sử dụng hàng ngày cho người nữ trước mang thai nhằm giảm nguy cơ bị các bất thường thai nhi, nhất là các bất thường về ống thần kinh như não úng thủy, thoát vị não, màng não…

– Hỏi tiền sử bệnh lý bản thân, gia đình.

– Khám nội tổng quát (đo chiều cao, cân nặng, dấu hiệu sinh tồn, khám tim mạch, hô hấp, tiêu hóa).

– Siêu âm ổ bụng tổng quát: gan, mật, lách, tụy, thận, niệu quản, bàng quang, tuyến tiền liệt với nam và phụ khoa với nữ.

– Siêu âm tuyến vú (nữ).

– Soi tươi dịch âm đạo (nữ).

– Khám nam khoa.

– Xét nghiệm tinh dịch đồ (nam).

– Xét nghiệm nhóm máu.

– Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi.

– Đường huyết.

– Mỡ máu.

– Chức năng gan.

– Chức năng thận.

– Tổng phân tích nước tiểu.

– Kiểm tra huyết thanh nhằm phát hiện các bệnh hoa liễu, viêm gan B, HIV, bệnh rubella (nữ).

– Kiểm tra hormone sinh dục: estrogen, FSH, LH, progesterone (nữ), testosterone (nam).

Các câu hỏi thường gặp trong khám hiếm muộn – vô sinh

By on 19/03/2016

Thời điểm nào thuận tiện để bạn đến khám hiếm muộn lần đầu tiên?

– Người vợ: Ngày 2 của chu kỳ kinh nguyệt

– Người chồng: Kiêng xuất tinh từ 2 đến 5 ngày

Các giấy tờ bệnh nhân cần chuẩn bị là gì?

– Giấy đăng ký kết hôn (bản photocopy và bản chính để nhân viên y tế đối chiếu)

– CMND hoặc passport của hai vợ chồng (bản photocopy và bản chính để nhân viên y tế đối chiếu)

– Các xét nghiệm liên quan trước đó, kết quả các xét nghiệm có thể được sử dụng trong vòng 6 tháng. Việc làm lại các xét nghiệm có thể được yêu cầu nếu cần thiết.

Bơm tinh trùng vào buồng tử cung là gì ????

Bơm tinh trùng vào buồng tử cung hay thụ tinh nhân tạo (Intra Uterine Insemination – IUI) là kỹ thuật đưa tinh trùng đã được lọc rửa trực tiếp vào buồng tử cung.

Bơm tinh trùng còn có lợi điểm là mang tinh trùng có độ di động tốt, khả năng thụ tinh cao, cô đặc trong một thể tích nhỏ đến gần trứng hơn quanh thời điểm rụng trứng.

Bơm tinh trùng vào buồng tử cung được thực hiện khi nào?

 Đối với nam:
  • Rối loạn xuất tinh: lổ tiểu đóng thấp, xuất tinh ngược dòng, rối loạn cương.
  • Tinh trùng ít, tinh trùng kém di động, tinh trùng dị dạng, hoặc phối hợp các yếu tố trên với mức độ nhẹ.
  • Kháng thể kháng tinh trùng ở nam giới, hoặc kháng thể kháng tinh trùng ở nữ giới.

Đối với nữ:

  • Rụng trứng không đều.
  • Lạc nội mạc tử cung mức độ nhẹ và trung bình.
  • Vô sinh chưa rõ nguyên nhân.

Điều kiện thực hiện:

  • Ít nhất 1 trong 2 ống dẫn trứng phải thông.
  • Buồng trứng còn hoạt động.
  • Tinh trùng bất thường mức độ nhẹ hoặc vừa (dựa theo kết quả tinh dịch đồ).

Người chồng nên ngưng xuất tinh 1-2 ngày trước khi lấy tinh trùng thực hiện thủ thuật. Đây là thời điểm tinh trùng được chuẩn bị tốt nhất để có khả năng thụ tinh cao nhất.

Bơm tinh trùng vào buồng tử cung được thực hiện ra sao?

Quy trình bơm tinh trùng vào buồng tử cung sẽ được bắt đầu vào ngày thứ 2 của kỳ kinh.

Người vợ sẽ được tiêm thuốc kích thích buồng trứng hàng ngày trong khoảng 8 đến 10 ngày. Trong thời gian này, người vợ sẽ được hẹn siêu âm, đánh giá tình hình phát triển của nang trứng khoảng 2-3 lần.

Vào ngày được hẹn bơm tinh trùng, người chồng sẽ lấy tinh trùng bằng cách thủ dâm. Sau đó, tinh trùng được lọc rửa để chọn lọc những tinh trùng di động tốt, loại một phần chất kích thích co thắt tử cung trong tinh dịch, loại tế bào chết, vi sinh vật có hại.

IUI-2-01

Tinh trùng sau lọc rửa sẽ được bơm vào buồng tử cung bằng một ống nhỏ chuyên dụng, là catheter mềm, đầu tù dễ đưa vào buồng tử cung đồng thời hạn chế được tổn thương tử cung.

Sau khi bơm, người vợ sẽ nằm nghỉ tại chỗ khoảng 15 phút và ra về, bắt đầu sử dụng thuốc theo toa bác sĩ.

Sau 14 ngày thực hiện bơm tinh trùng, người vợ đến Phòng khám Hoàng Gia thử thai theo lịch hẹn.

Thụ tinh trong ống nghiệm là gì?

Thụ tinh trong ống nghiệm là từ để chỉ kỹ thuật điều trị hiếm muộn-vô sinh, trong đó, trứng của người phụ nữ/người vợ sẽ được lấy ra ngoài và kết hợp (thụ tinh) với tinh trùng của người nam/người chồng bên ngoài cơ thể để tạo thành phôi. Sau một thời gian nuôi cấy bên ngoài (thường 2-5 ngày), phôi sẽ được đưa trở lại buồng tử cung của người phụ nữ/người vợ.

Thụ tinh trong ống nghiệm khi nào?

IVF-01

Thụ tinh trong ống nghiệm là một kỹ thuật điều trị có hiệu quả trong các trường hợp sau:

  • Phụ nữ lớn tuổi
  • Phụ nữ có tổn thương ống dẫn trứng (tắc, ứ dịch…)
  • Phụ nữ có các bệnh lý liên quan lạc nội mạc tử cung
  • Người nam có tinh trùng bất thường (ít, yếu, dị dạng)
  • Các cặp vợ chồng vô sinh chưa rõ nguyên nhân
  • Các cặp vợ chồng đã thất bại với kỹ thuật bơm tinh trùng vào buồng tử cung

Thụ tinh trong ống nghiệm được tiến hành ra sao?

Bước 1: Chuẩn bị
Sau khi đã được các bác sĩ khám, tư vấn và có chỉ định thực hiện TTTON, vợ chồng sẽ được:

  • Hướng dẫn thực hiện một số xét nghiệm phục vụ cho TTTON.
  • Khám tiền mê để bác sĩ đánh giá tình trạng sức khỏe tổng quát của người vợ, xem có khả năng làm TTTON và mang thai hay không.
  • Người vợ được hẹn quay lại bệnh viện vào ngày có kinh thứ 2 hay thứ 3 của chu kỳ.
IVF-2-01

Bước 2: Ươm mầm

Vào ngày 2 hoặc 3 của chu kỳ, người vợ sẽ được:

  • Tiêm thuốc kích thích buồng trứng liên tục mỗi ngày, thường trong khoảng thời gian 10-12 ngày.
  • Trong thời gian tiêm thuốc, người vợ sẽ được siêu âm và xét nghiệm máu, nhằm theo dõi sự phát triển của nang noãn.
  • Khi nang noãn đạt kích thước theo yêu cầu, người vợ sẽ được hướng dẫn tiêm mũi thuốc cuối cùng để kích thích trứng trưởng thành. Mũi thuốc này cần phải tiêm đúng giờ chỉ định.

Bước 3: Thu hoạch

  • Bác sĩ tại  trung tâm hỗ trợ sinh sản sẽ tiến hành lấy trứng (qua đường âm đạo, dưới hướng dẫn của siêu âm) vào khoảng 36 giờ sau mũi tiêm thuốc cuối cùng.
  • Vào buổi sáng ngày lấy trứng của người vợ, người chồng sẽ được hướng dẫn lấy tinh trùng hoặc được thông báo rã mẫu tinh trùng đông lạnh (nếu đã được trữ đông tại trung tâm hỗ trợ sinh sản trước đó).

Bước 4: Giao lưu

  • Trứng và tinh trùng sau khi lấy ra, sẽ được chuyển đến phòng labo để tiến hành thụ tinh và tạo phôi.
  • Phôi sẽ được nuôi cấy bên ngoài cơ thể 2-5 ngày. Trong thời gian này, người vợ sẽ được dùng thuốc nội tiết (thường là đường uống và đặt âm đạo) để chuẩn bị cho chuyển phôi.

Bước 5: Ra mắt

  • Vào ngày chuyển phôi, nhân viên y tế tại Trung tâm hỗ trợ sinh sản sẽ cung cấp thông tin về số lượng, chất lượng phôi được tạo thành. Số phôi chuyển vào buồng tử cung, cũng như số phôi dư có thể đông lạnh cũng sẽ được thống nhất.
  • Sau khi chuyển phôi, người vợ sẽ nằm nghỉ tại Trung tâm hỗ trợ sinh sản khoảng 60 phút và ra về.
  • Trong thời gian 2 tuần sau chuyển phôi, người vợ tiếp tục sử dụng các loại thuốc nội tiết theo hướng dẫn của Bác sĩ chuyên khoa.

Bước 6: Thử thai

  • Khi đến ngày hẹn thử thai (thường là 2 tuần sau ngày chuyển phôi), người vợ sẽ đến Phòng khám Hoàng Gia để thử máu. Nếu kết quả thử thai dương tính (theo dõi có thai), người vợ sẽ được hẹn quay lại siêu âm vào 1-2 tuần sau.

Trưởng thành trứng non trong ống nghiệm là gì?

Nuôi trưởng thành trứng non trong ống nghiệm và thụ tinh trong ống nghiệm về cơ bản khá giống nhau, bao gồm lấy trứng ra ngoài, tạo thành phôi, nuôi phôi rồi chuyển vào tử cung.

Vấn đề khác biệt là thụ tinh ống nghiệm phải tốn thời gian tiêm thuốc kích thích trứng lớn lên rồi mới lấy trứng đã trưởng thành ở cơ thể ra ngoài. Với kỹ thuật nuôi trứng non, chỉ tiêm khoảng 3 ngày thuốc với liều lượng thấp. Trứng còn non sau khi lấy ra ngoài được nuôi cho trưởng thành trong ống nghiệm, sau đó mới tiến hành quy trình thụ tinh thường quy. Do không tiêm thuốc kích thích trứng nên loại trừ hẳn 100% nguy cơ quá kích buồng trứng.

IVM-01-01

Kỹ thuật này đòi hỏi sự khéo léo, cần cù và tỉ mỉ. Do buồng trứng không được kích thích nên có kích thước rất nhỏ, khâu hút trứng đòi hỏi phải khéo léo mới hút được nhiều. Khi nuôi trưởng thành cũng đòi hỏi phải tuân thủ điều kiện hết sức nghiêm ngặt và mất thời gian theo dõi thường xuyên.

Kỹ thuật IVM mang lại hàng loạt các lợi ích cho bệnh nhân như: thuận tiện hơn, thời gian điều trị ngắn hơn, tiêm thuốc ít hơn, chi phí điều trị thấp hơn, kỹ thuật điều trị an toàn hơn.

Tại các Trung tâm hỗ trợ sinh sản, IVM được áp dụng cho các trường hợp buồng trứnng đa nang và có nguy cơ hội chứng quá kích buồng trứng cao.

Hỗ trợ phôi thoát màng là gì?

Sau khi được nuôi cấy và chuyển vào buồng tử cung, phôi phải thoát ra khỏi vỏ bao quanh phôi (màng trong suốt – zona pellucida) để có thể bám vào nội mạc tử cung, sau đó làm tổ và phát triển thành thai. Trong nhiều trường hợp, vỏ bao quanh phôi quá dày hay cứng chắc bất thường, phôi sẽ không thoát ra ngoài được, nên không thể làm tổ vào nội mạc tử cung.

Kỹ thuật hỗ trợ phôi thoát màng (assisted hatching) được áp dụng để làm mỏng vỏ bao quanh phôi. Kỹ thuật này thực hiện trước khi chuyển phôi vào buồng tử cung. Nhờ đó, phôi sau khi được chuyển vào buồng tử cung sẽ tiếp tục phát triển và dễ dàng thoát ra ngoài vỏ bao để làm tổ.

AH-01

Kỹ thuật hỗ trợ phôi thoát màng hiện được áp dụng ở hầu hết các trung tâm thụ tinh trong ống nghiệm (TTTON) trên thế giới. Kỹ thuật này được chứng minh là một kỹ thuật an toàn và có khả năng làm tỷ lệ có thai khi thực hiện TTTON tăng thêm khoảng 7%.

Kỹ thuật này thường được thực hiện cho những trường hợp sau:

  • Bệnh nhân thất bại nhiều lần mặc dù chất lượng phôi tốt
  • Bệnh nhân chuyển phôi trữ lạnh
  • Bệnh nhân ít phôi, lớn tuổi
  • Bệnh nhân có phôi có màng trong suốt dày bất thường
  • Bệnh nhân thực hiện kỹ thuật trưởng thành trứng trong ống nghiệm (IVM)

Nguồn: IVFMD 

Hệ thống phòng khám phụ sản  Hoàng Gia