X

Tính chỉ số BMI

Chiều cao: cm

Cân nặng : kg

Tính

Được thành lập từ ngày 1/10/2002, Phòng khám Hoàng Gia Healthcare không ngừng phát triển, phấn đấu trở thành địa chỉ tin cậy của các cặp vợ chồng tại Thành Phố Hồ Chí Minh và cả nước chuyên cung cấp các dịnh vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm, thụ tinh nhân tạo, trữ trứng, khám thai sản, chẩn đoán tiền sản, siêu âm tiền sản. Lấy phương châm phục vụ khách hàng bằng cả trái tim, các Bác Sĩ Phòng khám cam kết đem lại sự hài lòng cho khách hàng.

Archives

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu

By on 31/07/2019

Tiêm uốn ván cho bà bầu

Uốn ván là một bệnh nhiễm trùng cấp tính có tỷ lệ tử vong rất cao, đặc biệt nguy hiểm đối với bà bầu và trẻ sơ sinh (95% trẻ sơ sinh mắc uốn ván bị tử vong). Do đó, tất cả phụ nữ mang thai cần phải được chích ngừa vắc xin để phòng bệnh uốn ván cho cả mẹ và bé đã nằm trong quy định được ban hành bởi Bộ Y tế Việt Nam.

Vì sao cần tiêm phòng uốn ván cho bà bầu?

Uốn ván là một loại bệnh nhiễm trùng cấp tính, có tỷ lệ tử vong rất cao do độc tố của trực khuẩn Clostridium tetani của uốn ván có khả năng gây hại rất mạnh. Loại trực khuẩn này có mặt ở khắp mọi nơi, khả năng sinh sôi và tồn tại của nó rất mạnh, ngay cả việc đun sôi ở thời gian dài cũng không tiêu diệt triệt để được.

Đặc biệt, khi mắc uốn ván, tỷ lệ tử vong rất cao (> 90%). Nếu trẻ sơ sinh mắc này thì nguy cơ tử vong có thể lên đến 95%. Và đối tượng có nguy cơ mắc phải bệnh là những người có vết thương hở ngoài da, phụ nữ trong quá trình chuyển dạ sinh nở, trẻ sơ sinh…

Chính vì vậy, tiêm vắc xin phòng uốn ván cho bà bầu là việc làm cực kỳ quan trọng. Vắc xin sẽ giúp bảo vệ thai kỳ của chị em tránh được tác nhân gây hại bên ngoài, nhất là khi chuyển dạ có thể ngăn chặn trực khuẩn uốn ván tấn công cả mẹ và con.

Thời điểm tiêm phòng uốn ván cho bà bầu

Theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), tất cả phụ nữ đang trong độ tuổi sinh đẻ (có thai hoặc không có thai) đều cần được tiêm phòng uốn ván để tạo ra kháng thể giúp cả mẹ và trẻ sơ sinh được bảo vệ trong trường hợp không may bị vi khuẩn uốn ván xâm nhập. Đồng thời kháng thể này có thể được truyền sang cơ thể thai nhi giúp hạn chế tối đa việc bị uốn ván rốn ở trẻ sơ sinh.

Tổng số lần tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ (15-35 tuổi) là 5 mũi, trong đó  tiêm phòng uốn ván cho bà bầu lần đầu mang thai là 2 mũi cơ bản. Cụ thể, lịch tiêm phòng uốn ván cho bà bầu vào các khoảng thời gian sau:

– Với người chưa tiêm phòng uốn ván lần nào: tiêm mũi đầu khi phát hiện thai nghén bất kỳ ở tháng nào; tiếp theo tiêm mũi thứ hai sau mũi tiêm đầu ít nhất một tháng và phải cách thời gian dự kiến đẻ ít nhất 1 tháng.

– Với những người đã tiêm đủ 2 mũi, nếu:

 Lần tiêm trước trước < 5 năm: tiêm 1 mũi.

 Lần tiêm trước trước > 5 năm: tiêm 2 mũi.

– Với người đã tiêm ba mũi hoặc bốn mũi, cần tiêm nhắc lại một mũi.

– Với người đã tiêm đủ năm mũi phòng uốn ván theo đúng lịch, nếu mũi tiêm cuối cùng cách đã 10 năm trở lên thì nên tiêm thêm một mũi nhắc lại.

Tiêm phòng uốn ván cho bà bầu ở đâu?

Việc tiêm phòng uốn ván cho bà bầu có thể thực hiện ở các địa điểm:

–          Trung tâm Y tế dự phòng/Trạm Y tế các xã, phường, quận, huyện

–          Các Bệnh viện sản/Bệnh viện đa khoa

–          Các Trung tâm tiêm chủng

Để đảm bảo an toàn khi tiêm vắc xin, mẹ bầu nên lựa chọn các cơ sở uy tín, được chứng nhận của Bộ Y tế về tiêm chủng.

Giá tiêm phòng uốn ván cho bà bầu

Có nhiều loại vắc xin phòng ngừa uốn ván, bao gồm vắc xin đơn giá (vắc xin chỉ phòng 1 bệnh duy nhất) và các vắc xin kết hợp có chứa thành phần uốn ván. Với bà bầu, vắc xin được sử dụng thường là vắc xin đơn giá. Giá tiêm phòng cũng sẽ có sự khác nhau phụ thuộc vào loại vắc xin.

Những điều cần lưu ý khi tiêm vắc xin uốn ván cho bà bầu

– Tiêm vắc xin uốn ván cho bà bầu, có thể gây buốt, phồng ở nơi tiêm hoặc sốt nhẹ sau khi về nhà. Theo các chuyên gia y tế, đây chỉ là một phản ứng hết sức bình thường khi vắc xin vào cơ thể, các mẹ bầu không nên quá lo lắng. Tình trạng này sẽ tự động khỏi sau một thời gian (3-4 ngày), không ảnh hưởng gì đến sức khỏe bản thân và thai nhi.

– 3 tháng đầu thai kỳ phụ nữ thường mệt mỏi và hay bị ốm nghén, vì vậy việc tiêm phòng uốn ván thường thực hiện vào 3 tháng giữa thai kỳ. Và mũi 2 phải bảo đảm được tiêm trước khi sinh ít nhất một tháng.

– Trong một số trường hợp, các mẹ bầu cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi tiêm phòng vắc xin uốn ván như: bản thân bị các bệnh khớp, thận, cúm, mang đa thai hoặc có nguy cơ sinh non…

TS.BS NGUYỄN HỮU TRUNG

Trưởng khoa Phụ Sản- Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM (cơ sở 2)

Giám đốc Chuyên môn Phòng Khám Hoàng Gia

Giảng viên Đại học Y Dược TP HCM

 

KHÁM VÀ TƯ VẤN

Book

Đau dạ dày khi mang thai

By on 31/07/2019

Đau dạ dày khi mang thai

Trong thai kỳ, không ít mẹ bầu lo lắng, căng thẳng dẫn đến chế độ ăn uống sinh hoạt không điều độ dẫn đến các bệnh tiêu hóa, trong đó có đau dạ dày khi mang thai.

Nguyên nhân bà bầu đau dạ dày khi mang thai

Nguyên nhân khiến mẹ bầu hay bị đau dạ dày khi mang thai là do:

– Ốm nghén hoặc do suy nghĩ lo lắng, căng thẳng quá mức.

– Khi thai nhi ngày càng phát triển lớn hơn về kích thước và cân nặng, tử cung chứa thai nhi cũng lớn dần lên. Từ tháng thứ 7-8 của thai kỳ, dạ dày có thể bị chèn ép của tử cung. Lúc này, thức ăn xuống dạ dày lúc này sẽ bị ứ đọng lại, khó tiêu hóa gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến niêm mạc dạ dày.

– Khi mang thai, nhiều mẹ bầu hay có sở thích ăn các thức ăn chua như xoài, mận, mơ… Những loại thực phẩm chua lại chứa nhiều acid nên sẽ góp phần gây đau dạ dày.

– Một số mẹ bầu có tiền sử bệnh lý dạ dày có sẵn. Khi mang thai, những rối loạn tiêu hóa do tình trạng nghén nhiều góp phần đưa tình trạng đau dạ dày tiến triển nặng thêm

Dấu hiệu nào cho thấy bà bầu bị đau dạ dày khi mang thai?

Nếu như phụ nữ mang thai ốm nghén có các triệu chứng buồn nôn, đầy bụng khó tiêu thì bà bầu bị đau dạ dày cũng có các dấu hiệu tương tự.

Tuy nhiên, bà bầu đau dạ dày còn có kèm theo các biểu hiện như: Ợ chua, đau hoặc nóng rát ở vùng thượng vị, đau nặng ở phần giữa hoặc phần trên bụng khi quá đói hoặc quá no, sút cân, kém ăn.

Bà bầu đau dạ dày có bị ảnh hưởng gì không?

Các triệu chứng ợ hơi, ợ chua, nóng thượng vị, đau râm ran vùng bụng làm tác động trực tiếp đến sinh hoạt của mẹ bầu.

Bà bầu bị đau dạ dày sẽ có cảm giác khó chịu khi ăn, ăn không ngon miệng, khó tiêu, buồn nôn.

Đau dạy dày khiến bà bầu cảm thấy khó chịu, mệt mỏi, căng thẳng không muốn tập trung vào việc gì.

Dạ dày bị đau khiến mẹ bầu không thể ăn uống đầy đủ chế độ dinh dưỡng, làm ảnh hưởng đến sức khỏe và dinh dưỡng của cả mẹ và bé.

Bị đau dạ dày bà bầu có nên uống thuốc không?

Thuốc chữa đau dạ dày có thể sẽ gây ra tác dụng phụ, nghiêm trọng hơn có thể ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, chính vì vậy khi mang thai mẹ bầu không nên tự ý dùng thuốc giảm đau dạ dày.

Khi mang thai ba tháng đầu thai kỳ, các cơ quan như tim, thần kinh trung ương, tay, chân… của thai nhi hình thành, nên việc sử dụng một số thuốc chữa đau dạ dày khi mang thai 3 tháng đầu phải thật thận trọng và phải được hướng dẫn của thầy thuốc chuyên khoa. Một số thuốc có thể gây ra dị tật, quái thai.

Ba tháng giữa thai kỳ, mặc dù là giai đoạn này thai ít nhạy cảm với thuốc. Tuy nhiên vẫn có những bộ phận tiếp tục biệt hóa như hệ thần kinh và cơ quan sinh dục bên ngoài nên thuốc có thể gây hại cho các bộ phận này. Vì vậy, đau dạ dày khi mang thai 3 tháng giữa, khi cần sử dụng thuốc, phải được sự hướng dẫn và tư vấn kỹ của các bác sĩ chuyên khoa.

Đối với thai nhi ba tháng cuối, đây là giai đoạn các bộ phận của thai đã hình thành đầy đủ nhưng chưa hoàn thiện như gan chưa làm tốt chức năng chuyển hóa, thận chưa hoàn thiện chức năng đào thải nên giai đoạn này thuốc cũng gây ảnh hưởng đến thai nhi.

Trong một số trường hợp, nếu bắt buộc phải dùng thuốc thì mẹ bầu không nên tùy tiện mua về sử dụng mà phải được sự đồng ý và kê đơn của bác sĩ.

Cách chữa đau dạ dày khi mang thai

Nghỉ ngơi và thư giãn

Đây là một trong những điều mà bà bầu nên áp dụng để hạn chế tình trạng đau dạ dày khi mang thai. Mẹ bầu hãy sắp xếp công việc hợp lý, hạn chế làm việc quá sức khiến dạ dày hoạt động nhiều và gia tăng áp lực cho dạ dày.

Mẹ bầu cần chú ý nghỉ ngơi sau khi nạp năng lượng để dạ dày có thời gian chuyển hóa thức ăn, hạn chế được tình trạng trào ngược dạ dày.

Bà bầu ngủ đủ 8 tiếng để cơ thể đủ năng lượng hồi phục cho ngày hôm sau, khi ngủ bà bầu nên nằm kê cao đầu, tránh cúi thấp hoặc gập người. Không nghỉ ngơi và không có cảm giác thư giãn đầy đủ sẽ khiến cơ thể mẹ bầu càng thêm mệt mỏi, uể oải.

Chế độ ăn hợp lý

Khi mang thai, bà bầu cần chọn thức ăn mềm, tăng cường ăn thức ăn đa dạng như trứng, sữa… không những giàu dinh dưỡng mà còn tốt cho bệnh đau dạ dày. Cụ thể những loại thực phẩm này có khả năng trung hòa acid, hạn chế tiết nhiều acid, giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày hiệu quả hơn.

Khi ăn, phụ nữ mang thai nên ăn từ tốn, chậm, không ăn quá nhanh hay quá no, vì cách ăn này chỉ làm dạ dày sản sinh thêm nhiều acid và khó chịu hơn. Nên nhai kỹ, nuốt chậm, ăn thành nhiều bữa nhằm tăng sự bài tiết của nước bọt, giảm acid và bão hòa acid trong dạ dày.

Bà bầu tránh những món ăn làm cho bệnh tình trở nên trầm trọng hơn, chẳng hạn như: Thực phẩm giàu chất béo, chocolate, nước ép trái cây họ cam quýt, caffeine… Tuyệt đối không ăn thực phẩm còn sống, lạnh, ôi thiu.

Nếu không muốn tình trạng đau dạ dày trở nên nặng nề hơn, bà bầu không được để bụng quá đói, bởi lúc đói acid tăng cao khiến thượng vị đau sẽ trở nên đau hơn.

Tránh uống rượu bia và khói thuốc lá

Rượu bia vốn gây hại rất lớn cho thai nhi và có thể gây dị tật thai nhi. Nếu bà bầu bị viêm loét dạ dày thì việc dừng uống rượu là một điều cấp thiết hơn nữa, đồ uống có cồn sẽ làm tình trạng của hệ tiêu hóa chuyển biến xấu.

Có một điều ai cũng biết, đó là khói thuốc lá gây hại cho phổi và thai nhi đang phát triển.

Vận động đúng cách

Sau khi ăn bà bầu nên hạn chế vận động mạnh vì lúc này dạ dày đang làm việc. Nếu vận động thì máu sẽ ít lưu thông vào dạ dày hơn, hạn chế hoạt động của dạ dày, gây đầy bụng, nên tốt nhất là mẹ bầu chỉ vận động sau khi ăn từ 2 đến 3 giờ.

Thường xuyên áp dụng các bài tập nhẹ nhàng, đi bộ, yoga cho bà bầu… để tăng cường sức đề kháng, làm cho tinh thần thoải mái hơn.

TIẾN SĨ NGUYỄN HỮU TRUNG

Trưởng khoa Phụ Sản- Bệnh viện Đại học Y Dược (cơ sở 2)

Giảng viên Đại học Y dược

Bác sĩ Bệnh viện Hùng Vương

Giám đốc chuyên môn Phòng khám Hoàng Gia- Hoang Gia Health

Book

Khám sức khỏe tiền hôn nhân Nam- Nữ

By on 20/07/2019
  • Mục đích của khám sức khỏe tiền hôn nhân:
    • Khám và tư vấn khả năng sinh sản, tình dục, sàng lọc các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục, sàng lọc các bệnh lý về di truyền, tư vấn các biện pháp sinh sản, tránh thai (nếu cần) cho các cặp trước khi lập gia đình.
    • Phát hiện sớm nguyên nhân có thể dẫn tới vô sinh, hiếm muộn
    • Tư vấn thời điểm sinh con phù hợp nhất và các biện pháp để có thể sinh ra những đứa con khỏe mạnh thông minh cho các cặp vợ chồng.
  • Đối tượng sử dụng:Các cặp nam nữ chuẩn bị kết hôn
  • Lưu ý:
    • Với khách hàng nữ chưa quan hệ tình dục, cần nhịn tiểu trước siêu âm (Thực hiện siêu âm qua đường bụng)

Gói khám tiền hôn nhân gồm:

Nam:

  • Khám nam khoa
  • Thực hiện các xét nghiệm như Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi (bằng máy đếm laser), xét ngiệm HBsAg miễn dịch tự động, xét nghiệm HIV Ab test nhanh, xét nghiệm Treponema pallidum test nhanh
  • Xét Nghiệm Tinh Dịch Đồ

Nữ:

  • Khám tư vấn sức khỏe sinh sản tiền hôn nhân
  • Siêu âm tử cung buồng trứng qua đường âm đạo (hỗ trợ sinh sản)
  • Siêu âm tuyến vú
  • Thực hiện các xét nghiệm như Tổng phân tích tế bào máu ngoại vi (bằng máy đếm laser), xét ngiệm HBsAg miễn dịch tự động, xét nghiệm HIV Ab test nhanh, xét nghiệm Treponema pallidum test nhanh(cả Nam và Nữ)
  • Đánh giá dự trữ buồng trứng qua xét nghiệm AMH

TS.BS NGUYỄN HỮU TRUNG

Trưởng khoa Phụ Sản- Bệnh viện Đại học Y Dược TP. HCM

Gíam đốc Chuyên môn Phòng khám Hoàng Gia

Giảng viên Đại học Y Dược TP. HCM

ĐẶT LỊCH KHÁM VÀ TƯ VẤN TẠI ĐÂY:

Book