X

Tính chỉ số BMI

Chiều cao: cm

Cân nặng : kg

Tính

Được thành lập từ ngày 1/10/2002, Phòng khám Hoàng Gia Healthcare không ngừng phát triển, phấn đấu trở thành địa chỉ tin cậy của các cặp vợ chồng tại Thành Phố Hồ Chí Minh và cả nước chuyên cung cấp các dịnh vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm, thụ tinh nhân tạo, trữ trứng, khám thai sản, chẩn đoán tiền sản, siêu âm tiền sản. Lấy phương châm phục vụ khách hàng bằng cả trái tim, các Bác Sĩ Phòng khám cam kết đem lại sự hài lòng cho khách hàng.

Archives

KHÁM THAI 3 THÁNG GIỮA

By on 14/04/2016

Những thay đổi của thai kỳ 3 tháng giữa

Đây là khoảng thời gian tuyệt vời nhất đối với các mẹ bầu khi cảm nhận được sự di chuyển lần đầu tiên của bé yêu trong bụng. Đó là hiện tượng thai máy, thường xảy ra ở tuần thai 16 – 20. Ở người con rạ, người mẹ thấy thai máy sớm hơn so với người con so. Ngoài ra ở giai đoạn này, hầu hết các triệu chứng khó chịu như nghén, mệt mỏi… đa phần đều đã hết. Do vậy mẹ bầu có thể ăn uống được nhiều thứ mình thích hơn, thấy dễ chịu hơn nhiều so với giai đoạn 3 tháng đầu tiên (từ lúc có thai đến khi thai đủ 13 tuần.
Tuy nhiên ở 3 tháng giữa của thai kỳ (14 đến 26 tuần), nhiều sản phụ có thể gặp tình trạng táo bón, chóng mặt và khó thở do thai lớn lên gây sức ép lên lồng ngực và phổi, ép lên các tĩnh mạch. Bên cạnh đó các vết rạn ở da bắt đầu xuất hiện ở ngực, mông, đùi.

Khám thai 3 tháng giữa là khám những gì

Lịch khám thai trong 3 tháng giữa:các thai phụ khám thai mỗi 4 tuần một lần cho đến 28 tuần. Các công việc quan trọng là siêu âm khảo sát hình thái thai nhi (siêu âm 4D) từ tuần thứ 20 đến 24, test tầm soát tiểu đường thai kỳ (OGTT) từ 24 đến 28 tuần và tiêm phòng uốn ván rốn.

Khảo sát dị tật thai nhi

Quy trình khảo sát dị tật thai nhi được thực hiện trong suốt thai kỳ. Tuy nhiên, đa phần các dị tật về mặt hình thái thai nhi sẽ được phát hiện trong giai đoạn 3 tháng giữa. Siêu âm hình thái thai nhi (siêu âm 4 chiều) là một khảo sát nhằm tìm các bất thường thai nhi về mặt cấu trúc và hình thái.

Tầm soát bệnh lý đái tháo đường

Đái tháo đường ở phụ nữ mang thai chia thành 3 loại:

  • Đái tháo đường trong thai kỳ (DIP) là đái tháo đường đã được chẩn đoán trước khi mang thai hoặc trong giai đoạn sớm của thai kỳ.
  • Đái tháo đường thai kỳ là những trường hợp người phụ nữ không bị đái tháo đường trước lúc mang thai và chỉ được chẩn đoán đoán đái tháo đường ở từ thời điểm 24 tuần trở về sau.

Test dung nạp Glucose 75 gram hiện nay được triển khai thường quy cho mọi thai phụ Việt Nam từ 24-28 tuần nhằm tầm soát đái tháo đường thai kỳ. Tuy nhiên, đối với những người phụ nữ có nguy cơ cao bị đái tháo đường thai kỳ như tiền sử gia đình có người bị đái tháo đường, béo phì, bị hội chứng buồng trứng đa nang PCOS, tiền sử sinh con to trên 4000 gram hoặc tiền sử thai chết lưu…, việc thực hiện xét nghiệm dung nạp glucose 75 gram có thể thực hiện từ rất sớm, trong 3 tháng đầu của thai kỳ nhằm phát hiện những trường hợp đái tháo đường trong thai kỳ (DIP) chưa được chẩn đoán trước lúc mang thai. Tuy nhiên, các chỉ số xác định đái tháo đường trong thai kỳ lúc này tương tự như những phụ nữ chưa mang thai (đường huyết lúc đói >126 mg/dL) chứ không phải của người đái tháo đường thai kỳ (lúc 24028 tuần).

Đa số những trường hợp đái tháo đường thai kỳ sẽ biến mất sau sinh. Tuy nhiên, một số thai phụ sẽ bị đái tháo đường type 2 về sau.

Theo dõi sự phát triển và đánh giá tình trạng sức khỏe thai nhi

Thai nhi đang phát triển như thế nào là một câu hỏi của bất kỳ bà mẹ ông bố nào khi chuẩn bị đón bé yêu chào đời. Việc theo dõi sự phát triển của thai nhi được thực hiện qua thăm khám lâm sàng của người BS chuyên khoa phụ sản (đo bề cao tử cung, vòng bụng…), siêu âm các kích thước của thai nhi (Đường kính lưỡng đỉnh, chiều dài xương đùi, đường kính ngang bụng, chu vi vòng bụng…), khảo sát Doppler mạch máu nuôi dưỡng (Động mạch rốn, Động mạch tử cung) hoặc Doppler mạch máu của bản thân thai nhi (Động mạch não giữa…).

Tiêm ngừa uốn ván

Bệnh uốn ván (tetanus) là một bệnh cấp tính do ngoại độc tố (tetanus exotoxin) của vi khuẩn uốn ván (Clostridium tetani) phát triển tại vết thương trong điều kiện yếm khí. Các triệu chứng của bệnh được biểu hiện là những cơn co cứng cơ kèm theo đau, trước tiên là các cơ nhai, cơ mặt, cơ gáy và sau đó là cơ thân. Để phòng ngừa uốn ván cho trẻ sơ sinh, theo phác đồ khám thai của bộ y tế Việt Nam, mọi phụ nữ mang thai cần được tiêm phòng uốn ván hai mũi các nhau 1 tháng. Mũi cuối cùng nên được tiêm trước khi sinh ít nhất 1 tháng.

TIẾN SĨ NGUYỄN HỮU TRUNG

Trưởng Phòng khám Phụ Sản- Bệnh viện Đại học Y Dược (cơ sở 2)

Trưởng Đơn vị Hậu Sản- Hậu phẫu- Bệnh viện Đại học Y Dược (cơ sở 2)

Giảng viên Đại học Y dược

Bệnh viện Hùng Vương

Giám đốc chuyên môn Phòng khám Hoàng Gia- Hoang Gia Health

ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN TẠI:

Book