X

Tính chỉ số BMI

Chiều cao: cm

Cân nặng : kg

Tính

Được thành lập từ ngày 1/10/2002, Phòng khám Hoàng Gia Healthcare không ngừng phát triển, phấn đấu trở thành địa chỉ tin cậy của các cặp vợ chồng tại Thành Phố Hồ Chí Minh và cả nước chuyên cung cấp các dịnh vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm, thụ tinh nhân tạo, trữ trứng, khám thai sản, chẩn đoán tiền sản, siêu âm tiền sản. Lấy phương châm phục vụ khách hàng bằng cả trái tim, các Bác Sĩ Phòng khám cam kết đem lại sự hài lòng cho khách hàng.

Archives

Thai nhi 15 tuần: Bé cảm nhận được ánh sáng từ bên ngoài

By on 07/06/2018

Thai nhi 15 tuần phát triển ra sao?

TS.BS NGUYỄN HỮU TRUNG

Thai nhi 15 tuần có kích thước ngày càng tăng lên nhanh chóng, nếu đo từ đầu đến mông bé dài khoảng hơn 10 cm và nặng khoảng 70g (có kích thước giống với quả táo).

Sang tuần thai này, chân của bé đang phát triển dài hơn cánh tay và bé có thể cử động tất cả các khớp chân, tay của mình. Dù mắt vẫn còn nhắm nhưng bé có thể cảm nhận được ánh sáng. Ví dụ, nếu có ánh sáng chiếu vào trong bụng bạn, bé yêu có thể di chuyển ra khỏi chùm tia sáng đó. Mặc dù chưa phân biệt được nhiều hương vị nhưng thời điểm này vị giác của bé đang hình thành và phát triển.

Thai nhi 15 tuần tiểu não của bé đã phát triển thêm một bậc. Khi bé dùng tay chạm vào mặt, đầu, miệng… là bé đã thực sự kết nối với thân thể mình.

Ngoài ra, hệ tuần hoàn và hệ bài tiết của bé đã hoàn thiện và đi vào hoạt động, dây rốn kết nối với bạn sẽ dày và chắc hơn trước nhiều. Lúc này, tim của bé chứa hơn nửa lít máu và lưu hành trong cơ thể bé.

Nếu bạn mang bầu lần 2, bạn đã có thể cảm nhận được những chuyển động rất nhẹ của bé. Tuy nhiên nếu là lần mang thai đầu tiên thì thường phải đến tuần thứ 18-20 thai kỳ người mẹ mới nhận thấy những chuyển động của thai nhi.

Cuộc sống mẹ bầu thay đổi như thế nào?

Bụng của bạn đã to lên và một hiện tượng nữa cũng có thể xảy ra với mẹ bầu đó là mũi của bạn có thể to và đỏ như quả cà chua vì sự thay đổi nội tiết tố và lưu lượng máu tăng lên.

Một số phụ nữ mang thai thường bị chảy máu cam do khối lượng máu tăng và sự mở rộng mạch máu trong mũi. Bạn cần nghỉ ngơi và thư giãn nhiều hơn nếu bạn gặp các hiện tượng nói trên bởi đây là những vấn đề khá phổ biến trong thai kỳ.

Nếu bạn đã được tư vấn thực hiện xét nghiệm chọc dò nước ối, thì rất có thể bạn sẽ được thực hiện ở tuần thai này cho đến tuần lễ thứ 20 của thai kỳ. Xét nghiệm này giúp phát hiện các rối loạn di truyền và nhiễm sắc thể.

Việc tâm trạng của bạn lên xuống thất thường cũng là chuyện bình thường. Ngay cả những người phụ nữ đảm đang, tháo vát nhất cũng nói rằng, bắt đầu từ tuần thai thứ 15, họ dễ quên, hay quên và vụng về, khó tập trung tinh thần hơn. Điều này là do sự thay đổi hormone trong cơ thể. Vì vậy, hãy cố gắng hạn chế những tình huống khiến bạn bị căng thẳng và dần làm quen với những thay đổi tâm lý của chính mình.

Kiến thức cho mẹ: Cảm nhận chuyển động của bé

Cảm nhận những chuyển động đầu tiên của thai nhi là trải nghiệm tuyệt vời nhất khi mang thai. Tuy nhiên cũng có rất nhiều thắc mắc quanh vấn đề này:

Khi nào bạn cảm thấy sự chuyển động của bé?

Bạn sẽ không cảm nhận được sự chuyển động hay những cú đạp của bé cho đến khoảng tuần thứ 15 đến 22 của thai kỳ, mặc dù bé đã bắt đầu có những cử động từ tuần thứ 7 hoặc 8.

Phụ nữ mang thai “con rạ” thường nhạy cảm và dễ nhận ra những cú đạp đầu tiên của bé hơn là phụ nữ lần đầu làm mẹ. Họ cũng dễ dàng phân biệt những cú máy của thai nhi với các triệu chứng khó chịu khác như: đầy hơi hoặc những thay đổi của cơ thể.

Vóc dáng (gầy hay đầy đặn) của người mẹ cũng ảnh hưởng đôi chút đến việc có nhạy cảm nhận ra cử động của thai nhi hay không. Những phụ nữ gầy thường cảm nhận những cử động của con tốt hơn những người phụ nữ có thân hình đầy đặn.

Cảm giác về sự chuyển động đầu tiên của bé giống gì?

Có phụ nữ mô tả, cảm giác về sự vận động đầu tiên của bé, nhẹ nhàng và êm ái như nổ một hạt bỏng ngô. Có người lại thấy giống như một con cá vàng đang bơi nhẹ nhàng…

Với những cú máy đầu tiên của bé, bạn có thể cảm thấy hơi giống cảm giác cồn cào khi đói nhưng khi những cú máy này trở nên thường xuyên hơn, bạn sẽ nhận ra sự khác biệt. Tư thế ngồi hoặc nằm giúp bạn nhận ra những cú máy dễ dàng hơn.

Khi nào bạn nên lo lắng về sự chuyển động của bé?

Mặc dù bé yêu đang di chuyển rất nhiều, nhưng có thể những cú đạp của bé chưa đủ mạnh để bạn cảm nhận được. Từ tam cá nguyệt thứ hai, những cú đá của bé sẽ trở nên mạnh mẽ hơn và bạn cũng cảm thấy chúng thường xuyên hơn. Mẹ cần theo dõi thường xuyên những chuyển động của bé và báo với bác sĩ nếu không nhận thấy những chuyển động này một cách thường xuyên.

Chuyển động ít hơn của bé trong bụng mẹ có thể báo hiệu bé đang gặp trục trặc và bạn cần được bác sĩ kiểm tra để biết tình hình sức khỏe của bé. Bắt đầu từ tam cá nguyệt thứ 3, bạn có thể tự theo dõi sức khỏe của bé bằng việc đếm những chuyển động của thai nhi mỗi ngày.

Việc mẹ cần làm khi mang thai tuần 15: Nói chuyện với bé

Trò chuyện với bé là hoạt động tuyệt vời giúp gia tăng sự gắn kết giữa mẹ và bé. Đơn giản thôi, mỗi ngày bạn chỉ cần dành một khoảng thời gian nhất định, đặt nhẹ tay lên bụng và thì thầm với bé về những việc làm trong ngày của mình, hoặc đọc cho bé nghe một câu chuyện yêu thích, hay chia sẻ những mong muốn của bạn…

Mẹ cũng nên biết rằng việc tích cực nói chuyện với bé trong thai kỳ là một trong những cách tốt nhất giúp bé phát triển các kỹ năng ngôn ngữ sau này.

TIẾN SĨ NGUYỄN HỮU TRUNG

Trưởng Phòng khám Phụ Sản- Bệnh viện Đại học Y Dược (cơ sở 2)

Trưởng Đơn vị Hậu Sản- Hậu phẫu- Bệnh viện Đại học Y Dược (cơ sở 2)

Giảng viên Đại học Y dược

Bệnh viện Hùng Vương

Giám đốc chuyên môn Phòng khám Hoàng Gia- Hoang Gia Health

ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN TẠI:

Book