X

Tính chỉ số BMI

Chiều cao: cm

Cân nặng : kg

Tính

Được thành lập từ ngày 1/10/2002, Phòng khám Hoàng Gia Healthcare không ngừng phát triển, phấn đấu trở thành địa chỉ tin cậy của các cặp vợ chồng tại Thành Phố Hồ Chí Minh và cả nước chuyên cung cấp các dịnh vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm, thụ tinh nhân tạo, trữ trứng, khám thai sản, chẩn đoán tiền sản, siêu âm tiền sản. Lấy phương châm phục vụ khách hàng bằng cả trái tim, các Bác Sĩ Phòng khám cam kết đem lại sự hài lòng cho khách hàng.

Archives

TUỔI DẬY THÌ – CÁC BỆNH LÝ THƯỜNG GẶP

By on 14/04/2016
Dậy thì ở bé gái đánh dấu bằng hiện tượng thấy kinh lần đầu. Từ đây bé dần trở thành thiếu nữ, rồi thành người phụ nữ trưởng thành có đầy đủ thiên chức của người phụ nữ.
Bé gái ở lứa tuổi dậy thì, cơ thể đang hoàn thiện và cũng phải đối mặt với những nguy cơ mắc bệnh phụ nữ nhiều hơn, nhất là các bệnh dưới đây.
Hội chứng tiền kinh nguyệt
Là sự phối hợp những triệu chứng tâm lý và thể chất trong vài ngày trước khi có kinh và đang trong kỳ hành kinh. Hội chứng này có biểu hiện: tăng cân, nhức đầu, mắt húp, cương vú, lo lắng, mệt mỏi, không thể tập trung tư tưởng… Mức độ nặng nhẹ khác nhau ở mỗi đối tượng và trong mỗi chu kỳ hành kinh. Nguyên nhân của hội chứng này chưa được biết rõ, nhưng có nhiều liên quan đến các hormon sinh dục.
 
Vô kinh
Có hai thể vô kinh là vô kinh thứ phát và vô kinh nguyên phát.
Vô kinh thứ phát là sự mất kinh (khoảng 4 – 6 tháng) sau khi đã có kinh rồi. Cũng có khi thấy kinh vài tháng rồi lại mất vài tháng… Nguyên nhân liên quan đến tâm lý, căng thẳng thể lực (luyện tập thể thao quá mức) hoặc rối loạn tiêu hóa…
sp5
Giai đoạn đầu của tuổi dậy thì có thể bé sẽ mắc một số bệnh lý: rong kinh, thống kinh, vô kinh…
Vô kinh nguyên phát là hiện tượng có phát triển những đặc tính giới thứ phát nhưng tới 16 tuổi, thậm chí hơn nữa vẫn không có kinh lần đầu. Những trường hợp trên cần xem có phải đã bị vô kinh nguyên phát (có thể do rối loạn nội tiết, cơ quan sinh dục nữ dị dạng hoặc kém phát triển, do sức khỏe kém và do các yếu tố tâm lý…).
Rong kinh, rong huyết
Rong kinh là hành kinh kéo dài hơn 1 tuần. Rong huyết là hiện tượng ra huyết ở bộ phận sinh dục không phải do kinh nguyệt kéo dài hơn 1 tuần. Giải thích cho tình trạng rong kinh, rong huyết này là do khi mới vào tuổi dậy thì, hoạt động của hệ nội tiết ở bé gái chưa ổn định. Có khi lượng estrogen tăng cao nhưng lại không có hiện tượng phóng noãn; progesteron không được tiết ra cân đối với estrogen. Tất cả điều đó khiến cho nội mạc tử cung dày lên mãi nhưng mạch máu không tăng trưởng kịp, không đủ máu nuôi dưỡng, bị hoại tử, bong ra từng mảng nhỏ, gây chảy máu kéo dài.
Những trường hợp bị rong kinh, rong huyết nhẹ (máu không ra nhiều và không có hiện tượng thiếu máu)thì không cần điều trị, vì sau một vài chu kỳ, khi nội tiết hoạt động ổn định, hiện tượng này sẽ hết. Trường hợp rong kinh, rong huyết ở mức độ trung bình (máu ra không nhiều, nhưng thiếu máu) thì phải dùng thuốc có chứa estrogen và progesteron giúp cho chu kỳ kinh nguyệt ổn định. Trường hợp rong kinh, rong huyết ở mức độ khá nặng (máu ra nhiều, thiếu máu) thì vẫn dùng thuốc có chứa estrogen và progesteron, nhưng dùng liều gấp đôi. Nếu rong kinh, rong huyết nặng (máu ra nhiều gây mất máu cấp tính) phải tới bệnh viện để theo dõi và tiêm estrogen hay uống estradiol để làm ngừng sự chảy máu cấp. Tất cả các trường hợp phải dùng thuốc điều trị rong kinh, rong huyết cần phải theo chỉ định của bác sĩ chuyên khoa.
Thống kinh
Là triệu chứng đau quặn từng cơn, trướng bụng dưới, nặng nề ở vùng tiểu khung kèm theo nhức đầu, đau lưng, buồn nôn khi hành kinh. Có hơn một nửa bé gái mới dậy thì bị triệu chứng này. Nguyên nhân gây thống kinh là do niêm mạc tử cung tiết ra nhiều prostaglandin trong ngày hành kinh, đặc biệt là trong 48 giờ đầu (trường hợp này gọi là thống kinh nguyên phát); do thiếu vi chất hoặc do các bệnh lý khác (gọi là thống kinh thứ phát). Thống kinh không nguy hiểm, nhưng khiến các bé thấy đau đớn, mệt mỏi, lo lắng và thiếu tự tin, ảnh hưởng tới sinh hoạt và học tập hàng ngày. Tuy nhiên, tình trạng này sẽ mất đi khi hệ nội tiết hoạt động ổn định hơn.
Thiếu máu nhược sắc
Đó là biểu hiện của chứng thiếu máu do thiếu sắt. Ở tuổi vị thành niên, nhu cầu sắt ở bé gái khoảng 2,4ml/ngày (gấp đôi bé trai). Tuy nhiên, do chế độ dinh dưỡng không cân đối, thậm chí thiếu chất, cộng với sự mất máu khi có kinh nguyệt, khiến các cô bé bị mất chất sắt. Biểu hiện dễ nhận thấy nhất là nước da xanh xao, thường xuyên mệt mỏi. Tình trạng này kéo dài sẽ dẫn tới thiếu máu. Chứng thiếu máu nhược sắc cũng có thể do các bệnh đường ruột, do bị nhiễm giun đũa, giun tóc…
sp6
Bé gái trong giai đoạn dậy thì cần được bổ sung chất dinh dưỡng và chất sắc cho cơ thể.
Để phòng tránh chứng thiếu máu nhược sắc, các bé gái cần ăn đầy đủ chất, không nên kiêng khem quá mức, không bỏ bữa, bổ sung thêm các thực phẩm giàu chất sắt và vitamin C (vì vitamin C giúp cơ thể hấp thu sắt tốt hơn) trong bữa ăn, nhất là ở giai đoạn có kinh nguyệt; tẩy giun định kỳ; giải quyết dứt điểm chứng thống kinh, rong kinh, rong huyết (nếu có). Các bé cần được bổ sung thêm viên sắt phối hợp với axit folic (rất cần cho sự phát triển của em gái giai đoạn dậy thì).

TUỔI TIỀN MÃN KINH

By on 14/04/2016

Tìm hiểu về thời kỳ tiền mãn kinh và mãn kinh. Hiểu rõ về thời kỳ tiền mãn kinh sẽ giúp giữ gìn sức khỏe và sắc đẹp cho phụ nữ.
Trong đời sống của người phụ nữ, từ lúc sinh ra cho đến tuổi xế chiều, ngoài thời kỳ dậy thì thì tiền mãn kinh, mãn kinh là giai đoạn người phụ nữ có những thay đổi về tâm sinh lý nhiều nhất.

Thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh là gì?

Tiền mãn kinh là thời kỳ trước khi dứt hẳn kinh nguyệt của người phụ nữ, có thể xảy ra rất sớm và kéo dài từ 4-5 năm, trước khi người phụ nữ bước vào giai đoạn mãn kinh hoàn toàn. Mãn kinh là thời kỳ từ khi một người phụ nữ bình thường dứt hẳn kinh nguyệt được một năm. Tiền mãn kinh thường xảy ra ở phụ nữ tuổi trung niên nhưng có thể đến sớm ở phụ nữ trẻ hơn mà bị cắt buồng trứng do bệnh lý. Trong thời kỳ tiền mãn kinh, buồng trứng bị suy yếu dần dần cho đến khi mất đi chức năng nội tiết. Khi buồng trứng không còn chức năng nội tiết, người phụ nữ sẽ ngưng hẳn kinh nguyệt và chấm dứt khả năng sinh sản của mình. Buồng trứng tiết ra hai nội tiết tố quan trọng là Estrogen và Progesteron, trong đó Estrogen có một vai trò rất quan trọng đối với cơ thể. Nó tác động lên hầu hết các cơ quan, đặc biệt là xương khớp, cơ quan sinh dục nữ, hệ thần kinh và tim mạch.

phu-nu22

Theo nhiều nghiên cứu cho thấy tuổi mãn kinh của mỗi dân tộc không phụ thuộc vào yếu tố kinh tế, xã hội, văn hóa mặc dù tuổi dậy thì lại rất phụ thuộc vào các yếu tố này, nhất là yếu tố xã hội và văn hóa. Tuổi mãn kinh của người Việt Nam là 48 – 52 tuổi, độ tuổi này không thay đổi theo vùng miền, dân tộc và tôn giáo. Còn tuổi tiền mãn kinh thì có sự khác biệt một chút. Sự sớm hay muộn của tuổi tiền mãn kinh có liên quan đến các yếu tố như: khí hậu, di truyền, tình hình kinh tế gia đình, xã hội, độ cao so với mực nước biển… Người có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, thói quen vệ sinh tốt thì tuổi tiền mãn kinh sẽ muộn hơn. Ngược lại, người có chế độ dinh dưỡng không đảm bảo trong thời gian dài, trọng lượng nhẹ, sống ở cao nguyên, nghiện thuốc lá thì tuổi tiền mãn kinh sẽ sớm hơn. Việc dùng thuốc tránh thai, có kinh sớm, chủng tộc… không ảnh hưởng đến tuổi tiền mãn kinh. Ngoài ra, tuổi tiền mãn kinh và số lần sinh đẻ của phụ nữ cũng có ảnh hưởng lẫn nhau.

Làm sao nhận biết mình bắt đầu bước vào thời kỳ tiền mãn kinh?

Các triệu chứng hay dấu hiệu cho biết người phụ nữ bắt đầu vào giai đoạn tiền mãn kinh thay đổi mỗi người mỗi khác, không ai giống ai. Dấu hiệu thường gặp là sự thay đổi của chu kỳ kinh nguyệt cũng như tính chất của kinh nguyệt. Người phụ nữ sẽ thấy tự nhiên vòng kinh thay đổi như là kinh ít, kéo dài và thưa dần, 1 tháng rưỡi, 2 tháng hoặc 3 tháng mới có kinh một lần. Có phụ nữ thì bị rong kinh, cường kinh hoặc là băng kinh. Dạng này thì thường nguy hiểm, gây rắc rối nhiều hơn dạng kinh thưa dần.

Ngoài dấu hiệu phổ biến là thay đổi chu kỳ cũng như tính chất khác của kinh nguyệt thì còn có những dấu hiệu khác cũng gây nhiều khó chịu và ảnh hưởng đến sinh hoạt, công việc hàng ngày của người phụ nữ như:

  • Mất ngủ, khó ngủ, ngủ không ngon hay rối loạn giấc ngủ.
  • Thay đổi tính tình, thay đổi tâm lý, tình cảm, dễ xúc động, hay khóc hay giận hờn, lo lắng, cáu gắt, mất bình tĩnh…
  • Rối loạn vận mạch biểu hiện bằng: nóng bừng mặt hay xuất hiện cơn bốc hỏa, toát mồ hôi, hồi hộp, đánh trống ngực…
  • Đau nhức cơ, xương khớp.
  • Tăng cân, béo phì do rối loạn chuyển hóa chất mỡ.
  • Rối loạn ham muốn tình dục, rối loạn khoái cảm với biểu hiện có người thì giảm ham muốn, có người thì tăng ham muốn nhưng thường thì giảm khoái cảm xuất hiện nhiều hơn và khó đạt cực khoái hơn.
  • Xuất hiện lão hóa da, tóc bạc màu và dễ rụng, gãy.
  • Xuất hiện các rối loạn chuyển hóa như: cao huyết áp, đái tháo đường, bệnh tim mạch…
  • Có nguy cơ xuất hiện các bệnh lý của ung thư đường sinh dục nữ như: ung thư vú, cổ tử cung, tử cung và buồng trứng.
Thời kỳ mãn kinh ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe người phụ nữ?

Bước vào thời kỳ mãn kinh, người phụ nữ sẽ dứt hẳn kinh nguyệt, các dấu hiệu khó chịu ở thời kỳ tiền mãn kinh mất đi, nhưng có thể sẽ có những thay đổi bất lợi sau:

  • Vóc dáng: cột sống thay đổi làm thay đổi tư thế: lưng ngày càng còng xuống, bụng chảy xệ, các cơ trở nên mềm nhão, da trở nên nhăn nheo, kém và mất đàn hồi, tóc ngày càng bạc trắng.
  • Bệnh loãng xương, dễ gãy xương thường là xương đùi và xương cổ tay.
  • Nhức mỏi cơ xương khớp.
  • Cơ quan sinh dục ngoài và trong đều bị teo nhỏ lại, giảm ham muốn hoạt động tình dục do niêm mạc âm đạo teo, khô, dễ trầy sướt và chảy máu. Sa sinh dục do cơ, dây chằng vùng chậu bị nhão hơn.
  • Xuất hiện nhiễm trùng đường tiểu do nội tiết, người phụ nữ có biểu hiện tiểu lắt nhắt nhiều lần, tiểu không kiểm soát.
  • Tim mạch: xơ cứng thành mạch, chủ yếu là tăng nguy cơ bệnh mạch vành hay nhồi máu cơ tim.
  • Các ung thư đường sinh dục nữ cũng vẫn còn là mối lo ngại mặc dù tỷ lệ có giảm đi ở lứa tuổi này.
Làm gì để giữ gìn sức khỏe, phòng ngừa các rối loạn hoặc các bệnh lý thời kỳ tiền mãn kinh, mãn kinh?

Tiền mãn kinh và mãn kinh là hai giai đoạn phát triển bình thường của cuộc sống người phụ nữ mà ai cũng phải trải qua. Có người giai đoạn tiền mãn kinh ngắn, qua đi nhẹ nhàng êm ả nhưng cũng có người giai này xảy ra sớm, kéo dài gây rất nhiều sự khó chịu ảnh hưởng đến sức khỏe, việc làm, gia đình và hạnh phúc.

Như đã nói trên, tuổi mãn kinh không thay đổi nhưng tuổi tiền mãn kinh lại rất khác nhau. Vì vậy, để giai đoạn tiền mãn kinh ngắn ngủi, nhẹ nhàng người ta khuyên nên chuẩn bị từ lúc còn trẻ bằng một chế độ ăn uống hợp lý, tập thể dục, duy trì một lối sống lành mạnh…

Rất nhiều phụ nữ bước vào tuổi tiền mãn kinh mặc dù không phải chịu sức ép của công việc, gánh nặng gia đình, nhưng lại có nhiều lo lắng khi một số đặc trưng của sự lão hóa sớm bắt đầu xuất hiện. Sự lão hóa này là sự thay đổi tự nhiên do các bộ phận trong cơ thể suy giảm dần chức năng. Vì vậy, người phụ nữ ở vào thời kỳ này nên giữ được thái độ lạc quan để giúp cho tinh thần tốt, tư duy nhẹ nhàng. Người phụ nữ cũng cần tạo cho mình có một cuộc sống với môi trường vui tươi, thoải mái, tránh những lo âu phiền muộn, xây dựng một kế hoạch làm việc thật khoa học để không ngoài mục đích bảo vệ sức khỏe.

Về mặt dinh dưỡng: phụ nữ cần một chế độ dinh dưỡng tốt ngay khi bước vào giai đoạn tiền mãn kinh bằng cách ăn uống đầy đủ, cân đối các chất. Cân bằng chế độ dinh dưỡng, ăn uống đầy đủ các chất bằng cách ăn cơm gạo trắng thường ngày có xen lẫn gạo lức để bổ sung nhiều vitamin nhóm B. Ngoài ra, cần bổ sung lượng can – xi có trong sữa, trứng, yaourt giúp làm giảm thay đổi tính khí, đau đầu. Ăn nhiều trái cây, rau quả để tăng lượng magnesium, qua đó tăng lượng serotonin giúp giảm stress. Nên ăn dưa hấu để cung cấp một phần chất xơ và nước sẽ giúp cơ thể chống được táo bón và đặc biệt là để cung cấp một lượng nước cho cơ thể. Tránh các thức ăn có nhiều mỡ, muối, dùng nhiều thức ăn giàu kali như cam, quýt, chuối, tránh các chất kích thích như rượu, bia, cà phê, thuốc lá. Đặc biệt là nên bổ sung các thực phẩm giàu estrogen tự nhiên từ các loài thực vật như: đậu nành (đậu tương) và các thực phẩm được chế biến từ mầm đậu nành.

Thường xuyên tập thể dục thể thao như: khiêu vũ, yoga… để duy trì sự dẻo dai của hệ xương cơ và giúp máu tuần hoàn đều khắp cơ thể. Thể dục với các bài tập phù hợp sẽ giúp duy trì vóc dáng gọn gàng, giúp tinh thần minh mẫn, lạc quan.

Một điều nữa mà phụ nữ cũng phải chú ý là việc đi khám phụ khoa định kì mỗi 6 tháng một lần để phát hiện và xử trí sớm các bệnh phụ khoa, trong đó có ung thư.

THUỐC TRÁNH THAI ĐƯỜNG UỐNG LOẠI PHỐI HỢP

By on 14/04/2016

Thuốc tránh thai đường uống có nhều loại. Về cơ bản, thuốc tránh thai đường uống chia làm hai loại:

  • Thuốc tránh thai đường uống loại phối hợp (thành phần thuốc chứa hai loại nội tiết tố sinh dục nữ là Estrogen và Progestin)
  • Thuốc tránh thai đường uống chỉ chứa một loại nội tiết sinh dục nữ là Progestin.

Bài này chỉ đề cập đến thuốc tránh thai đường uống phối hợp

Thuốc tránh thai đường uống loại phối hợp  là thuốc được đưa vào cơ thể nhằm mục đích ngăn cản sự rụng trứng.
Ngoài tác dụng tránh thai, viên tránh thai còn có tác dụng như: Điều hoà chu kỳ kinh nguyệt, điều trị đau bụng kinh do ức chế phóng noãn, giảm lượng máu kinh và rong kinh.

Tác dụng phụ có thể gặp khi uống thuốc tránh thai như:

  • Rối loạn chuyển hoá đường, muối, nên có thể gây tăng cân nhẹ, tăng huyết áp, tăng đường máu khi uống,
  • có thể tăng acide mật nên có nguy cơ sỏi thận, tăng cholesterol và triglyceride, tăng đông máu, buồn nôn, nôn, nhức đầu, căng vú, nám da mặt, khô âm đạo, nặng chi dưới do ứ nước.
  •  Tai biến nặng hiếm gặp như: Cẩn thận với các khối u ở vú, làm xuất hiện u gan và u mạch máu gan, nhất là với những viên kế tiếp.

Những trường hợp có thể dùng được thuốc tránh thai:
Chỉ định cho mọi phụ nữ trong lứa tuổi sinh sản muốn áp dụng viên tránh thai mà không có các chống chỉ định của phương pháp này.

Những trường hợp không nên dùng thuốc tránh thai đường uống:
Những người có tiền sử huyết khối, tăng lipide máu, mắc các bệnh tim mạch, tăng huyết áp, bệnh đái tháo đường tuýp 1,2 các bệnh lý của gan, ung thư lệ thuộc nội tiết (nội mạc tử cung, vú), nghiện thuốc lá nặng, người có bệnh tâm thần, béo phì, cường giáp trạng, goutte.

Những điều cần chú ý:
-Khi muốn có thai trở lại, nên ngưng thuốc trước ít nhất 1 tháng, 
– Nếu quên 1 viên thuốc thì phải nên uống bù vào sáng sớm hôm sau, ngay lúc nhớ ra và uống viên thuốc của ngày hôm đó theo lịch.
– Vẫn có những trường hợp tránh thai thất bại khi dùng thuốc. Do đó, nếu thấy trễ kinh thì nên dừng thuốc và kiểm tra xem mình có thai hay không?

TS.BS NGUYỄN HỮU TRUNG

Gíam đốc chuyên môn Phòng Khám Hoàng Gia

Giảng viên Đại học Y Dược TP HCM.

ĐẶT LỊCH KHÁM VÀ TƯ VẤN:

Book

QUE CẤY TRÁNH THAI

By on 14/04/2016

Que cấy là phương pháp tránh thai dùng một hay các que nhỏ như que diêm chứa hormone progesterone cấy vào dưới da. Sau khi được đưa vào cùng da dưới cánh tay, các que cấy sẽ phóng thích dần dần lượng hormone vào cơ thể tạo ra tác dụng ngừa thai kéo dài có thể lên đến 5 năm. Hormone sử dụng trong que cấy tránh thai là progesterone : levonorgestrel hay etonogestrel. Số lượng que cấy có thể từ 1 đến 6 que tùy loại.

– Trên thị trường Việt Nam hiện tại, chỉ có một loại que cấy duy nhất có tên là Implanon, gồm 1 que, có tác dụng tránh trai trong 3 năm
SP QUE

Hiệu quả tránh thai

Điều đầu tiên cần phải đề cập đến là hiệu quả ngừa thai thực sự ấn tượng của Implanon: 99.95%,  Tỷ lệ này gần như tương đương với phương pháp triệt sản nữ. Khả năng thụ thai của người phụ nữ sau khi tháo que Implanon sẽ hồi phục hoàn toàn.

Cơ chế tác dụng
Cũng như các biện pháp tránh thai có progesterone khác, que Implanon hoạt động dựa trên 2 cơ chế chính:

1. Làm đặc chất nhầy cổ tử cung, ngăn không cho tinh trùng xâm nhập buồng tử cung.

2. Ngăn sự rụng trứng (ở hơn phân nửa các chu kỳ).

Khả năng có thai trở lại

Sau khi rút que cấy, khả năng có thai lại của  người phụ nữ được hồi phục nhanh chóng và hoàn toàn.

Có thể lấy que cấy bất cứ khi nào bạn muốn.

Nếu bạn muốn có thai trở lại, hãy đến cơ sở y tế, nhân viên y tế sẽ lấy que cấy ra cho bạn.

SP QUE.2

Tác dụng phụ

Cũng như các biện pháp tránh thai có chứa hormone, Implanon có thể tạo ra sự thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt.

Trong vài tháng đầu triệu chứng có thể xảy ra là ra kinh ít hơn, ngắn hơn hay rong kinh >8 ngày, rong huyết, không có kinh. Sau 1 năm thì Implanon thường hay gây vô kinh.

Các triệu chứng khác ít gặp hơn như đau đầu, chóng mặt, căng ngực, buồn nôn … Các triệu chứng này thường thoáng qua hay giảm đi theo thời gian.

Ưu điểm của Implanon

Đối tượng sử dụng của Implanon là rất rộng:

  • Các bà mẹ đang cho con bú,
  • phụ nữ trên 40 tuổi,
  • người có u xơ tử cung có thể sử dụng Implanon an toàn.
  • Các bà mẹ sau sinh, tốt nhất nên đợi trẻ hơn 6 tuần tuổi mới bắt đầu sử dụng que cấy.
  • Các trường hợp có yếu tố nguy cơ cho tim mạch như hút thuốc lá, béo phì, tiểu đường hay cả bệnh nhân cao huyết áp đều có thể dùng Implanon.
Implanon chỉ đặt 1 lần duy nhất, chỉ với 1 que cấy, không yêu cầu người sử dụng phải tuân thủ. Không phải uống thuốc mỗi ngày hay phải chuẩn bị trước mỗi lần quan hệ, Implanon cũng không ảnh hưởng đến quan hệ tình dục.

Nhược điểm

Có thể gây rong kinh trong vài tháng đầu.

Vấn đề vô kinh khi sử dụng Implanon

Sau 1 năm sử dụng, Implanon hay gây ra tình trạng vô kinh.
Tùy theo quan niệm của mỗi người mà đây có thể là ưu điểm hay là nhược điểm của que cấy này. Đối với một số người thì việc không ra máu kinh hàng tháng của một phụ nữ là chuyện “bất thường”, không hợp với tự nhiên. Thực ra giai đoạn vô kinh này không là bệnh lý, máu kinh không hề tích tụ trong cơ thể. Nếu một phụ nữ ra máu ít hay không ra máu kinh thì điều này có lợi cho sức khỏe, ngăn ngừa tình trạng thiếu máu thiếu sắt hay gặp ở phụ nữ hay không hạn chế họ trong các hoạt động vui chơi. Do đó không nên xem vấn đề này là một bất lợi khi cân nhắc sử dụng Implanon.

Các trường hợp cần thận trọng

– Cho trẻ bú dưới 6 tuần sau sanh.

– Có huyết khối tĩnh mạch sâu ở chân hay phổi.

– Xuất huyết âm đạo chưa giải thích được.

– Ung thư vú hay có tiền căn ung thư vú.

– Đang có bệnh lý gan nặng.

– Đang sử dụng thuốc chống động kinh hay thuốc điều trị lao (rifampicin).

Mỗi trường hợp có những mức độ nặng nhẹ khác nhau để cân nhắc sử dụng Implanon nhưng thông thường nếu gặp các trường hợp này nên dùng biện pháp tránh thai khác.

Kết luận

Que cấy ngừa thai là một biện pháp tránh thai hiện đại, có hiệu quả rất cao. Que cấy này có thể áp dụng cho rất nhiều đối tượng có nhu cầu ngừa thai.
TS.BS NGUYỄN HỮU TRUNG
Gíam đốc chuyên môn Phòng khám Hoàng Gia
Giảng viên Đại học Y Dược TP HCM
http://sanphu.com/book/

ĐẶT VÒNG TRÁNH THAI

By on 14/04/2016
Vòng tránh thai hay còn gọi là dụng cụ tử cung (IUD) là một trong những phương pháp tránh thai được sử dụng lâu đời nay, với ưu điểm dễ sử dụng, ít tốn kém và có hiệu quả tránh thai lên đến 95-97%
Tác dụng tránh thai như thế nào?

Vòng tránh thai (hay còn được gọi là dụng cụ tử cung- IUD) là một dụng cụ bằng nhựa hình chữ T được đặt vào trong lòng tử cung của bạn. Vòng tránh thai có tác dụng gây phản ứng viêm trong lòng tử cung, ngăn không trứng (nếu có thụ tinh) làm tổ trong tử cung và phát triển thành bào thai. Vòng tránh thai không làm ảnh hưởng đến quá trình giao hợp của bạn.

Đặt vòng vào thời điểm nào?

Vòng tránh thai có thể đặt bất kỳ lúc nào, miễn sao người phụ nữ không phải đang có thai hoặc nhi ngờ có thai. Thời gian đặt vòng tốt nhất là khi đang hành kinh vào những ngày cuối cùng.

Đối với phụ nữ sau khi sinh thường, thời điểm đặt sau 6 tuần lễ, đây là thời điểm xong giai đoạn hậu sản. Tuy nhiên, để giảm tai biến của thủ thuật trong giai đoạn này, người phụ nữ nên đặt vòng tránh thai sau sinh 3-4 tháng.

Đối với những phụ nữ sau khi hút thai, sau khi uống thuốc bỏ thai, sau khi sảy thai chúng ta nên chờ đợi vào chu kì kinh đầu tiên rồi sẽ đặt vòng tránh thai, vì đã xác định được trong buồng tử cung đã sạch và chu kì kinh của người phụ nữ đã trở về bình thường.

vogtranhthai1_SP

Những lưu ý
Sau khi đặt vòng tránh thai (ĐVTT) chúng ta cần thực hiện theo sự chỉ dẫn của thầy thuốc: Cần được hướng dẫn uống thuốc kháng sinh chống nhiễm trùng và thuốc giảm đau chống co thắt, trong vòng từ 5-7 ngày.
Trong tuần đầu tiên người phụ nữ cần được hạn chế vận động mạnh để cho vòng tránh thai từ từ được định vị ổn định trong buồng tử cung, không nên đi lại nhiều và không nên mang vác nặng. Bình thường sau khi đặt vòng tránh thai, có cảm giác đau bụng nhẹ, ra huyết âm đạo khoảng 4-7 ngày thì hết dấu hiệu trên.
Thời gian tái khám lại sau đặt vòng theo phác đồ là 1 tuần, 1 tháng, 6 tháng sau.
Đặt vòng tránh thai là phương pháp tránh thai có thể phục hồi, nghĩa là khi lấy vòng ra thì lại có thể có thai một cách dễ dàng. Khi dùng phương pháp này cả hai vợ chồng đều yên tâm, không phải thực hiện một biện pháp tráng thai nào nữa.
Dấu hiệu cần tái khám ngay
Phụ nữ thấy sau khi đặt vòng tránh thai thấy đau bụng ngày càng nhiều, cảm giác đau chói khi ấn vào bụng dưới, ra huyết âm đạo nhiều và kéo dài. Ngoài ra kèm thêm các dấu hiệu khác như sốt, tiểu gắt buốt, khi quan hệ thì đau thì người phụ nữ cần đi khám sớm.
Những chỉ định tháo vòng ra ngay khi : chảy máu nhiều, đau bụng dưới nhiều, viêm nhiễm vùng chậu.
Những trường hợp cần tháo vòng khác như: muốn có thai lại, muốn áp dụng biện pháp ngừa thai khác, vòng tránh thai đã hết hạn sử dụng, có thai trong lúc mang vòng tránh thai ở tử cung. Trong trường hợp này tùy vị trí của vòng mà lấy vòng ra như vòng tụt thấp ở cổ tử cung. Nếu vòng tránh thai ở trên cao trong buồng tử cung thì vẫn có thể  tiếp tục để vòng và dưỡng thai tiếp túc vì thai nhi có thể phát triển một cách bình thường. Tuy nhiên, cần ghi nhớ thai nhi có nguy cơ bị sẩy thai hoặc sinh non so với những trường hợp bình thường khác.
Đối tượng không nên đặt vòng tránh thai

Chị em nếu bị viêm nhiễm đường sinh dục cấp chưa điều trị khỏi, phụ nữ mắc các bệnh lây truyền đường tình dục, chị em từng bị thai ngoài tử cung, có biểu hiện rong kinh, rong huyết chưa rõ nguyên nhân, tử cung bị dị dạng, người có thai hoăc nghi ngờ có thai, hay chị em mắc các bệnh lý van tim, hoặc mẫn cảm với chất đồng… thì không nên áp dụng biện pháp tránh thai này.

Cách sử trí các tác dụng ngoài ý muốn

Đau bụng dưới: thông thường sau khi ĐVTT có dấu hiệu đau trằn bụng dưới do phản ứng của vật lạ với cơ thể. Triệu chứng này sẽ giảm khi ta dùng thuốc giảm đau chống co thắt.

Trong trường hợp đau nhiều do vòng cỡ quá to, đặt không đúng vị trí, nhiễm trùng. Cần phải xác định để xử trí thích hợp.
Ra huyết âm đạo kéo dài: bình thường ĐVTT sau 5-7 ngày là hết ra huyết âm đạo. Trường hợp kéo dài trên 1 tuần , siêu âm vòng đúng vị trí, ta có thể phối hợp theo thuốc cầm máu như:transamin, adona…có thể phối hợp thêm viên tránh thai trong vòng 2-3 chu kì đầu, trường hợp người đặt vòng mong muốn. Sau 2 tuần tình trạng ra huyết nhiều nên tháo vòng và áp dụng phương pháp ngừa thai khác.
Viêm nhiễm đường sinh dục: sau khi đặt có biểu hiện đau vùng hạ vị, sốt và ra huyết âm đạo hôi. Cần dùng thuốc kháng sinh liều cao và tháo vòng.
Một số biến chứng khác: vòng rơi vào ổ bụng, đặt vòng vẫn có thể có thai ngoài tử cung nhưng tỉ lệ rất thấp.
Đặt vòng tránh thai là một trong những phương pháp được áp dụng rộng rãi ở người phụ nữ Việt Nam. Đặc biệt là những phụ nữ có ít quỹ thời gian chăm sóc bản thân, những người ngại uống thuốc hay quên uống thuốc, những phụ nữ có hiểu biết giới hạn.. thì biện pháp đặt vòng tránh thai là sự lựa chọn tốt hơn cả.
Đặt vòng tránh thai sau khi sinh

vogtranhthai2SP
Vòng tránh thai có hai loại: chứa đồng và loại chứa levonorgestrel. Vòng tránh thai có tác dụng 5 -10 năm, không ảnh hưởng sữa mẹ. Nhược điểm của phương pháp này là không phòng tránh được các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.

Thời điểm đặt vòng tránh thai là vào ngày thứ 3 hoặc 4 của kỳ đèn đỏ. Các mẹ cần lưu ý không nên đặt vòng tránh thai ngay sau sinh nở. Hãy chờ cho tử cung được hồi phục và trở lại kích thước bình thường. Nếu không, khi cổ tử cung còn mở hoặc giãn rộng thì vòng tránh thai có thể bị rơi ra ngoài. Nên đặt vòng tránh thai trong khoảng 4 – 6 tuần sau sinh (lâu hơn càng tốt). Nếu sinh mổ, nên chờ 6 tháng mới đặt.
Khi sử dụng phương pháp này, các mẹ cần hết sức cẩn thận để tránh bị rơi vòng tránh thai và có thai ngoài ý muốn. Nếu cảm thấy bất cứ vấn đề gì bất ổn về sức khỏe sau khi đặt vòng tránh thai, cần tháo vòng ra ngay.
Những lưu ý trên đây sẽ giúp các bạn hiểu rõ những điều cần phải biết khi đặt vòng tránh thai rồi nhé. Hãy chọn cho mình những phương pháp tránh thai an toàn nhé.
Tác dụng phụ có thể xảy ra
Bên cạnh những ưu điểm tránh thai nổi trội thì vòng tránh thai cũng có những hạn chế nhất định như sau:
Ảnh hưởng tới chu kỳ kinh nguyệt: Một trong những rắc rối thường gặp khi đặt vòng tránh thai là chị em thường phải đối diện với chu kỳ kinh nguyệt không đều, hoặc chu kỳ kéo dài và ra nhiều máu hơn. Đi kèm đó là những cơn đau bụng kinh.
Có thể gây thủng tử cung khi đặt vòng tránh thai: Trong quá trình đưa vòng vào cổ tử cung, nếu làm sai thủ thuật có thể dẫn đến thủng tử cung, gây chảy máu và các biến chứng nguy hiểm khác.
Vòng có thể bị tuột ra ngoài: Với những phụ nữ vừa mới sinh, nếu đặt vòng ngay có thể xảy ra hiện tượng vòng bị đẩy ra ngoài. Nguyên nhân là do sau sinh tử cung của người phụ nữ đang co bóp mạnh để phục hồi lại trạng thái ban đầu và hoạt động co bóp sẽ khiến vòng tránh thai bị tác động, bị đẩy lùi ra ngoài.
Làm rối loạn nội tiết tố: Vòng tránh thai nếu là loại có chứa nội tiết tố (Mirena) có thể làm bạn bị rối loạn nội tiết tố dẫn đến hiện tượng buồn nôn, đau đầu, mọc nhiều mụn, đau tức ngực và thay đổi tâm trạng bất thường.
Vẫn có thể có thai ngoài ý muốn: Có một số trường hợp khi đặt vòng tránh thai vẫn có thể có thai ngoài ý muốn.

Có thai ngoài tử cung: Một số khác khi đặt vòng tránh thai những vẫn có thai ngoài tử cung. Tuy nhiên tỷ lệ này không đáng kể.

TS.BS NGUYỄN HỮU TRUNG
Giám đốc chuyên môn Phòng Khám Hoàng Gia
Giảng viên Đại học Y Dược TP HCM.
http://sanphu.com/book/