Thai nhi 20 tuần phát triển ra sao?
Vào tuần 20 của thai kỳ, bé con nặng khoảng 300g và dài ước chừng 16,4cm tính từ đầu đến mông và tầm 25,6cm tính từ đầu đến gót chân – tương đương chiều dài của một quả chuối to.
Trong 20 tuần đầu tiên, chân của em bé cuộn lên trên thân mình nên khó đo được kích cỡ toàn cơ thể, chiều dài của bé chỉ được đo từ đầu đến mông, được gọi là chiều dài đầu – mông.
Thai nhi 20 tuần tuổi đang tập nuốt nhiều hơn. Đây là bài thực hành rất tốt cho hệ tiêu hóa của em bé sau này. Con cũng sản sinh ra phân su, một sản phẩm có màu xanh đen, dính và không mùi từ đường tiêu hóa. Chất này sẽ tích tụ trong ruột và mẹ sẽ thấy trên tã lót vào những ngày đầu tiên sinh con (tuy nhiên có một số bé sẽ để lại phân su trong tử cung hoặc trong quá trình sinh)
Cuộc sống mẹ bầu 20 tuần thay đổi như thế nào?
Chúc mừng bạn vì đã đi được nửa quãng đường của thai kỳ. Vào tuần thai này, phần trên tử cung của mẹ bầu sắp chạm đến rốn, và lúc này cân nặng của mẹ có thế tăng thêm 4,5kg. Ước tính cân nặng của mẹ sẽ tăng 0,5kg mỗi tuần. (Nếu các mẹ hơi gầy lúc bắt đầu mang thai thì cần cố gắng tăng cân nhiều hơn 1 chút, còn với người lúc bắt đầu mang thai hơi thừa cân thì nên tăng vừa phải). Vào giai đoạn này, mẹ bầu phải đảm bảo cơ thể mình được cung cấp đủ sắt, khoáng chất vì đó là những thành tố chính tạo ra huyết sắc tố (một thành phần của hồng cầu giúp vận chuyển oxy).
Trong suốt thai kỳ, cơ thể mẹ cần được cung cấp thêm sắt để tương thích với lượng máu đang tăng lên của mẹ, cũng như cung cấp cho quá trình phát triển của bé con và nhau thai. Thịt đỏ là loại thực phẩm cung cấp nhiều sắt tốt nhất cho mẹ vào thời kì này. Gia cầm (đặc biệt các loại thịt sẫm màu) cũng là loại chứa nhiều sắt. Một số thực phẩm không phải thịt nhưng cũng rất giàu sắt gồm có các loại đậu, các sản phẩm từ đậu nành, rau chân vịt, nước ép mận, nho khô và ngũ cốc.
Kiến thức cho mẹ: Làm thế nào để ngủ ngon khi mang thai?
Trong quá trình thai nghén, mẹ có thể sẽ rất khó ngủ tròn giấc bởi một vài sự thay đổi vô hình hay hữu hình đang diễn ra trong cơ thể mẹ. Vì vậy mẹ có thể sẽ ngạc nhiên khi biết rằng:
- Ngủ ngáy: Trong giai đoạn này, mẹ có thể mắc chứng ngủ ngáy, một phần vì nhau thai sản sinh nhiều estrogen. Hooc môn này làm cho màng nhầy lót đường thở phù nề lên và thậm chí khiến niêm mạc đường hô hấp tiết ra nhiều chất nhầy hơn. Vậy khi đó mẹ phải làm gì? Phương pháp hiệu quả là bà bầu nên nằm nghiêng một bên và kê đầu cao lên một chút.
- Ợ nóng: Ợ nóng và khó tiêu có thể cũng là nguyên nhân khiến mẹ khó ngủ về đêm. Để tránh sự phiền toái đó thì mẹ không nên ăn các loại thực phẩm dễ gây ợ nóng. Bà bầu nên dành 2-3 giờ để cơ thể có thể tiêu hóa thức ăn trước khi đi ngủ và thử chèn thêm gối ở phần thân trên cơ thể có thể sẽ giúp mẹ ngủ ngon hơn.
- Chuột rút: mẹ có thể bị chuột rút trong thời kì này và triệu chứng này khiến bạn khó có thể có một giấc ngủ sâu vì nó có thể xảy ra trong lúc ngủ. Giải pháp là mẹ nên duỗi thẳng chân, gót chân và từ từ uốn cong các ngón chân về đầu gối của bạn hoặc đi bộ vài phút.
- Tư thế ngủ sai: Bà bầu có thể trằn trọc cả đêm để tìm một tư thế ngủ thật thoải mái. Cách tốt nhất là mẹ nên nằm một bên và chèn gối vào giữa 2 chân. Để thêm phần thoải mái và hỗ trợ cho giấc ngủ sâu mẹ có thể sắp xếp gối ở dưới bụng và sau lưng. Hoặc bạn có thể sử dụng những chiếc gối dành riêng cho bà bầu.
- Đổ mồ hôi đêm: Cơ thể bạn khi mang thai thường ấm hơn người bình thường một chút bởi quá trình trao đổi chất, hooc môn và thay đổi cân nặng., gây ra chứng đổ mồ hôi vào ban đêm. Vậy mẹ nên làm gì? Giải pháp tốt nhất là đảm bảo phòng ngủ của mẹ luôn mát mẻ và mặc ít quần áo.
Việc mẹ cần làm khi mang thai tuần 20: Nuông chiều bản thân
Vào giai đoạn tuần 20 thai kì, mẹ có thể thử vài bộ đồ ngủ mới, đi massage dành cho bà bầu, có thể chụp một vài bức ảnh để đánh dấu dấu mốc quan trọng này sẽ giúp cho tâm trạng mẹ bầu cảm thấy thoải mái và tự tin hơn.
GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HCM
BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG
GIÁM ĐỐC CHUYÊN MÔN PHÒNG KHÁM HOÀNG GIA
ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN TẠI: