X

Tính chỉ số BMI

Chiều cao: cm

Cân nặng : kg

Tính

Được thành lập từ ngày 1/10/2002, Phòng khám Hoàng Gia Healthcare không ngừng phát triển, phấn đấu trở thành địa chỉ tin cậy của các cặp vợ chồng tại Thành Phố Hồ Chí Minh và cả nước chuyên cung cấp các dịnh vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm, thụ tinh nhân tạo, trữ trứng, khám thai sản, chẩn đoán tiền sản, siêu âm tiền sản. Lấy phương châm phục vụ khách hàng bằng cả trái tim, các Bác Sĩ Phòng khám cam kết đem lại sự hài lòng cho khách hàng.

Archives

Thai nhi 14 tuần tuổi: Bé biết mút ngón tay

By on 07/06/2018

Thai nhi 14 tuần tuổi phát triển ra sao?

TS.BS NGUYỄN HỮU TRUNG

Thai nhi 14 tuần tuổi đã có thể nheo mắt, cau mày, nhăn mặt, đi tiểu và mút ngón tay cái của mình. Nhờ các xung động não, bé biết biểu cảm qua nét mặt. Cấu trúc da đầu cũng bắt đầu hình thành, mặc dù các nang tóc chưa hình thành rõ rệt. Các móng tay của bé cũng bắt đầu mọc. Tim của bé lúc này có thể bơm khoảng 25 lít máu mỗi ngày và lưu lượng máu sẽ tiếp tục tăng khi cơ thể bé lớn dần lên.

Thận của em bé bắt đầu bài tiết ra nước tiểu, và bé sẽ thải ra vào nước ối – đây sẽ là quá trình bé duy trì cho đến khi chào đời.

Bàn tay của thai nhi 14 tuần tuổi có thể nắm được và nếu nhìn qua màn hình siêu âm, bạn có thể thấy em bé đang mút ngón tay cái của mình.

Vào tuần thai này, chiều dài từ đầu đến mông của bé vào khoảng gần 9 cm, có kích thước bằng một quả chanh, và nặng hơn 40g. Cơ thể bé đang lớn nhanh hơn đầu. Vào cuối tuần này, cánh tay của bé sẽ phát triển theo chiều dài tương xứng với phần còn lại của cơ thể nhưng đôi chân vẫn còn cần thêm thời gian để phát triển dài hơn.

Cuộc sống mẹ bầu thay đổi thế nào?

Chúc mừng bạn đến với thời kỳ tam cá nguyệt thứ 2. Vào giai đoạn này, mẹ bầu sẽ tràn đầy năng lượng trở lại; ngực không còn căng tức, khó chịu; chứng buồn nôn đã giảm đáng kể (trừ một số trường hợp ngoại lệ).

Hầu hết thai phụ trong giai đoạn này ngủ ngon hơn do bụng bầu chưa quá lớn và bàng quang chưa bị chèn ép nhiều. Đây cũng là tháng thích hợp cho các hoạt động vận động như: bơi lội, đi bộ hay tập aerobic nhẹ nhàng và thậm chí là những chuyến đi chơi nhẹ nhàng.

Kiến thức cho mẹ: Bụng bầu thay đổi thế nào?

Vào tuần thai thứ 14, mẹ bầu có thể cảm thấy bụng tăng kích cỡ rõ rệt. Lý do đơn giản là bởi tử cung đang ngày càng mở rộng để chứa em bé đang phát triển từng ngày.

Mẹ cũng đừng ngạc nhiên nếu cân nặng bắt đầu tăng tốc nhanh chóng. Nếu bạn có chỉ số cân nặng BMI ở mức trung bình thì bạn nên tăng từ 0,5-0,8kg/tuần từ tuần thứ 14 này. Tuy nhiên nếu bạn quá gầy hoặc quá béo thì số cân nặng cũng cần tăng nhiều hơn hoặc ít hơn.

Việc mẹ cần làm khi mang thai tuần 14: Tìm một lớp tập thể dục trước sinh

Nếu bạn chưa tham gia một lớp tập thể dục nào hay chưa thường xuyên vận động thì bây giờ là thời điểm tốt nhất để bắt đầu tập luyện đều đặn hơn.

Tham gia một lớp thể dục trong thai kỳ không chỉ giúp tăng cường sức khỏe; giảm nguy cơ tiểu đường và tăng huyết áp thai kỳ và còn giảm nguy cơ sinh non. Ngoài ra việc tập luyện còn có tác dụng giúp quá trình sinh con diễn ra nhanh hơn; dễ sinh con tự nhiên hơn; ít phải dùng liệu pháp giảm đau khi đẻ; hồi phục sau sinh nhanh hơn… mà còn là sợi dây gắn kết mẹ và bé. Tuy nhiên độ khó của các bài tập thể dục phụ thuộc không chỉ vào sức khỏe của bạn mà còn phụ thuộc vào tình trạng của bé yêu của bạn. Nếu bạn bị những tình trạng như suy tim nặng hoặc thai nhi đang có tình trạng dễ sinh non như nhau tiền đạo, hở eo cổ tử cung… bạn cần được tư vấn bởi bác sĩ chuyên khoa phụ sản của bạn.

Một số môn thể dục mang lại nhiều lợi ích là: Yoga hoặc pilates cho bà bầu, hoặc đi bộ hay lớp khiêu vũ dành riêng cho phụ nữ có thai.

TIẾN SĨ NGUYỄN HỮU TRUNG

GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HCM

BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG

GIÁM ĐỐC CHUYÊN MÔN PHÒNG KHÁM HOÀNG GIA

ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN TẠI:

Book