Chuyên mục
Sản Khoa Xét nghiệm

3 THÁNG GIỮA

Xét nghiệm nước tiểu để phát hiện sớm tiền sản giật, nhiễm trùng tiểu, cần tiêm phòng uốn ván, siêu âm hình thái học thai nhi, test dung nạp đường trong 3 tháng giữa thai kỳ.

Những thay đổi ở người mẹ là bắt đầu tăng cân, phù chân, cảm nhận đau và giãn khớp xương, có thể hay chóng mặt, đau đầu, đau lưng và táo bón. Sau 25 tuần, bắt đầu xuất hiện cơn gò Braxton Hicks.

Khám thai và các xét nghiệm cần thiết của giai đoạn:

– Cần khám thai mỗi tháng để được kiểm tra lại cân nặng, huyết áp, dấu hiệu phù chân, theo dõi sự phát triển thai nhi qua đo bề cao tử cung, nghe tim thai.

– Xét nghiệm nước tiểu để phát hiện sớm tiền sản giật, nhiễm trùng tiểu.

– Siêu âm khảo sát hình thái học thai nhi khi thai được 18-24 tuần. Siêu âm không thể thấy được hết các dị tật của thai nhi và một số dị tật xuất hiện muộn nên kết quả siêu âm bình thường không có nghĩa là thai nhi hoàn toàn bình thường. Siêu âm không có hại, nhưng chỉ nên siêu âm khi có chỉ định của bác sĩ.

–  Thời điểm thai 24-28 tuần cần test dung nạp đường, thực hiện đối với phụ nữ châu Á hơn 25 tuổi, hoặc có tiền sử gia đình tiểu đường type II, tiền sử thai chết lưu, sinh con trên 4kg.

Theo bác sĩ Trung, một số biến chứng của thai kỳ có thể xảy ra trong thời kỳ này như tiền sản giật (sau 20 tuần), thai chết lưu, nhau tiền đạo, nhau bong non, ối vỡ non, sinh cực non.

Những dấu hiệu bất thường cần lưu ý trong giai đoạn này là thai phụ nhức đầu, chóng mặt, hoa mắt, nhìn mờ, đau thượng vị, phù nhiều, tiểu gắt, tiểu buốt, bụng gò cứng kèm đau, ra nước hoặc ra huyết âm đạo…

Những việc thai phụ cần làm trong 3 tháng giữa:

– Uống nhiều nước, cần có chế độ dinh dưỡng hợp lý, chú ý ăn nhiều chất xơ, nên ăn nhiều cá và rau xanh đậm.

– Tiêm VAT ngừa uốn ván.

– Bổ sung viên sắt mỗi ngày đến sau sinh 1-3 tháng.

– Bổ sung 1.000mg canxi mỗi ngày cho đến lúc cai sữa, hoặc có thể bổ sung canxi bằng sữa, phô mai…

– Mang giày thấp, tránh trơn trợt.

– Giữ lưng thẳng, không cúi khom người.

– Nằm kê chân cao.

– Thay đổi tư thế từ từ, nếu chóng mặt nên nằm nghiêng.

– Tập thể dục nhẹ nhàng.

Những việc cần tránh:

– Kiểm soát cân nặng, tránh tăng cân quá nhanh.

– Tránh ăn nhiều tinh bột, thức ăn ngọt.

– Tránh ăn quá mặn.

– Tránh làm việc nặng, thức khuya.

– Tránh ăn cá có nhiều thủy ngân.

Để lại một bình luận