X

Tính chỉ số BMI

Chiều cao: cm

Cân nặng : kg

Tính

Được thành lập từ ngày 1/10/2002, Phòng khám Hoàng Gia Healthcare không ngừng phát triển, phấn đấu trở thành địa chỉ tin cậy của các cặp vợ chồng tại Thành Phố Hồ Chí Minh và cả nước chuyên cung cấp các dịnh vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm, thụ tinh nhân tạo, trữ trứng, khám thai sản, chẩn đoán tiền sản, siêu âm tiền sản. Lấy phương châm phục vụ khách hàng bằng cả trái tim, các Bác Sĩ Phòng khám cam kết đem lại sự hài lòng cho khách hàng.

Archives

KHÍ HƯ ÂM ĐẠO

By on 24/04/2016

Khí hư ra nhiều trước kỳ kinh hoặc sau kỳ kinh đều đáng lo ngại, đặc biệt khí hư ra nhiều khi mang thai là dấu hiệu của bệnh khí hư bất thường. Khi khí hư ra nhiều chị em đừng nên coi thường. Hãy cùng Hệ Thống Phòng Khám Phụ Sản Hoàng Gia tìm hiểu nguyên nhân, triệu trứng cũng như cách chữa trị khi ra nhiều khí hư.

khi-hu-ra-nhieu

Trước tiên, bạn cần phân biệt khí hư đó là dịch tiết sinh lý hay khí hư bệnh lý:

1. Dịch tiết sinh lý:

Nguồn gốc: Do biểu mô âm đạo bong ra, do biểu mô của ống cổ tử cung chế tiết.

Đặc điểm của dịch tiết sinh lý:

  • Lượng dịch tăng lên vào những ngày xung quanh thời điểm phóng noãn (Thường vào khoảng giữa chu kỳ kinh của bạn). Khi đó, bạn thường thấy đường sinh dục của mình ẩm ướt hơn mọi ngày.
  • Dịch ra nhiều, màu trắng trong, loãng và thường dính.
  • Không bao giờ gây ra các triệu chứng cơ năng như: đau bụng dưới; ngứa vùng âm hộ, âm đạo, tầng sinh môn; đau khi giao hợp…
  • Không có mùi (mùi hôi).

Bạn làm gì khi thấy có dịch tiết sinh lý:

  • Bạn không cần đi khám và không cần điều trị khi thấy có dịch tiết sinh lý.
  • Bạn nên vệ sinh bộ phận sinh dục sạch sẽ bằng nước sạch 2- 3 lần/ngày. Thay quần lót thường xuyên và giữ cho vùng sinh dục luôn sạch, khô và thoáng.

2. Khí hư bệnh lý:

 Nguồn gốc:  Do các loại vi khuẩn và nấm gây ra: như nấm Candida, trùng roi, các tạp khuẩn….

 Đặc điểm của khí hư:

  • Khí hư âm đạo thường ra nhiều.
  • Khí hư có màu vàng xanh, có bọt hoặc trắng đục như mủ hoặc trắng đục bẩn (tùy vào loại vi khuẩn gây bệnh)
  • Dịch thường có mùi hôi.
  • Có các triệu chứng kèm theo như: đau bụng dưới; ngứa vùng âm hộ, âm đạo, vùng sinh dục; đau khi giao hợp, bỏng rát sau giao hợp, đái khó, đái buốt…

Bạn làm gì khi thấy có hện tượng khí hư ra nhiều:

– Bạn nên đi khám càng sớm càng tốt để được các bác sĩ kiểm tra, chẩn đoán chính xác nguyên nhân và điều trị cho bạn sớm nhất.

Khí hư là một trong những triệu chứng của viêm nhiễm sinh dục. Nếu bạn không khám và điều trị sớm thì sẽ để lại rất nhiều biến chứng cho bạn như: viêm phúc mạc, viêm tử cung, chửa ngoài tử cung, vô sinh… Vì vậy, bạn nên theo dõi dịch tiết của mình thường xuyên để biết khi nào cần đến viện khám và điều trị.

bieu-hien-cua-khi-hu-ra-nhieu

Biểu hiện của khí hư ra nhiều

  • Khí hư trong (dịch trong, trắng, nhày dính, có khi loãng như nước, không hôi): dấu hiệu của u xơ tử cung, polyp cổ tử cung, lộ tuyến cổ tử cung, quá sản nội mạc tử cung do cường Estrogen.
  • Khí hư loãng, đục, hôi, màu vàng nhạt và có bọt hoặc khí hư như bột, có vảy nhỏ hoặc khí hư màu trắng, xanh đục: dấu hiệu viêm âm đạo.
  • Khí hư nhiều đặc, dính như hồ, có màu đục: dấu hiệu viêm cổ tử cung
  • Khí hư loãng như nước: dấu hiệu viêm tử cung
  • Khí hư giống như mủ (vàng hoặc xanh): Viêm phần phụ (vòi trứng), nhiễm nấm.
  • Khí hư ra nhiều, xuất hiện sau giao hợp vài ngày. Khí hư nhiều, như mủ, đặc, màu xanh: dấu hiệu viêm nội mạc tử cung
  • Khí hư vàng, dịch trong, trắng, loãng, có váng như sữa: dấu hiệu rối loạn tâm lý, rối loạn thần kinh thực vật.
  • Khí hư lẫn máu, ra máu bất thường: dấu hiệu của ung thư tử cung. Ung thư tử cung có những dấu hiệu như máu ra bất thường (dù ngoài chu kỳ nguyệt san), kèm theo đau bụng hoặc không, khí hư nặng mùi hoặc có lẫn máu.
  • Khí hư ra nhiều, ngứa ngáy: nhiễm nấm candida và trùng roi gây ngứa.
  • Viêm nhiễm vùng kín nếu để lâu không chữa hoặc chữa không đến nơi đến chốn thì có khả năng viêm nhiễm sẽ lan xa lên vòi trứng, làm viêm tắc vòi trứng dẫn đến thụ thai khó và có thể dẫn đến vô sinh.
  • Phụ nữ mang thai mắc bệnh phụ khoa, hệ lụy là sinh khó, dễ xảy thai, ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, nặng nề nhất có thể dẫn tới tử vong.
  • Vì vậy chị em khi thấy khí hư bất thường phải đi khám chuyên khoa phụ sản để xác định nguyên nhân và điều trị tận gốc.

Biến thể của khí hư ra nhiều

  • Khí hư ra nhiều, không màu, dính, trong suốt như lòng trắng trứng gà: Tiết ra với số lượng nhiều, liên tiếp trong thời gian dài. Ngoài chu kỳ kinh nguyệt, ngày nào cũng có lượng khí hư trong suốt lộ rõ trên quần Shịp. Ngoài ra, bạn gái còn thấy đau lưng hoặc bụng dưới. Nếu rơi vào trường hợp này, bạn nên tính đến khả năng bị viêm vùng chậu, cần kịp thời khám phụ khoa để biết rõ.
  • Khí hư ra nhiều có màu giống như mủ kết hợp với mùi hôi khó chịu: Hoặc dịch âm đạo loãng như mủ, ngứa âm đạo, thường do nhiễm Trichomonas (bệnh truyền nhiễm do một sinh vật đơn bào rất nhỏ gây ra) hoặc nhiễm trùng sinh mủ.
  • Khí hư ra nhiều giống cặn bã đậu hoặc màu như sữa đông: Kèm theo triệu chứng ngứa bộ phận sinh dục, thậm chí ở nơi công cộng cũng không thể ngừng việc dùng tay gãi “vùng kín” cho giảm ngứa, thường là nhiễm nấm Candida.
  • Khí hư ra nhiều có màu vàng hoặc hơi đỏ, mùi hôi: Thường là do một số cơ quan hoại tử hoặc biến tính gây nên, khi lượng khí hư quá nhiều có thể phải dùng tới băng vệ sinh hàng ngày. Bạn cũng nên chú ý tới trường hợp này, phòng khi bệnh có biến chứng cần đến bác sỹ thăm khám kịp thời.
  • Khí hư ra nhiều có lẫn máu:  Rất có thể là do nhiều nguyên nhân nhưng cần thiết loại trừ ung thư đường sinh dục nữ… Bạn gái nào rơi vào trường hợp này cần lập tức đến bệnh viện kiểm tra, để được chẩn đoán xác định bệnh và điều trị sớm.

Book

VIÊM SINH DỤC

By on 24/04/2016

VIÊM SINH DỤC Ở PHỤ NỮ – (viêm âm đạo- âm hộ, viêm cổ tử cung, viêm vùng chậu)

   Cơ quan sinh dục của phụ nữ tính từ trong ra ngoài bao gồm: vòi trứng và buồng trứng, tử cung, âm đạo, âm hộ và vùng quanh âm hộ. Viêm sinh dục được chẩn đoán khi có hiện tượng viêm nhiễm trên bất kỳ bộ phận nào của cơ quan sinh dục và được chia làm 2 nhóm viêm sinh dục trên bao gồm phần trên cổ tử cung (tử cung, vòi trứng và buồng trứng) và viêm sinh dục dưới bao gồm cổ tử cung, âm đạo và âm hộ.

1

   Viêm sinh dục trên thường ít gặp, có thể gặp các triệu chứng toàn thân như nóng sốt, đau vùng bụng dưới và có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản nếu không điều trị thích hợp. Đa số các trường hợp là do nhiễm trùng, có khi nặng lên và tiến triển thành viêm phúc mạc (màng bụng) vùng chậu hay vùng bụng làm bụng căng cứng đau và có thể nhầm lẫn với tình trạng viêm phúc mạc do ruột thừa. Cũng có khi, tình trạng viêm nhiễm tiến triển thành bán cấp tạo thành khối áp xe vòi trứng (tụ mủ vòi trứng) hay mãn tính thành bệnh lý đau vùng chậu mãn tính (khi tình trạng đau kéo dài hơn 6 tháng). Trầm trọng hơn, có một dạng viêm nhiễm sinh dục trên (do Chlamydia) sẽ tiến triển âm thầm, không triệu chứng, nhưng gây viêm dính trong vùng bụng và là nguyên nhân chủ yếu của nhiều trường hợp vô sinh. Để ngăn ngừa viêm sinh dục trên và các biến chứng với khả năng sinh sản, cần tích cực tìm bệnh và điều trị phù hợp ngay khi có nghi ngờ viêm sinh dục trên, sử dụng thuốc thích hợp khi có nạo thai hay sảy thai (vì là cơ hội bị nhiễm bệnh qua thủ thuật,  lòng tử cung sau đó là môi trường thuận lợi cho mầm bệnh phát triển). Nạo phá thai nhiều lần cũng là yếu tố gia tăng nguy cơ viêm nhiễm.

2

Tu mủ vòi trứng.

Viêm sinh dục dưới, ngược lại là một tình trạng nhẹ nhàng hơn, thường ít để lại di chứng, bệnh dễ chữa nhưng cũng dễ bị nhiễm và dễ bị tái phát. Thường gặp nhất là viêm âm đạo do các tác nhân như nấm, vi trùng, trùng roi.Ngoại trừ bệnh nhiễm trùng roi xảy ra do lây qua quan hệ tình dục, các trường hợp còn lại đều có thể xảy ra trên người độc thân hay đã kết hôn, có hay không có quan hệ tình dục.

3

Viêm CTC.

Đa số các trường hợp viêm âm đạo sẽ có tình trạng huyết trắng gia tăng, có mùi và màu bất thường, gây khó chịu (ngứa, rát, nóng bỏng); có thể đi kèm với tình trạng nhiễm trùng đường tiểu dưới (tiểu gắt buốt, tiểu nhiều lần hay khó tiểu, tiểu đục, nước tiểu có mùi hôi hay lợn cợn). Có thể dùng các loại thuốc đặt âm đạo có kèm hay không kèm thuốc uống để điều trị. Vệ sinh phụ nữ thường ngày và trong giai đọan kinh nguyệt sẽ giúp ngăn ngừa tốt viêm sinh dục dưới.

4

5

Vùng da quanh âm hộ và hậu môn cũng có thể bị viêm nhiễm do cùng tác nhân với viêm âm hộ, âm đạo, hay là do các tác nhân nhiễm trùng trên da. Có thể gặp các trường hợp nhiễm trùng mụn mủ, nhiễm trùng nang lông, hắc lào hay nấm da. Tùy bệnh lý có thể dùng thuốc bôi tại chỗ có kèm thuốc uống hay không.

Có 2 bệnh lý khá đặc biệt: Herpes sinh dục biểu hiện bởi bóng nước xuất hiện trên vùng sinh dục, bóng nước vỡ và rất đau, lây lan rất nhanh, có thể kèm nóng sốt; Mồng gà âm hộ (có thể xuất hiện trên âm đạo và cổ tử cung) biểu hiện bởi các nốt sùi, phát triển nhanh và gây ngứa rát. Đây là bệnh lây qua đường tình dục. Viêm cổ tử cung, ở vùng cổ ngoài có thể xếp là viêm sinh dục dưới, ngược lại nếu xảy ra ở vùng cổ trong, có liên đới với niêm mạc lòng tử cung và có thể lây lan ngược dòng lên trên, do đó, được xem là viêm sinh dục trên. Vòng tránh thai, không gây ra tình trạng viêm nhiễm sinh dục, tuy nhiên khi nghi ngờ có viêm nhiễm sinh dục trên, nếu đang sử dụng vòng thì nên lấy vòng ra ngay và có điều trị tích cực kịp thời.

6

Mồng gà.

Tình trạng cổ tử cung lộ tuyến, không được xem là viêm nhiễm cổ tử cung. Tuy nhiên vùng lộ tuyến thường có nhiều tế bào non, yếu ớt trước những tác nhân gây bệnh qua đường tình dục, cũng như tình trạng tăng tiết dịch cổ tử cung khi có lộ tuyến sẽ làm gia tăng khả năng viêm âm đạo (do thay đổi môi trường âm đạo) cũng như làm người phụ nữ khó chịu.

7

CTC lộ tuyến.

Một số bệnh lây truyền qua đường tình dục có thể gây viêm nhiễm sinh dục, thường là viêm đường sinh dục trên (có thể kết hợp viêm sinh dục dưới), như bệnh lậu, giang mai, bệnh hạ cam mềm – hột xòai, hạch sinh dục, nhiễm trùng roi (Trichomonas), u nhú sinh dục … Trong trường hợp này cần điều trị kết hợp cả người chồng/bạn tình để tránh lây nhiễm ngược lại.

8

Trùng roi.

   Tóm lại không nên chủ quan với tình trạng viêm nhiễm sinh dục do khả năng để lại hậu quả trên khả năng sinh sản của tình trạng viêm sinh dục trên hay khả năng dễ tái phát, tái nhiễm của bệnh lý viêm sinh dục dưới.

LỘ TUYẾN CỔ TỬ CUNG – Cervical Ectropion

By on 24/04/2016

CẤU TẠO CỦA CỔ TỬ CUNG

Cổ tử cung của người phụ nữ như một “bông hoa hồng” vậy.

Bên ngoài của cổ tử cung được lót bởi lớp tế bào láng, có màu hồng, tương tự như mặt ngoài cánh hoa.

Lổ cổ tử cung tương tự như là đỉnh của bông hoa, đó là nơi kinh nguyệt chảy ra hàng tháng.

Từ lổ cổ tử cung này có một ống dẫn vào bên trong “buồng tử cung”. Ống này gọi là “kênh cổ tử cung”, tương tự như ống tạo bởi mặt trong của các cánh hoa vậy. Ống này được lót bởi biểu mô tuyến, hơi sần sùi một chút, có màu hồng đậm hơn so với mặt ngoài của cổ tử cung, dễ chảy máu khi chạm vào.

Lộ tuyến cổ tử cung là khi biểu mô tuyến ở trong ống “kênh cổ tử cung” bị “lộ” ra bên bề mặt ngoài của cổ tử cung, Điều này có thể ví như hoa hồng nở, ta có thể thấy được bên trong của cánh hoa vậy. Khi khám cổ tử cung sẽ thấy hình ảnh vùng gần cổ tử cung có màu hồng đậm hơn so với vùng bên ngoài.

lo-tuyen-co-tu-cung1

Cổ tử cung bình thường                   Cổ tử cung lộ tuyến

CÁC THAY ĐỔI SINH LÝ Ở CỔ TỬ CUNG

Lộ tuyến cổ tử cung là tình trạng sinh lý, bình thường, rất thường gặp ở phụ nữ trong độ tuổi sinh sản. Đây là tình trạng thay đổi sinh lý theo sự thay đổi nồng độ nội tiết tố sinh dục nữ. Ở bé gái chưa dậy thì và người phụ nữ mãn kinh, hiếm khi có tình trạng lộ tuyến cổ tử cung.

1. Cổ tử cung ở bé gái chưa dậy thì- Hoa hồng chưa nở

lo-tuyen-co-tu-cung2

Ở bé gái chưa dậy thì, tương tự giống như hoa hồng chưa nở, các cánh hoa khép kín lại. Cổ tử cung của các bé gái nhỏ, và nếu phải khám phụ khoa vì một số trường hợp đặc biệt nào đó, sẽ thấy toàn bộ cổ tử cung có màu hồng nhạt.

2. Cổ tử cung ở người phụ nữ trong tuổi sinh sản- Hoa hồng đang nở

lo-tuyen-co-tu-cung3

Ở những người phụ nữ trong độ tuổi sinh sản (từ khi dậy thì cho đến khi gần mãn kinh), do sự thay đổi nội tiết tố sinh sản, nhưng phụ nữ này sẽ có tình trạng lộ tuyến cổ tử cung. Lúc này, các biểu mô tuyến ở trong ống “kênh cổ tử cung sẽ “lộ” ra ở bên ngoài. Điều này tương tự như một bông hoa hồng đang nở, chúng ta có thể nhìn thấy phía bên trong của các cánh hoa. Tình trạng sinh lý này cũng sẽ thay đổi trong chu kỳ kinh nguyệt, theo thai kỳ, sử dụng thuốc tránh thai… (Khi có thai, tình trạng lộ tuyến cổ tử cung nhiều hơn. Sau sinh, tình trạng lộ tuyến cổ tử cung sẽ giảm dần).

3. Cổ tử cung của người phụ nữ mãn kinh- Hoa hồng khô

lo-tuyen-co-tu-cung4

Khi buồng trứng của người phụ nữ không còn hoạt động nữa, vùng biểu mô tuyến bị “lộ” ra bên ngoài ở cổ tử cung trong giai đoạn trước tuổi sinh sản, quay trở lại bên trong ống “kênh cổ tử cung”. Cổ tử cung của những phụ nữ tuổi mãn kinh lúc này sẽ nhỏ lại, có màu hồng nhạt và không có vùng mô tuyến màu hồng đậm gần lổ cổ tử cung. Điều này tương tự như các cánh hoa hồng sau một thời gian bị thiếu nước, khô đi, các cánh hoa úp vào bên trong trở lại.

LỘ TUYẾN CỔ TỬ CUNG CÓ THỂ GÂY RA KHÓ CHỊU GÌ?

Như trên đã mô tả, lộ tuyến cổ tử cung là sinh lý, hay gặp nên hầu hết các trường hợp không gây ra triệu chứng gì. Trong một số trường vùng lộ tuyến cổ tử cung quá rộng, người phụ nữ sẽ có tình trạng huyết trắng ra nhiều hoặc ra huyết khi quan hệ tình dục. Tình trạng này nếu lặp đi lặp lại nhiều lần, ảnh hưởng đến sinh hoạt của người phụ nữ thì có chỉ định hủy các mô lộ tuyến này sau khi thực hiện các xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung. Việc hủy các mô này có thể bằng laser, áp lạnh hoặc dùng nhiệt.

LỘ TUYẾN CỔ TỬ CUNG CÓ GÂY UNG THƯ KHÔNG

Lộ tuyến cổ tử cung không gây ung thư cổ tử cung.

Người phụ nữ có dù có lộ tuyến cổ tử cung hay không đều nên thực hiện tầm soát ung thư cổ tử cung định kỳ qua phết tế bào cổ tử cung, HPV…

TS.BS NGUYỄN HỮU TRUNG

Trưởng Phòng khám Phụ Sản Bệnh viện Đại học Y Dược (cơ sở 2)

Giảng viên Đại học Y Dược TP. HCM

BS Bệnh viện Hùng Vương

Gíam đốc chuyên môn Phòng khám Hoàng Gia Healthcare

https://www.ncbi.nlm.nih.gov/pmc/articles/PMC3031439/

ĐẶT HẸN KHÁM VÀ TƯ VẤN

Book

TUỔI SINH SẢN – CÁC BỆNH LÝ PHỤ KHOA THƯỜNG GẶP

By on 14/04/2016

Bệnh phụ khoa là những bệnh viêm nhiễm ở cơ quan sinh dục nữ, bao gồm cơ quan sinh dục dưới (âm hộ, âm đạo, cổ tử cung) và cơ quan sinh dục trên (tử cung, tai vòi và buồng trứng). Đa số các chị em đã lập gia đình hay đã sinh đẻ và có quan hệ tình dục đều nhiễm các bệnh phụ khoa ít nhất 1 lần. Tuy nhiên nhiều người lại có những kiến thức rất hạn chế về các bệnh phụ khoa. Để giúp cho chị em có thêm những thông tin về bệnh phụ khoa này các bác sỹ của phòng khám phụ khoa Hoàng Gia sẽ giới thiệu cho chị em biết để có thể chủ động phòng tránh.

1. Viêm âm đạo

Viêm âm đạo là do vi khuẩn hoặc nấm gây ra tình trạng viêm nhiễm ở âm đạo. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng viêm nhiễm là do việc vệ sinh cơ quan sinh dục không đảm bảo hoặc do tình trạng mất cân bằng môi trường pH, tạo điều kiện cho vi khuẩn phát triển mạnh mẽ gây ra viêm nhiễm ở âm đạo.
Những biểu hiện triệu chứng là ngứa ngoài âm đạo, cảm giác nóng rát, khí hư xuất hiện và có màu sắc khác thường kèm theo mùi khó chịu. Viêm âm đạo tuy không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó có thể gây ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe sinh sản của nữ giới vì nó chính là nguyên nhân gây ra hiếm muộn. Khi chị em bị viêm nhiễm âm đạo thì nên vệ sinh sạch sẽ và thực hiện theo đúng chỉ dẫn của bác sỹ.

2. Viêm lộ tuyến cổ tử cung

Lộ tuyến cổ tử cung là phần biểu mô tiết ra niêm dịch bên trong cổ tử cung bị lộn ra ngoài. Viêm lộ tuyến cổ tử cung là tình trạng các tế bào ở cổ tử cung phát triển mạnh mẽ, xâm lấn ra cả bên ngoài cổ tử cung, các tế bào tăng cường tiết dịch gây nên tình trạng ẩm ướt và tạo môi trường thuận lợi cho vi khuẩn phát triển dẫn đến tình trạng viêm nhiễm ở lộ tuyến cổ tử cung.
Chị em bị đau bụng dưới, xuất huyết sau khi giao hợp và khí hư xuất hiện, có mùi hôi khó chịu là những triệu chứng thường gặp khi chị em bị viêm lộ tuyến cổ tử cung. Viêm lộ tuyến cổ tử cung rất dễ dẫn đến viêm cổ tử cung và ở một số trường hợp có thể dẫn đến vô sinh do tình trạng tiết dịch xuất hiện nhiều ở cổ tử cung gây khó khăn cho tinh trùng gặp trứng.

3. Viêm tử cung

Viêm tử cung là tình trạng cổ tử cung ở nữ giới bị viêm nhiễm mà nguyên nhân chính là do việc sinh con, sảy thai, nạo phá thai và điều hòa kinh nguyệt không đảm bảo vô trùng khiến cho các loại vi khuẩn, nấm và kí sinh trùng xâm nhập vào buồng tử cung gây ra tình trạng viêm nhiễm.
Triệu chứng viêm tử cung là chị em thấy đau bụng dưới, cơ thể mệt mỏi, nhiều người bị sốt cao, vùng âm hộ ngứa ngáy, đau rát khi gãi, kinh nguyệt ra nhiều hơn hoặc ít hơn, màu sắc khác thường, sản dịch ra nhiều, có khi hư lẫn mủ, nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến xuất huyết.

4. Viêm phần phụ

Phần phụ bao gồm ống dẫn trứng và buồng trứng, viêm nhiễm phần phụ là do tình trạng viêm nhiễm lộ tuyến cổ tử cung, viêm âm đạo dẫn đến tình trạng viêm nhiễm ở những bộ phận này. Biểu hiện thường thấy khi bị viêm phần phụ là đau ở vùng hạ vị, sốt cao, khí hư ra nhiều kèm theo mùi hôi và mủ.

5. Rối loạn kinh nguyệt

Tình trạng rối loạn kinh nguyệt thường xảy ra ở độ tuổi dậy thì, trong độ tuổi sinh đẻ và cả độ tuổi tiền mãn kinh. Tình trạng rối loạn kinh nguyệt có những biểu hiện chủ yếu là: chu kì kinh nguyệt không đều, vòng kinh quá dài hoặc quá ngắn, lượng kinh có thể nhiều hoặc ít hơn bình thường, màu sắc lẫn mùi đều khác thường.
Rối loạn kinh nguyệt có thể ảnh hưởng sức khỏe và khả năng thụ thai ở phụ nữ. Do vậy, khi thấy những triệu chứng bất thường về kinh nguyệt chị em nên đi khám để được điều trị kịp thời.

6. Xói mòn cổ tử cung

Đây là bệnh viêm cổ tử cung mãn tính thường thấy ở nữ giới, nguyên nhân chính dẫn đến viêm loét cổ tử cung là trong quá trình quan hệ tình dục bị tổn thương, nấm khuẩn,… và viêm loét cổ tử cung thường không có cảm giác khó chịu nên khi đi khám phụ khoa mới biết mình bị bệnh.
Những biểu hiện thường thấy là khí hư ra nhiều, màu sắc khi hư biến đổi thất thường,… nếu tình trạng này kéo dài có thể dẫn đến ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu. Vì vậy khi thấy những biểu hiện bất thường này bạn nên đến bệnh viện khám và điều trị kịp thời.