X

Tính chỉ số BMI

Chiều cao: cm

Cân nặng : kg

Tính

Được thành lập từ ngày 1/10/2002, Phòng khám Hoàng Gia Healthcare không ngừng phát triển, phấn đấu trở thành địa chỉ tin cậy của các cặp vợ chồng tại Thành Phố Hồ Chí Minh và cả nước chuyên cung cấp các dịnh vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm, thụ tinh nhân tạo, trữ trứng, khám thai sản, chẩn đoán tiền sản, siêu âm tiền sản. Lấy phương châm phục vụ khách hàng bằng cả trái tim, các Bác Sĩ Phòng khám cam kết đem lại sự hài lòng cho khách hàng.

Archives

Khoét chóp Cổ tử cung là gì?

By on 20/08/2019

Khoét chóp cổ tử cung bằng vòng điện (LEEP) là phương pháp điều trị rất hiệu quả để xử lý những tổn thương tiền ung thư cổ tử cung.

  1. Khoét chóp cổ tử cung là gì?

Khoét chóp cổ tử cung là thủ thuật cắt bỏ một phần hình nón của cổ tử cung để loại bỏ tổn thương tiền ung thư ở cổ tử cung. Khoét chóp cổ tử cung được chỉ định vì nhiều lý do khác nhau, thông thường là để chẩn đoán các biến đổi bất thường ở cổ tử cung hoặc điều trị thương tổn cổ tử cung khi kết quả của các thăm dò phụ khoa như: Soi cổ tử cung, liqui prep hoặc sinh thiết cho thấy tế bào của cổ tử cung không bình thường hoặc nghi ngờ.

Khoét chóp cổ tử cung là việc làm cần thiết để:

  • Theo dõi các xét nghiệm Pap’smear bất thường sau nhiều lần thực hiện
  • Chẩn đoán các tình trạng tiền ung thư ở cổ tử cung
  • Chẩn đoán ung thư cổ tử cung xâm lấn (ung thư phát triển vào các mô xung quanh hoặc lan rộng ra ngoài cổ tử cung)
  • Điều trị các tình trạng tiền ung thư cổ tử cung, ung thư biểu mô tại chỗ của ung thư cổ tử cung.
  1. Các bước tiến hành khoét chóp cổ tử cung

Khoét chóp cổ tử cung bằng vòng điện (Loop Electrosurgical Excision Procedure – LEEP).

2.1.Chuẩn bị khoét chóp cổ tử cung

  • Thủ thuật được thực hiện sau khi sạch kinh, tránh gần khi hành kinh vì kinh nguyệt ảnh hưởng đến khu vực khoét chóp cổ tử cung. Điều này sẽ giúp bác sĩ dễ dàng lấy mẫu thử sạch hơn. Bạn cũng nên chắc chắn thảo luận về bất kỳ loại thuốc bạn đang dùng ví dụ như các thuốc nội tiết…với bác sĩ.
  • Không sử dụng viên đặt âm đạo, hoặc thụt rửa âm đạo ít nhất 24 giờ trước khi tiến hành thủ thuật. Bạn cũng nên tránh quan hệ tình dục trong thời gian này.
  • Thủ thuật này thường thực hiện trong khoảng 30 phút tại bệnh viện. Bạn có thể được gây gây tê tại chỗ trong suốt quá trình thực hiện hoặc mê toàn thân (ngủ và không đau) hoặc cho thuốc giảm đau nhẹ. Và bạn có thể về nhà sau khoảng thời gian trung bình 2 giờ. Tái khám sau 01 tuần. Lịch tái khám sẽ được hướng dẫn sau khi có kết quả giải phẫu bệnh lý.
  • Sau thủ thuật bác sĩ sẽ kê cho bạn đơn thuốc gồm kháng sinh và dung dịch vệ sinh, cùng với hướng dẫn chăm sóc tại nhà và tái khám.
  • Bạn có thể bị chảy máu nhẹ sau phẫu thuật, vì vậy bạn nên mang theo một số băng lót. Nhờ bạn bè hoặc người thân đưa bạn về nhà sau phẫu thuật, đặc biệt nếu bạn được gây mê toàn thân

2.2. Quy trình thực hiện

  • Sau khi đi vệ sinh.
  • Nằm trên bàn khám phụ khoa với hai chân được kê cao.
  • Bác sĩ sẽ sát trùng cơ quan sinh dục ngoài và đặt một dụng cụ (mỏ vịt) vào âm đạo để nhìn thấy cổ tử cung rõ hơn cùng với anh sáng của đèn khám.
  • Dùng vòng điện (LEEP) lấy một mẫu mô hình chóp nhỏ ra khỏi cổ tử cung. Với vòng điện có thể cầm máu vị trí vừa cắt, hoặc có thể dùng chùm laser để cầm máu. Trung bình thủ thuật này chỉ mất chừng vài phút.
  • Mẫu mô lấy ra được gửi đến phòng xét nghiệm mô bệnh học kiểm tra dưới kính hiển vi để tìm dấu hiệu ung thư (Chẩn đoán). Phương pháp này cũng là một điều trị nếu bác sĩ muốn loại bỏ tất cả các mô bệnh phát hiện từ trước.

Thủ thuật khoét chóp cổ tử cung bằng vòng điện (LEEP) điều trị ung thư cổ tử cung

Chú ý trong khi thực hiện LEEP:

  • Bạn cảm thấy đau nhói, sau đó đau âm ỉ hoặc thậm chí bị chuột rút.
  • Có khi muốn ngất đi trong quá trình thực hiện LEEP. Trong trường hợp đó, hãy thông báo với bác sĩ phẫu thuật ngay lập tức.

2.3. Điều gì xảy ra sau khi thực hiện LEEP?

Sau khi hoàn thành thủ thuật khoét chóp cổ tử cung, những dấu hiệu sau đây có thể xuất hiện:

  • Rỉ ra dịch tiết lỏng, màu hồng nhạt
  • Bị chuột rút nhẹ
  • Tiết ra chất dịch màu nâu đen (từ việc bong sẹo trên cổ tử cung)

Để cổ tử cung của bạn lành lại, có thể mất đến 04 tuần. Trong quá trình cổ tử cung lành lại, bạn không nên đặt bất cứ thứ gì vào âm đạo, chẳng hạn như tampon hoặc thụt rửa âm đạo. Ngoài ra, bạn không nên giao hợp trong suốt giai đoạn hồi phục vết thương. Bạn có thể trao đổi với bác sĩ về thời điểm an toàn để làm “chuyện ấy” trở lại.

Lưu ý, bạn nên đến bệnh viện ngay khi phát hiện bất kỳ triệu chứng nào sau đây:

  • Ra máu nhiều (nhiều hơn kinh nguyệt bình thường của bạn)
  • Ra máu có xuất hiện cục máu đông
  • Đau bụng nghiêm trọng.

2.4. Các biến chứng sau LEEP

  • Chảy máu
  • Nhiễm trùng tại chỗ
  • Trong một số ít trường hợp, cổ tử cung bị chít hẹp sau thủ thuật LEEP. Và có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt (Bế kinh), ảnh hưởng đến chu kỳ kinh của phụ nữ.
  • Về lâu dài, khi mang thai trở lại có thể bị hở eo cổ tử cung gây sinh non, chuyển dạ sớm..

Để hạn chế tối đa nguy cơ xảy ra biến chứng, bệnh nhân cần phải tuân thủ các biện pháp an toàn khi theo dõi và chăm sóc bản thân sau khi làm LEEP. Điều này cũng giúp vết thương ở cổ tử cung nhanh chóng hồi phục và hạn chế những ảnh hưởng về sau.

Chảy máu hoặc nhiễm trùng là những biến chứng có thể gặp sau khi làm phẫu thuật LEEP

  1. Tái khám sau khi khoét chóp cổ tử cung

Sau khi làm thủ thuật, bạn sẽ phải đến gặp bác sĩ sau 01 tuần và nếu bình thường sẽ khám phụ khoa định kỳ mỗi 06 tháng. Bạn sẽ được thực hiện lại các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung để chắc chắn rằng tất cả các tế bào bất thường đã biến mất hoàn toàn và đảm bảo không quay trở lại. Nếu vẫn tiếp tục phát hiện ra các mô cổ tử cung bất thường, bệnh nhân có khả năng phải điều trị tích cực hơn nữa.

Ung thư cổ tử cung đang là bệnh lý rất phổ biến trong các bệnh lý về phụ khoa. Tuy nhiên hiện nay đã có phương pháp khoét chóp cổ tử cung bằng vòng điện (LEEP), bệnh nhân có thể hoàn toàn yên tâm với ưu điểm dễ sử dụng, chi phí thấp, cầm máu tốt và đặc biệt là khả năng loại bỏ các tế bào ung thư cổ tử cung rất hiệu quả.

Mời các bạn xem Video mẫu mô sau khoét chóp tại đây:

https://youtu.be/W6kRu-anvlY

TIẾN SĨ NGUYỄN HỮU TRUNG

Trưởng khoa Phụ Sản- Bệnh viện Đại học Y Dược (cơ sở 2)

Giảng viên Đại học Y dược

Bác sĩ Bệnh viện Hùng Vương

Giám đốc chuyên môn Phòng khám Hoàng Gia- Hoang Gia Healthcare

Đăng ký khám và tư vấn:

Book

NHỮNG TRIỆU CHỨNG CỦA BỆNH PHỤ KHOA BẠN NÊN BIẾT

By on 06/10/2016

Là một người phụ nữ, chị em cần phải có những kiến thức nhất định về bệnh phụ khoa, đặc biệt là những triệu chứng bệnh phụ khoa. Việc tìm hiểu những triệu chứng của bệnh phụ khoa sẽ giúp chị em có thể sớm phát hiện được bệnh, từ đó có những biện pháp điều trị kịp thời. Vậy những triệu chứng bệnh phụ khoa? Để giải đáp vấn đề này, mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây.

“Vùng kín” của chị em là một bộ phận rất nhạy cảm nên rất dễ bị viêm nhiễm. Khi chị em vệ sinh không sạch sẽ, sử dụng những dung dịch vệ sinh không phù hợp hay mặc quần lót quá chật thì nguy cơ mắc các bệnh phụ khoa rất cao. Ngoài ra, chị em cũng có thể mắc phải bệnh viêm nhiễm phụ khoa khi có quan hệ tình dục không an toàn hoặc khi đặt vòng tránh thai…

Những bệnh phụ khoa chị em thường mắc phải bao gồm: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm lộ tuyến cổ tử cung, u xơ tử cung… Mỗi bệnh lý lại có những triệu chứng khác biệt, tuy nhiên chị em vẫn có thể nhận biết bệnh qua những triệu chứng điển hình như:

Ngứa ngáy vùng kín

Đây là triệu chứng thường gặp nhất khi chị em mắc phải bệnh phụ khoa. Tình trạng ngứa ngáy vùng kín có thể là biểu hiểu của một số bệnh lý như viêm âm đạo do nấm Candida hay do trùng roi Trichomoniasis. Ngoài ra, tình trạng ngứa ngáy này cũng có thể là do chị em bị dị ứng với các thành phần hóa chất có trong sữa tắm, xà phòng hay dung dịch vệ sinh phụ nữ…

Xuất hiện khí hư bất thường

Ở trạng thái bình thường khí hư sẽ có màu trắng trong, hơi dính, không gây ngứa và không có mùi khó chịu kèm theo. Nếu quan sát thấy khí hư của bạn khác với những đặc điểm, tính chất kể trên thì rất có thể là bạn đang mắc phải một bệnh lý phụ khoa nào đó. Ví dụ như:

  •  Khí hư ra nhiều, có màu vàng đặc giống như mủ là biểu hiện viêm âm đạo do nấm hoặc viêm phần phụ.
  •  Khí hư ra nhiều, loãng như nước thì đó là bệnh viêm tử cung
  •  Khí hư ra nhiều, có màu đục, đặc, dính như hồ là triệu chứng của bệnh viêm cổ tử cung
  •  Khí hư có màu trắng, dính nhầy, có khi loãng như nước, không có mùi là biểu hiện của bệnh u xơ tử cung hoặc viêm lộ tuyến cổ tử cung

Vùng kín bị sưng đỏ

Khi quan sát vùng kín nếu thấy có hiện tượng bị sưng lên, niêm mạc da bị tấy đỏ thì rất có thể chị em đang mắc phải một bệnh viêm nhiễm phụ khoa nào đó.

Chảy máu âm đạo bất thường

Nếu thấy âm đạo chảy máu bất thường, không trong kỳ nguyệt san thì đó có thể là dấu hiệu cho thấy chị em đang bị rối loạn hormone hoặc là triệu chứng của các bệnh về buồng trứng, u xơ tử cung, thậm chí là ung thư cổ tử cung.

Đau vùng bụng dưới

Bình thường, triệu chứng đau bụng dưới thường xuất hiện vào thời điểm trước hoặc trong những ngày hành kinh. Nếu triệu chứng này xuất hiện không nằm trong thời điểm này thì khả năng bạn bị viêm vùng chậu là rất cao.

Ngoài ra, chị em cũng có thể nhận biết bệnh viêm phụ khoa qua một số triệu chứng khác như đi tiểu có cảm giác đau buốt, đau rát khi quan hệ tình dục, xuất hiện những vết loét ở cơ quan sinh dục…

Nguồn sưu tầm

ĐẶT LỊCH KHÁM VÀ TƯ VẤN TẠI ĐÂY:

Book