X

Tính chỉ số BMI

Chiều cao: cm

Cân nặng : kg

Tính

Được thành lập từ ngày 1/10/2002, Phòng khám Hoàng Gia Healthcare không ngừng phát triển, phấn đấu trở thành địa chỉ tin cậy của các cặp vợ chồng tại Thành Phố Hồ Chí Minh và cả nước chuyên cung cấp các dịnh vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm, thụ tinh nhân tạo, trữ trứng, khám thai sản, chẩn đoán tiền sản, siêu âm tiền sản. Lấy phương châm phục vụ khách hàng bằng cả trái tim, các Bác Sĩ Phòng khám cam kết đem lại sự hài lòng cho khách hàng.

Archives

XUẤT HUYẾT 3 THÁNG ĐẦU

By on 14/04/2016
Ngoại trừ ra máu bình thường khi phôi thai bám vào tử cung, các trường hợp ra máu bất thường khác đều cảnh báo những tai biến sản khoa nguy hiểm.
1. Chảy máu bất thường: dọa sảy thai hoặc sảy thai
Nhiều bà bầu có thể ra máu trong những tháng đầu tiên của thai kỳ. Đây là hiện tượng bình thường khi phôi thai bám vào tử cung. Tuy nhiên, nếu âm đạo bị chảy máu đỏ tươi rồi ngưng, lặp đi lặp lại, màu sắc của máu cũng thay đổi từ màu đỏ tươi tới màu nâu mận chín, là triệu chứng báo hiệu của hiện tượng dọa sảy thai hoặc sảy thai.
Ngoài hiện tượng chảy máu còn kèm theo đau bụng vùng hạ vị, đau liên tục có lúc trội lên thành cơn. Lúc này, việc mẹ bầu cần làm là nên đi khám bác sĩ. Tỷ lệ sảy thai tự nhiên là 1/4, nghĩa là trong 4 người mang thai sẽ có 1 thai phụ không may bị sảy thai. Tuy nhiên, cũng không nên quá lo lắng vì 70% bà bầu bị chảy máu dạng này vẫn giữ được thai nhi.
Trường hợp sảy thai thật có thể khác nhau ở mỗi người, có người thấy xuất hiện những đốm máu nhỏ và không cảm nhận được các triệu chứng thai nghén trong 1 vài tuần; cũng có thể bị đau bụng dữ dội, ra máu ồ ạt lẫn các dịch nhầy và mô lợn cợn; có trường hợp ra máu đỏ tươi lẫn máu cục, kèm theo đau bụng, đau lưng, đau dạ dày, chuột rút… và có trường hợp không chảy máu do sảy thai lưu.
[Ra máu khi mang thai cảnh báo những nguy cơ gì 2]
2. Ra máu đen và đau bụng: Mang thai ngoài tử cung
Nếu bạn thấy hiện tượng ra máu đen từng ít một, kèm theo đau bụng ở vùng hạ vị, có khi cả bên hố chậu trái hoặc phải thì nhiều khả năng bạn đang mang thai ngoài tử cung.
Thai ngoài tử cung là hiện tượng có thụ thai nhưng thai làm tổ ở ngoài buồng tử cung. Đây được coi là cấp cứu ngoại khoa nguy hiểm nhất trong 3 tháng đầu thời kỳ thai nghén. Bạn nên đến khám tại các cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Với thai ngoài tử cung, phải tiến hành phẫu thuật hoặc mổ nội soi càng sớm càng tốt để tránh vỡ túi thai.
3. Ra máu từng ít một: Chửa trứng
Trong khi đó, chửa trứng là hiện tượng thụ thai bất thường, dẫn đến các nguyên bào nuôi thai phát triển quá mức, gồm chửa trứng toàn phần và chửa trứng bán phần. Khi bị chửa trứng, đến 90% chị em sẽ bị chảy máu âm đạo, máu ra từng ít một, tự nhiên và có thể tự cầm. Đồng thời, có đến 40% kèm theo nghén nặng, nhưng lại không kèm theo đau bụng, trừ khi dọa sảy thai.
Cũng như thai ngoài tử cung, khi phát hiện chửa trứng, bác sĩ sẽ phải chỉ định loại bỏ thai trứng càng sớm càng tốt để tránh nguy cơ chảy máu do sảy thai, bên cạnh đó sẽ phải theo dõi trong 2 năm liên tiếp để phát hiện sớm các biến chứng có thể xảy ra.
4. Ra máu vào hai tháng cuối thai kỳ: Nhau tiền đạo hoặc nhau bong non
Một nguyên nhân phổ biến của chảy máu trong 2 tháng cuối thai kỳ là tình trạng nhau tiền đạo. Điều này xảy ra khi lá nhau bám vào phần dưới của vách tử cung thay vì phía trên như bình thường. Vì vậy, nó sẽ chắn phía trước thai nhi lúc bé di chuyển thấp xuống đường sinh vào thời điểm chuyển dạ, làm ngăn chặn nguồn máu cấp cho thai.
Đây là nguyên nhân chính gây chảy máu nhiều lần sau tuần thứ 20 và sẽ làm xuất huyết vào hai tháng cuối thai kỳ. Nhau tiền đạo thường hay xuất hiện ở bà bầu đã sinh từ 2, 3 lần trở lên. Theo thống kê 1/10 phụ nữ có nhau thai thấp sẽ bị nhau tiền đạo. Trong trường hợp này chị em sẽ được chỉ định sinh mổ.
Trong khi đó, nhau bong non lại là tình trạng nhau thai tách khỏi thành tử cung quá sớm, gây đau đớn và chảy máu. Đây là tình huống phổ biến ở 3 tháng cuối thai kỳ, thường xảy ra theo tỉ lệ 1/200 thai phụ có tiền sản giật, cao huyết áp, hoặc đã sinh từ 2 con trở lên…
Ở tình trạng nhẹ, xuất huyết ít, thai phụ sẽ được yêu cầu nằm nghỉ và siêu âm để theo dõi. Nếu xảy ra cuối thai kỳ, bác sĩ sẽ chỉ định phải can thiệp bằng phương pháp giục sinh. Tuy nhiên, nếu 1/4 lá nhau tách ra, gây chảy từ 0,5 – 1 lít máu, thai phụ cần được tiếp máu và được mổ bắt con. Nguy hiểm nhất là khi lượng máu bị mất có thể lên đến trên 2 lít, tức tối thiểu 2/3 lá nhau đã tách khỏi thành tử cung, thai phụ sẽ bị choáng nặng, rối loạn đông máu v.v… Trường hợp này bắt buộc phải cấp cứu và phẫu thuật sớm để cứu thai nhi.
Nếu nhau bong trước 3 tháng cuối thai kỳ, thai nhi tử vong là không tránh khỏi. Do đó, trong thai kỳ cảm thấy đau bất ngờ và đau kéo dài trong bụng, kèm theo xuất huyết âm đạo, chị em phải nhanh chóng đến bệnh viện để được can thiệp, xử lý kịp thời.