X

Tính chỉ số BMI

Chiều cao: cm

Cân nặng : kg

Tính

Được thành lập từ ngày 1/10/2002, Phòng khám Hoàng Gia Healthcare không ngừng phát triển, phấn đấu trở thành địa chỉ tin cậy của các cặp vợ chồng tại Thành Phố Hồ Chí Minh và cả nước chuyên cung cấp các dịnh vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm, thụ tinh nhân tạo, trữ trứng, khám thai sản, chẩn đoán tiền sản, siêu âm tiền sản. Lấy phương châm phục vụ khách hàng bằng cả trái tim, các Bác Sĩ Phòng khám cam kết đem lại sự hài lòng cho khách hàng.

Archives

CYTOMEGALOVIRUS VÀ THAI KỲ

By on 27/05/2016

1. Định nghĩa:

Virus Cytomegalo (CMV) là loại virus thuộc nhóm Herpes, tên gọi từ tế bào bị nhiễm virus phồng to lên. Đây là tác nhân có thể gây nhiều bệnh cho mọi nhóm tuổi, từ những bất thường bẩm sinh đến các rối loạn bệnh lý, đặc biệt ở  người suy giảm miễn dịch.

2. Sự lây truyền và dịch tễ:

– CMV có mặt ở khắp nơi trên thế giới, chỉ gây dịch nhỏ. Cuộc sống cộng đồng và vệ sinh cá nhân kém là điều kiện thuận lợi cho sự lây truyền bệnh; khoảng 1% sơ sinh nhiễm CMV, tỉ lệ này cao hơn ở các nước đang phát triển.

– CMV có thể hiện diện trong sữa mẹ, nước miếng, phân người và nước tiểu. Sự lây truyền theo nhiều kiểu khác nhau. Nhiễm ở tuổi chu sinh và trẻ em nhỏ xảy ra rất thường xuyên. Giai đoạn sớm thì truyền qua nhau thai, trong lúc sinh và trong sữa mẹ. Ở trẻ nhỏ thì truyền qua nước bọt. Lúc lớn thì truyền qua đường sinh dục, CMV hiện diện âm thầm trong tinh dịch và dịch tiết cổ tử cung. Nó cũng truyền qua đường máu hoặc ghép cơ quan. 80% người lớn có kháng thể.

– Khoảng 40-80 % người lớn bị nhiễm CMV tại Hoa Kỳ trước tuổi 40. Ở các nước đang phát triển tỉ lệ này cao đến 90 %.

3. Tính chất:

CMV có tính đặc hiệu loài và tế bào, về cấu trúc và hình dạng tương tự như những herpesvirus khác, nhưng CMV chỉ có đơn độc 1 serotýp .

Virus thường ẩn trong nguyên bào sợi để phân chia và tăng trưởng, được phân lập từ tế bào biểu mô ký chủ và tạo nhiều thể vùi.


4. Sinh bệnh học:

– Người là ký chủ tự nhiên. Lây truyền từ người sang người. Dòng CMV động vật không gây bệnh cho người. Đa số người bị nhiễm phát hiện được nhờ xét nghiệm.

– Tỉ lệ mắc tăng lên ở những người nhận cơ quan ghép, hóa trị trong ung thư… Biến chứng thường gặp là viêm phổi, đặc biệt viêm phổi kẽ.

– Một khi đã bị nhiễm thì người bệnh sẽ mang CMV suốt đời dù cho không có triệu chứng. CMV thường ngủ yên trong tế bào bạch cầu, sự tái hoạt CMV có thể xảy ra khi các tế bào miễn dịch  Lympho T bị suy yếu, do bệnh như nhiễm HIV hoặc sử dụng thuốc ức chế miễn dịch.

– Trong trường hợp bệnh lan tỏa có thể tìm thấy CMV ở nhiều cơ quan, do sự lan tỏa của các đại bào chứa thể vùi nhưng số lượng đại bào không phản ánh được sự rối loạn chức năng của các cơ quan bị nhiễm.

5. Bệnh học:

Nhiễm CMV ở người lớn và trẻ em lớn:

Nhiễm CMV gây ra Hội chứng tăng bạch cầu đơn nhân nhiễm trùng. Thời gian ủ bệnh 20 – 60 ngày, xuất hiện triệu chứng bệnh sau 2 –  6 tuần với các triệu chứng: sốt kéo dài, đôi khi lạnh run, suy yếu, khó chịu; đau cơ, lách to, viêm họng xuất tiết và viêm hạch ở cổ;…bất thường chức năng gan và bệnh lý lympho bào. Bệnh thường nhẹ, hầu hết bệnh nhân hồi phục không di chứng nhưng viêm gan cận lâm sàng lại thường gặp. Rất hiếm khi nhiễm CMV đưa đến tử vong, trừ các trường hợp bệnh nhân bị suy giảm miễn dịch. Đặc biệt ở bệnh nhân được ghép thận, ghép tủy bị đè nén miễn dịch để lại biến chứng viêm phổi mô kẽ với tỷ lệ cao.

Nhiễm CMV chu sinh:

– Trẻ sơ sinh có thể bị nhiễm CMV trong lúc sinh khi ngang qua âm đạo hoặc nhiễm sau sinh khi bú sữa mẹ hay do tiếp xúc với các dịch tiết khác của mẹ. 40 – 60 % trẻ sơ sinh bú mẹ hơn một tháng mà mẹ có huyết thanh dương tính với CMV sẽ bị lây nhiễm.

– Đa số các trẻ này đều không có triệu chứng, một số trẻ có thể có triệu chứng viêm phổi kẽ kéo dài. Một số triệu chứng khác hay gặp như cân nặng lúc sinh thấp, viêm hạch, nổi mẩn, viêm gan, tế bào lympho tăng và thiếu máu.

– CMV có khả năng được thải không liên tục từ hầu họng và nước tiểu trong nhiều tháng, thậm chí nhiều năm.

Nhiễm CMV bẩm sinh:

– Trẻ nhiễm virus trong thời kỳ thai nghén gây bệnh thể vùi tế bào khổng lồ. Tế bào khổng lồ được tạo thành gọi là Cytomegalo, có nhiều nhân nổi bật, nhiều thể vùi trong nhân. Nhiều cơ quan cũng bị nhiễm dẫn đến bất thường bẩm sinh.

– Hầu như chỉ những thai nhi có mẹ bị nhiễm CMV lần đầu trong khi mang thai mới có triệu chứng lâm sàng.

– Thai nhi có nhiều dạng biểu hiện lâm sàng từ không có triệu chứng đến thể nặng và lan rộng toàn thân. Một số triệu chứng như đốm mảng xuất huyết, gan, lách to, vàng da (60-80%), teo não và đầu nhỏ, nhu mô não bị vôi hóa, chậm phát triển trong tử cung(30-50%), thoát vị bẹn và viêm võng mạc ít thấy hơn.

Xét nghiệm cận lâm sàng: men gan tăng, tiểu cầu giảm, bilirubin cao, tán huyết, protein trong dịch não tủy cao.

Tiên lượng xấu: tỉ lệ tử vong 20 – 30% , nếu còn sống sót có thể dẫn đến trì trệ tâm thần ở trẻ và điếc khi lớn lên. Gần như các trường hợp CMV bẩm sinh không có triệu chứng lâm sàng rõ rệt và sau này, 5-25% sẽ bị chậm phát triển tâm thần, mù, răng hỏng bất thường.

6. Chẩn đoán:

Các xét nghiệm giúp chẩn đoán xác định nhiễm CMV: phân lập siêu vi CMV, tìm kháng thể – kháng nguyên CMV, thử nghiệm PCR tìm CMV-DNA hoặc quan sát trực tiếp bằng kính hiển vi điện tử.

Phân lập virus:
– Bệnh phẩm: nước rửa họng, nước tiểu.

– Cấy bệnh phẩm vào tế bào và quan sát sự thay đổi tế bào sau 1-2 tuần lễ sẽ cho hình ảnh tế bào bị phồng to chứa nhiều thể vùi trong nhân tế bào.

– Do sự hủy hoại tế bào xảy ra chậm (1-2 tuần) nên khuyết điểm của phương pháp này là thời gian đọc kết quả lâu.

– Phân lập virus kết hợp với chuyển đổi huyết thanh là phương pháp tốt nhất để chẩn đoán sơ nhiễm CMV ở người bình thường.

Chẩn đoán huyết thanh học:
– Thử nghiệm trung hòa, miễn dịch huỳnh quang tìm kháng thể rất hữu ích trong chẩn đoán các trường hợp nhiễm trùng bẩm sinh nhưng không có biểu hiện lâm sàng.

– Kháng thể đặc hiệu chống virus Cytomegalo là IgM, IgA và IgG. Kháng thể có trong sữa mẹ không ngăn chặn được sự lây truyền từ mẹ sang con và hạn chế được sự trầm trọng của bệnh.

– Khi nhiễm CMV thì mang IgG dương tính suốt đời

7. Phòng bệnh:

– Hiện vẫn chưa có vaccine dự phòng CMV.

– Sàng lọc kĩ máu trước khi truyền máu, sàng lọc tủy xương tạng ghép trước khi đưa vào người nhận

– Trẻ bị bệnh thể vùi tế bào khổng lồ thải virus qua nước tiểu phải cách ly với những trẻ khác.

– Có thể sử dụng CMV-globulin miễn dịch tiêm để hạn chế bớt các trường hợp nhiễm khi ghép tạng hoặc dự phòng nhiễm cho các bé có mẹ nhiễm tiên phát CMV trong lúc mang thai. Acyclovir hay valacyclovir có thể hạn chế bớt sự lây nhiễm CMV cho người nhận tạng ghép.

8. Điều trị:

Hiện chưa có thuốc điều trị đặc hiệu cho người nhiễm CMV.
Ganciclovir có thể làm giảm triệu chứng ở người suy giảm miễn dịch nhiễm CMV.

Tài liệu tham khảo:

1. Lý Văn Xuân.Virus học. Nhà xuất bản y học
2. Bộ y tế. Trường ĐHYD TPHCM.Virus học. Bộ môn vi sinh
3. Hương Cát. Viện Thông tin y học Trung ương VN.CDC

Khác
Sanh lại sau khi mổ lấy thai
Trước đây, mổ lấy thai (MLT) lại được xem như là phương pháp duy nhất trên người có sẹo MLT trước đó. Ngày nay, sanh ngã âm đạo sau MLT mang lại nhiều lợi ích cho cả mẹ và con nên ngày càng được áp dụng rộng rãi
16/06/2010
Xét nghiệm Beta hCG trong thai kỳ
Beta hCG (Human chorionic Gonadotropin ) là một sialoglycoprotein với trọng lượng phân tử khoảng 46.000 dalton. HCG ban đầu được chế tiết bởi tế bào trophoblast (lá nuôi) của bánh nhau ngay sau khi trứng thụ tinh. Nồng độ hCG trong huyết thanh tăng nhanh sau thụ thai khiến nó trở thành một marker tuyệt vời cho việc xác định sớm và theo dõi thai.

K. Xét nghiệm – BV Từ Dũ
 

3 THÁNG GIỮA

By on 26/05/2016

Xét nghiệm nước tiểu để phát hiện sớm tiền sản giật, nhiễm trùng tiểu, cần tiêm phòng uốn ván, siêu âm hình thái học thai nhi, test dung nạp đường trong 3 tháng giữa thai kỳ.

Những thay đổi ở người mẹ là bắt đầu tăng cân, phù chân, cảm nhận đau và giãn khớp xương, có thể hay chóng mặt, đau đầu, đau lưng và táo bón. Sau 25 tuần, bắt đầu xuất hiện cơn gò Braxton Hicks.

Khám thai và các xét nghiệm cần thiết của giai đoạn:

– Cần khám thai mỗi tháng để được kiểm tra lại cân nặng, huyết áp, dấu hiệu phù chân, theo dõi sự phát triển thai nhi qua đo bề cao tử cung, nghe tim thai.

– Xét nghiệm nước tiểu để phát hiện sớm tiền sản giật, nhiễm trùng tiểu.

– Siêu âm khảo sát hình thái học thai nhi khi thai được 18-24 tuần. Siêu âm không thể thấy được hết các dị tật của thai nhi và một số dị tật xuất hiện muộn nên kết quả siêu âm bình thường không có nghĩa là thai nhi hoàn toàn bình thường. Siêu âm không có hại, nhưng chỉ nên siêu âm khi có chỉ định của bác sĩ.

–  Thời điểm thai 24-28 tuần cần test dung nạp đường, thực hiện đối với phụ nữ châu Á hơn 25 tuổi, hoặc có tiền sử gia đình tiểu đường type II, tiền sử thai chết lưu, sinh con trên 4kg.

Theo bác sĩ Trung, một số biến chứng của thai kỳ có thể xảy ra trong thời kỳ này như tiền sản giật (sau 20 tuần), thai chết lưu, nhau tiền đạo, nhau bong non, ối vỡ non, sinh cực non.

Những dấu hiệu bất thường cần lưu ý trong giai đoạn này là thai phụ nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, nhìn mờ, đau thượng vị, phù nhiều, tiểu gắt, tiểu buốt, bụng gò cứng kèm đau, ra nước hoặc ra huyết âm đạo…

Những việc thai phụ cần làm trong 3 tháng giữa:

– Uống nhiều nước, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, chú ý ăn nhiều chất xơ, nên ăn nhiều cá và rau xanh đậm.

– Tiêm VAT ngừa uốn ván.

– Bổ sung viên sắt mỗi ngày đến sau sinh 1-3 tháng.

– Bổ sung 1.000mg canxi mỗi ngày cho đến lúc cai sữa, hoặc có thể bổ sung canxi bằng sữa, phô mai…

– Mang giày thấp, tránh trơn trợt.

– Giữ lưng thẳng, không cúi khom người.

– Nằm kê chân cao.

– Thay đổi tư thế từ từ, nếu chóng mặt nên nằm nghiêng.

– Tập thể dục nhẹ nhàng.

Những việc cần tránh:

– Kiểm soát cân nặng, tránh tăng cân quá nhanh.

– Tránh ăn nhiều tinh bột, thức ăn ngọt.

– Tránh ăn quá mặn.

– Tránh làm việc nặng, thức khuya.

– Tránh ăn cá có nhiều thủy ngân.

Có phải em mang thai?

By on 26/05/2016

Hỏi

Xin chào bác sĩ. Em 29 tuổi, đã có chồng và 1 con, kinh nguyệt của em rất đều, tháng rồi em bị sẩy tự nhiên (máu ra từ 3/4 – 6/4 là hết), và sau đó em thả lại bình thường. Em quan hệ với chồng những ngày sau: 14,16,19,21/4 không dùng biện pháp bảo vệ. Nhưng ngày 18/4 em đi công tác và lỡ quan hệ với 1 bạn cụ thể là: quan hệ khoảng 5 phút thì bạn ấy mới đeo bao, sau đó bạn xuất tinh trong bao rồi rút ra khỏi cô bé của em, rồi bạn nằm sấp ngủ (bạn vẫn còn đeo bao chưa tháo ra), khoảng 15 phút sau thì tụi em lại tiếp tục lần 2 (bạn tháo bao cũ và thay bao mới). Hiện tại em trễ kinh 5 ngày và thử que lên 2 vạch, vậy thai đó là của chồng em hay của bạn kia?

Trả lời

Chào em,Không thể biết chắc chắn ngày rụng trứng nên không thể kết luận ngày thụ thai chính xác. Cần phải nhờ đến kỹ thuật cao cấp hơn- là xét nghiệm ADN của em bé sau sinh mới có kết luận về tác giả của bào thai.

Chi phí thụ tinh ống nghiệm

By on 26/05/2016

Hỏi

Kính chào bác sĩ. Em chuẩn bị làm thụ tinh ống nghiệm, bác sĩ có thể cho em hỏi chi phí làm dự trù khoảng bao nhiêu được không ạ? Chi phí dự trù này là chỉ bao gồm chọc hút trứng với chuyển phôi hay sao ạ, hay bao gồm làm các thủ tục xét nghiệm? Xin cám ơn.

 Trả lời

Chào bạn,

Chi phí thụ tinh trong ống nghiệm trung bình khoảng 90-120 triệu, có thể ít hơn hoặc nhiều hơn tùy đáp ứng cơ thể mỗi người với thuốc (bao gồm thuốc và chi phí chọc hút trứng và chuyển phôi lần đầu). Chúc vợ chồng bạn sớm có con.

 

DANH SÁCH CÁC CHUYÊN GIA

By on 18/05/2016
  • NGUYỄN HỮU TRUNG

Bằng Cấp Chuyên Môn Về Sản Phụ Khoa-Vô Sinh

– Tiến  Sĩ – Bác Sĩ Chuyên Ngành Sản Phụ Khoa tại Đại Học Y Dược TP Hồ Chí Minh

– Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Hỗ Trợ sinh Sản Tại Bệnh Viện Từ Dũ

– Tốt Nghiệp Chuyên Ngành Phẫu Thuật Nội Soi tại Bệnh Viện Từ Dũ

– Tu Nghiệp Lớp Hỗ Trợ Sinh Sản Nâng Cao – NUH LIFE ART Advanced Course – National University Hospital tại Singapore

– Tốt Nghiệp Lớp Siêu Âm Tổng Quát Và Siêu Âm Sản Phụ Khoa Trường Đại Học Phạm Ngọc Thạch TP HCM

– Cựu Bác Sĩ Nội Trú Các Bệnh Viện Từ Dũ- Hùng Vương- Nhân Dân Gia Định

Chức vụ

– Giám Đốc Chuyên Môn Phòng Khám Hoàng Gia

 Giảng viên Bộ Môn Phụ Sản Đại Học Y Dược TP.HCM

– Trưởng khoa Phụ Sản, Bệnh Viện Đại Học Y Dược Tp HCM (cơ sở 2)

– Bác Sĩ Tham Vấn tại Khoa Sản Bệnh Viện Hoàn Mỹ

– Bác Sĩ Điều Trị Tại Khoa Sản Bệnh Viện Hùng Vương

– Bác Sĩ Hợp Tác Với Các Bệnh Viện Pháp Việt (FV), Quốc tế Mỹ (AIH), Hạnh Phúc, Vinmec, An Sinh, Đại học Y Dược, Mê Kông, Vũ Anh, Phụ Sản Quốc Tế, 7A, City (Thành Đô), Mỹ Đức Tân Bình, Mỹ Đức Phú Nhuận, Tâm Anh

– Nguyên Bác Sĩ Nội Trú Tại Khoa Sản Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định

– Thành Viên HOSREM- Hội Nội Tiết Sinh Sản -Vô sinh Thành Phố Hồ Chí Minh.