X

Tính chỉ số BMI

Chiều cao: cm

Cân nặng : kg

Tính

Được thành lập từ ngày 1/10/2002, Phòng khám Hoàng Gia Healthcare không ngừng phát triển, phấn đấu trở thành địa chỉ tin cậy của các cặp vợ chồng tại Thành Phố Hồ Chí Minh và cả nước chuyên cung cấp các dịnh vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm, thụ tinh nhân tạo, trữ trứng, khám thai sản, chẩn đoán tiền sản, siêu âm tiền sản. Lấy phương châm phục vụ khách hàng bằng cả trái tim, các Bác Sĩ Phòng khám cam kết đem lại sự hài lòng cho khách hàng.

Archives

Bà mẹ khóc lóc cầu cứu bác sĩ vì đặt thuốc hạ sốt vào hậu môn cho con lại nhầm vào âm đạo

By on 23/10/2017
Người mẹ cảm thấy thực sự sốc, hoang mang đưa con đến cầu cứu bác sĩ sau khi phát hiện đặt nhầm thuốc hạ sốt vào vùng kín của con gái 7 tuổi.
hinh 6

Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Trung – Bệnh viện Hùng Vương, TP HCM, ông vừa gặp trường hợp mẹ cháu bé nhầm lẫn tai hại khi đặt thuốc hạ sốt vào hậu môn thì lại nhét vào vùng kín của bé gái 7 tuổi.

Mẹ bệnh nhân vội vàng đưa con đến vừa khóc vừa cầu xin bác sĩ khám cấp cứu cho cháu bé, vì trong lúc mât tập trung, thiếu suy nghĩ, chị đã lấy thuốc hạ sốt để đặt hậu môn cho bé thì lại nhét vào vùng kín của con.

Qua thăm khám, bác sĩ cho biết vùng kín của cháu bé bị xước, có chảy máu nhưng màng trinh chỉ bị giãn, may mắn chưa bị rách hẳn.

Mẹ của cháu bé than thở, do stress trong lúc không kịp suy nghĩ chị đã gây ra sự nhầm lẫn. Đây là sự nhầm lẫn tai hại, suýt chút nữa chị để lại hậu quả nghiêm trọng cho con gái mình.

Ai không nên dùng thuốc hạ sốt đặt hậu môn?

hinh 8

Trẻ thường bị táo bón hoặc đang có bệnh lý vùng hậu môn thì tốt nhất không nên dùng.

Theo các chuyên gia, thuốc đặt hậu môn là giải pháp thay thế hiệu quả cho thuốc hạ sốt đường uống. Ưu điểm của loại thuốc này là hệ thống tĩnh mạch trực tràng đi thẳng vào tuần hoàn chung, không qua gan, nên dùng thuốc theo đường này có hiệu quả cao và giảm gánh nặng cho gan trong việc thải độc, đồng thời tác dụng của thuốc cũng cao do không bị phá hủy ở gan.

Tuy nhiên dùng thuốc hạ sốt đường hậu môn cũng gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như: gây ngứa hậu môn, nhiễm khuẩn hậu môn gây đau rát, tiêu chảy. Trường hợp nếu dùng nhiều lần hoặc khoảng cách các lần dùng quá gần có thể gây viêm trực tràng.

Vì vậy, với những người bị viêm nứt kẽ hậu môn, nhiễm khuẫn hậu môn, bệnh lỵ, bệnh tiêu chảy,.. hay dị ứng thuốc paracetamol thì không nên dùng thuốc đặt hậu môn trong bất kỳ trường hợp nào.

Những điều lưu ý khi dùng thuốc đặt hậu môn

hinh 7

Thuốc đặt hậu môn chỉ nên dùng khi trẻ nôn ói nhiều, không uống được thuốc.

– Thuốc phải được bảo quản ở nhiệt độ lạnh, nên để trong ngăn mát tủ lạnh với nhiệt độ từ 2độ C – 8độ C cho tiện việc sử dụng. Tốt nhất trước khi dùng nên để vào đá hay ngăn mát tủ lạnh vài phút để bảo đảm đủ độ cứng, dễ dàng đưa thuốc vào trực tràng.

– Khi đặt thuốc cho trẻ, cha mẹ cần vệ sinh sạch sẽ hậu môn cho trẻ rồi rửa tay sạch bằng xà phòng. Đặt tư thế mông trẻ dốc lên để dễ dàng đặt thuốc và phải nhẹ nhàng khi đặt, tránh mạnh tay. Sau đó khép giữ 2 nếp mông trẻ để thuốc không rơi ra ngoài trong 2 – 3 phút.

– Không nên coi việc dùng thuốc đặt hậu môn là giải pháp thường xuyên để hạ sốt cho trẻ. Mỗi ngày không nên dùng thuốc đặt hậu môn quá 2 lần và nên xen kẽ giữa các lần dùng thuốc uống và thuốc đặt để đảm bảo việc hạ sốt cho trẻ.

– Thuốc đặt hậu môn hạ sốt chỉ nên dùng khi trẻ không thể uống được thuốc, trẻ nôn ói nhiều, đang co giật hoặc trẻ đang ngủ mà không muốn đánh thức trẻ dậy.

– Không nên dùng cho trẻ thường bị táo bón hoặc đang có bệnh lý vùng hậu môn vì ảnh hưởng tới sự hấp thu của thuốc, làm giảm tác dụng của thuốc.

M.H (baomoi)

ĐẶT LỊCH KHÁM VÀ TƯ VẤN TẠI ĐÂY:

Book