X

Tính chỉ số BMI

Chiều cao: cm

Cân nặng : kg

Tính

Được thành lập từ ngày 1/10/2002, Phòng khám Hoàng Gia Healthcare không ngừng phát triển, phấn đấu trở thành địa chỉ tin cậy của các cặp vợ chồng tại Thành Phố Hồ Chí Minh và cả nước chuyên cung cấp các dịnh vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm, thụ tinh nhân tạo, trữ trứng, khám thai sản, chẩn đoán tiền sản, siêu âm tiền sản. Lấy phương châm phục vụ khách hàng bằng cả trái tim, các Bác Sĩ Phòng khám cam kết đem lại sự hài lòng cho khách hàng.

Chuyên đề Sản Khoa

Hi hữu tại TP.HCM: Vừa chào đời, bé gái đã có 2 chiếc răng cửa

By on 25/11/2016

Chị P. và gia đình vô cùng ngạc nhiên pha lẫn thích thú khi con gái đầu lòng vừa sinh ra đã có 2 chiếc răng cửa ở hàm dưới.

Continue Reading »

VIÊM RUỘT THỪA TRONG LÚC MANG THAI- KHÔNG PHẢI DỄ CHẨN ĐOÁN

By on 27/10/2016

Đang mang thai ở tuần thứ 12, chị Lê Thị M., bỗng có biểu hiện sốt nhẹ, đau vùng hố chậu phải, nôn nhiều hơn… Ngay lập tức, người nhà đưa chị đến BV kiểm tra và được chẩn đoán bị viêm ruột thừa cấp.

Theo người nhà bệnh nhân, chị M. (28 tuổi), ngụ tại huyện Thanh Bình (Đồng Tháp), mang thai lần thứ 2, sức khỏe ổn định, có ốm nghén nhưng không nhiều. Ngày 21/10, chị M. bỗng có những triệu chứng lạ như nôn nhiều hơn, người sốt nhẹ, đau hố chậu phải, gia đình lập tức đưa chị đến BV Đa khoa Tâm Trí Đồng Tháp để được thăm khám và chẩn đoán.

“Bác sĩ nói con gái tui bị viêm ruột thừa cấp, phải phẫu thuật cắt ruột thừa. Nếu nhập viện trễ, tình trạng bệnh trở nặng, con có thể sảy thai. Khi đó tui sợ lắm, con đang mang bầu, phẫu thuật như vậy không biết có ảnh hưởng gì không. May mắn thay, ca phẫu thuật thành công, 2 mẹ con đều khỏe. Sau 1 ngày, sức khỏe con đã ổn định, nếu không có gì thay đổi thì có thể xuất viện sớm”, bà Hà. mẹ chị M. chia sẻ.

noi-soi-cat-ruot-thua

Chia sẻ về tình trạng viêm ruột thừa thai kỳ, bác sĩ Đoàn Hữu Nghĩa, Phó Trưởng khoa Sản BV Đa khoa Tâm Trí Đồng Tháp cho biết, viêm ruột thừa là một cấp cứu ngoại khoa thường gặp, chiếm từ 30%-60% các phẫu thuật cấp cứu ổ bụng. Phương pháp điều trị duy nhất là phẫu thuật. Do đó, cần chẩn đoán sớm và phẫu thuật kịp thời để tránh các biến chứng cũng như tử vong sau phẫu thuật.

“Đối với viêm ruột thừa thai kỳ, khi thai còn nhỏ, hội chứng viêm ruột thừa cũng có biểu hiện như ở người bình thường như: Hố chậu phải đau, có phản ứng thành bụng, sốt nhẹ 37,5-38 độ C, buồn nôn, thử máu thấy số lượng bạch cầu tăng… Tuy nhiên, ở phụ nữ có thai, thường khó khám vì tử cung to đẩy manh tràng và ruột thừa lệch khỏi vị trí bình thường, do đó điểm đau không điển hình nữa”, bác sĩ Nghĩa cho biết.

“Để dễ phát hiện, chúng tôi thường cho bệnh nhân nằm nghiêng bên trái khiến tử cung đổ sang trái làm lộ hố chậu phải, khi ấn vào sẽ kêu đau nếu ruột thừa bị viêm; hoặc để bệnh nhân nằm ngửa rồi dùng tay đẩy tử cung sang phải, tử cung chạm vào ruột thừa, gây đau nhói hố chậu phải nếu có viêm. Khi thai đã lớn, điểm đau có thể ở cao dưới góc gan phải hoặc ở thượng vị quanh rốn”, bác sĩ Nghĩa cho biết.

Còn theo TS. Nguyễn Hữu Trung, Giảng viên Bô môn Phụ sản, Đại học Y Dược TP.HCM, viêm ruột thừa ở phụ nữ mới mang thai dễ bị nhầm với một số bệnh lý khác trong thai kỳ như viêm phần phụ phải, thai ngoài tử cung phải, nang buồng trứng phải xoắn hoặc dọa sảy thai. Ở cuối thai kỳ, tử cung lớn làm cho thành bụng giãn ra nên triệu chứng bụng cứng trong những trường hợp ruột thừa bị viêm khó có thể nhận ra. Thai phụ có thể chỉ có triệu chứng như đau vùng bụng bên phải, vị trí đau có thể gần đến vùng gan.

“Một số trường hợp, những triệu chứng của viêm ruột thừa rất dễ nhầm lẫn với các triệu chứng của dọa sinh non. Có không ít trường hợp thai phụ sinh non xong, trong giai đoạn hậu sản mới phát hiện bệnh nhân bị viêm ruột thừa. Đây là trường hợp thai phụ bị viêm ruột thừa trong lúc mang thai nhưng không được phát hiện sớm và biến chứng sinh non là hậu quả của viêm ruột thừa khi mang thai”, TS. Trung chia sẻ.

“Viêm ruột thừa cấp có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi, nhưng đối với thai phụ, cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa bác sĩ ngoại khoa và sản khoa để có chẩn đoán chính xác. Sau khi đã mổ cắt ruột thừa viêm, thai phụ cần theo dõi sát và được chỉ định dùng các loại thuốc dưỡng thai vốn an toàn cho mẹ và thai nhi. Khi mang thai, nếu thấy có các biểu hiện đau nhiều vùng bụng bên phải dưới rốn hoặc trên rốn, thai phụ cần đến các bác sĩ chuyên khoa sản. Sau khi loại trừ các nguyên nhân đau bụng khác liên quan đến thai kỳ, các bác sĩ có thể hội chẩn với các bác sĩ chuyên khoa ngoại tổng quát để được chẩn đoán chính xác”, TS Trung khuyến cáo.
Nguyễn Hằng
ĐẶT LỊCH KHÁM VÀ TƯ VẤN TẠI ĐÂY:
http://sanphu.com/book/

Những lưu ý cho các bà bầu trong dịp xuân về

By on 19/10/2016
Những dịp xuân về, chúng ta đều hối hả chuẩn bị mọi thứ để đón xuân, và có những gia đình phải di chuyển, đi xa để sum họp gia đình. Và những người phụ nữ đang mang thai cũng không tránh khỏi nhịp sống thay đổi, hối hả trước, trong và sau ngày xuân. Một số lưu ý cho các bà bầu trong những ngày xuân:

me-bau1

Ảnh minh họa

Ăn uống: vẫn nên duy trì cung cấp đủ các dưỡng chất cần thiết cho thai kỳ, tránh ăn quá nhiều chất béo, nước uống có ga, rượu, bia…Không ăn những thức ăn, nước uống lạ (từ đó đến giờ chưa ăn hoặc uống) thường hay có trong các gia đình những dịp xuân về nhằm bảo đảm cho cơ thể bà bầu dung nạp, tiêu hóa tốt.

Quần áo: để thích ứng với hệ da thay đổi, tăng tiết mồ hôi và đặc biệt phải di chuyển đi xa, bà bầu nên chọn chất liệu vải thoáng mát tạo sự thoải mái nhưng không quá mềm hay mau nhăn, nhũn vải. Trang phục nên đứng phom để bà bầu có thể linh hoạt mà vẫn lịch sự cho những cuộc hẹn, viếng thăm chúc tết. Và nên nhớ, mẹ khỏe, cảm thấy thoải mái, dễ chịu với những bộ quần áo mình mặc thì bé sẽ khỏe.

Đi lại đường xa: về nguyên tắc, mọi sinh hoạt của các bà bầu “bình thường” đều giống như người bình thường. Tuy nhiên, một số các bà bầu “bình thường” lại trở nên “có vấn đề” sau thời gian nghỉ dài ngày. Các bà bầu trước khi đi xa cần khám và tư vấn bởi bác sĩ sản khoa để xem mình có những dấu hiệu nguy cơ của chuyển dạ sớm không. Những người đã từng sanh non, sẩy thai, thai chết lưu hoặc những người có các bệnh lý kèm theo thai kỳ như u xơ tử cung, nhau tiền đạo, nhau bám thấp, hở eo cổ tử cung…hoặc những người đang mang thai mà bác sĩ chuyên khoa phụ sản khám thấy những dấu hiệu dọa sẩy thai, dọa sanh non, tử cung gò cứng từng cơn, cổ tử cung đã “mở”, mang song thai, đa thai… nên hạn chế vận động, đi lại nhiều. Nói chung, các bà bầu dù là “bình thường” cũng nên tránh di chuyển, đi lại nhiều trong những dịp tết trừ những trường hợp đi xa (về quê) để sum họp gia đình. Những trường hợp này nên chọn thời điểm đi lại ít người, tránh những giờ cao điểm (nên về quê sớm, vào thành phố muộn) để không gian di chuyển thoáng, không chen lấn điều này rất tốt cho sức khỏe bà bầu cũng như sự phát triển thai nhi. Và điều quan trọng là, các bà mẹ gần ngày sanh, nếu có di chuyển xa, cũng nên dự trù những trường hợp có thể chuyển dạ trước ngày sanh, dự tính cả những bệnh viện có thể phải nhập viện khi có những tình huống bất ngờ như ra huyết, ra nước âm đạo, tử cung gò cứng từng cơn…