X

Tính chỉ số BMI

Chiều cao: cm

Cân nặng : kg

Tính

Được thành lập từ ngày 1/10/2002, Phòng khám Hoàng Gia Healthcare không ngừng phát triển, phấn đấu trở thành địa chỉ tin cậy của các cặp vợ chồng tại Thành Phố Hồ Chí Minh và cả nước chuyên cung cấp các dịnh vụ chăm sóc sức khỏe sinh sản như thụ tinh trong ống nghiệm, thụ tinh nhân tạo, trữ trứng, khám thai sản, chẩn đoán tiền sản, siêu âm tiền sản. Lấy phương châm phục vụ khách hàng bằng cả trái tim, các Bác Sĩ Phòng khám cam kết đem lại sự hài lòng cho khách hàng.

Archives

Nhau tiền đạo – nỗi sợ kinh hoàng của các bà bầu

By on 23/10/2017

Nhau tiền đạo là một bệnh lý nguy hiểm của thai kỳ, nếu không được theo dõi sát sẽ rất nguy hiểm. Các chuyên gia sản khoa đều cảnh báo đây là bệnh lý nguy hiểm trong sản khoa.

hinh 16

Đứng ngồi không yên vì nhau tiền đạo

Chị Phan Thị Minh 34 tuổi trú tại Thanh Trì, Hà Nội đang mang bầu tuần thứ 35 thì phát hiện ra bị nhau tiền đạo. Chị Minh kể từ lúc mang bầu đến giờ chị vẫn khoẻ, ăn uống tốt nhưng thai nhi chậm phát triển hơn.
Chị Minh rất lo lắng nhưng đều đặn mốc 22 – 25 đến tuần thứ 32 chị đi siêu âm thì bác sĩ cho biết chị bị nhau tiền đạo bán trung tâm phải theo dõi rất kỹ. Từ đó, chị phải treo chân ở nhà và có bất thường gì là vào viện ngày. Ngoài ra, bác sĩ còn tiêm thêm thuốc tăng trưởng cho thai nhi để bé phát triển nhanh.
Đến nay, chị Minh đã chuẩn bị tâm lý vào viện bất cứ lúc nào nếu có dấu hiệu ra máu. Vì thế, chồng chị cũng phải xin nghỉ phép ở nhà trực chiến với vợ.
Tại các bệnh viện bác sĩ thường xuyên tiếp nhận các trường hợp bị nhau tiền đạo, đây được coi là bệnh lý sản khoa. Trường hợp chị P.T.N sinh năm 1988 ngụ tại Bình Minh, Vĩnh Long, Cần Thơ được bác sĩ cấp cứu thành công khi bị nhau tiền đạo. Bệnh nhân N. được chuyển đến Bệnh viện Phụ Sản thành phố Cần Thơ trong tình trạng thai 34 tuần, nhau tiền đạo ra huyết, choáng do mất máu nặng. Ngay lập tức các bác sĩ đã cấp cứu, hội chẩn viện và quyết định vừa hồi sức tích cực vừa mổ lấy thai cấp cứu. Bé gái, nặng 2200 gram. Trong quá trình mổ bệnh nhân N. phải truyền 2 đơn vị khối hồng cầu.
Theo các bác sĩ sản khoa khi có dấu hiệu của nhau tiền đạo thì người bệnh bắt buộc phải vào bệnh viện chuyên khoa sản và bệnh viện đó phải có ngân hàng máu để có thể cấp cứu được sản phụ vì khi sinh con bằng phương pháp mổ thì nhau tiền đạo vẫn bị mất máu và phải truyền máu.

Rất dễ gây tai biến sản khoa

Tiến sĩ, bác sĩ Nguyễn Hữu Trung – Giảng viên trường Đại học Y dược TP.HCM cho biết nhau tiền đạo là bánh rau bám lan xuống đoạn dưới và đôi khi tới lỗ trong cổ tử cung gây cản trở đường ra của thai nhi khi chuyển dạ đẻ. Đây là một trong những nguyên nhân dễ gây tai biến sản khoa nếu bác sĩ không có chuyên môn vì nhau tiền đạo là một trong những nguyên nhân chính gây chảy máu trong ba tháng cuối của thai kỳ, trong chuyển dạ và sau đẻ. Ngày nay, nhờ có siêu âm chúng ta có thể chẩn đoán sớm nhau tiền đạo ngay cả khi chưa có triệu chứng lâm sàng.
Nhau tiền đạo thường được bác sĩ chia thành 4 tuýp chính đó là:
Thứ nhất: Nhau bám thấp: bánh nhau bám lan xuống đoạn dưới của tử cung nhưng chưa tới lỗ trong cổ tử cung.
Thứ hai: Nhau bám mép: bờ của bánh nhau bám sát mép lỗ cổ tử cung.
Thứ ba: Nhau tiền đạo bán trung tâm: một phần bánh nhau che lấp một phần lổ trong tử cung.
Thứ tư: Nhau tiền đạo trung tâm hoàn toàn: là bánh nhau che lấp toàn bộ lỗ trong cổ tử cung.
Khi nhau bị bóc ra khỏi cổ tử cung có đặc điểm là gây chảy máu nhất là ở nhau tiền đạo trung tâm. Chính vì thế bệnh nhân rất dễ bị băng huyết
Nguyên nhân nhau tiền đạo, theo bác sĩ Trung đến nay họ vẫn chưa tìm ra được nhưng do đáy tử cung khi bánh nhau bám vào cổ tử cung và nó lan rộng ra, tăng cường diện tích lên lấy dưỡng chất nuôi cho nhau thai. Dựa vào các trường hợp sản phụ có nguy cơ bị nhau tiền đạo như: sản phụ trước đây đã bị rau tiền đạo, tiền sử đã mổ tử cung để lấy thai. Sản phụ có tiền sử mổ vì u xơ tử cung, chửa góc tử cung, mổ tạo hình tử cung, tiền sử nạo thai, nạo sẩy, hút điều hoà kinh nguyệt, đẻ có kiểm soát tử cung hay bóc rau nhân tạo, bị viêm nhiểm tử cung, tiền sử đẻ nhiều lần.
Bác sĩ Trung cho biết với những trường hợp bị nhau tiền đạo, bác sĩ thường khuyến cáo bệnh nhân nên ở gần bệnh viện chuyên khoa nhất có thể. Sản phụ thường khuyến cáo mổ bắt thai khi thai được 36 tuần trở lên, phổi đã trưởng thành. Khi mổ lấy thai, bác sĩ phải lách qua bánh nhau để lấy thai nếu nhau tiền đạo bám mặt trước.

Bác sĩ Trung khuyến cáo phụ nữ không nên sinh đẻ nhiều vì đây là một trong những nguyên nhân chính gây nhau tiền đạo, ngoài ra nên loại bỏ dần các yếu tố nguy cơ như mổ đẻ, nạo phá thai nhiều lần.

 

Theo Infonet.vn

ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN TẠI:

Book

Bác sĩ cắt nhầm niệu quản nhưng cứu sống được sản phụ băng huyết

By on 23/10/2017

Chúng tôi có cuộc trò chuyện với TS Nguyễn Hữu Trung – Giảng viên trường Y dược TP.HCM, GĐ phòng khám phụ sản Hoàng Gia TP.HCM về việc bác sĩ cắt nhầm niệu quản. Anh cho rằng, tuy sai sót nhưng cứu sống được sản phụ băng huyết, phải xem là may mắn.

hinh 15

 

Sản phụ Nguyễn Thị Oanh phải phẫu thuật cắt tử cung và bị cắt luôn niệu quản trong quá trình mổ đẻ tại Bệnh viện Đa khoa huyện Nông Cống vào ngày 23/6 vì có dấu hiệu băng huyết. Để cầm máu, các bác sĩ buộc phải cắt bỏ tử cung song lại cắt luôn niệu quản. Sau phẫu thuật, bác sĩ theo dõi sản phụ không ra nước tiểu. Chị Oanh đã được gia đình đưa xuống Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa cấp cứu và được các y bác sỹ chẩn đoán chích hẹp niệu quản sau phẫu thuật lấy thai.

Việc nhầm lần trong trường hợp này được các bác sĩ thông cảm. Chúng tôi có cuộc trò chuyện với Tiến sĩ Nguyễn Hữu Trung – Giảng viên trường Y dược TP.HCM, Giám đốc phòng khám phụ sản Hoàng Gia TP.HCM về vấn đề này.

Thưa Tiến sĩ Nguyễn Hữu Trung, gần đây dư luận xôn xao câu chuyện bác sĩ cắt nhầm niệu quản của bệnh nhân ở Thanh Hóa khi mổ đẻ và cắt tử cung. Ở góc độ chuyên môn, anh đánh giá về tai biến này thế nào?

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Trung: Về mặt giải phẫu học, niệu quản ở vùng chậu rất gần với đoạn eo của tử cung, chỉ cách eo tử cung 1,5 cm. Do đó, việc gây tổn thương niệu quản là có thể xảy ra trong các phẫu thuật cắt tử cung. Trong phẫu thuật mổ sinh, tai biến tổn thương niệu quản rất hiếm xảy ra…

Trong trường hợp bài báo đưa ra, thai phụ được mổ sinh ở một bệnh viện tuyến huyện. Một cuộc mổ sinh bình thường không một bác sĩ nào đi “khuyến mãi” cắt tử cung thêm làm gì cả. Ở đây, người bác sĩ “bắt buộc” phải thực hiện phẫu thuật này vì thai phụ bị băng huyết rất nhiều ngay trong lúc mổ sinh.

Để cứu mẹ, bác sĩ đã phải phẫu thuật cắt tử cung để cầm máu. Tỷ lệ tử vong ở những trường hợp cắt tử cung ngay lúc mổ sinh như thế này trên thế giới là 1/100. Tôi cho rằng thai phụ này được cứu sống trong trường hợp này là có phần may. Người ta nói, “trong cái rủi có cái may” là vậy.

Một điều đặc biệt trong ca cấp cứu này là xảy ra vào ban đêm. Trong một đêm trực, số bệnh nhân trong bệnh viện không hề giảm đi so với ban ngày nhưng lực lượng bác sĩ trực rất hạn chế.

Tôi không rõ số bác sĩ chuyên khoa sản trong tua trực này là bao nhiêu, nhưng tôi nhớ có giai đoạn tôi đi công tác ở bệnh viện tỉnh Gia lai hoặc bệnh viện Thống Nhất Đồng Nai cách đây khoảng 15 năm. Một đêm trực ở các bệnh viện này chỉ có 1 hoặc 2 bác sĩ chuyên khoa Sản. Mổ một ca mổ sinh như vậy, chỉ có 1 bác sĩ mổ cùng với một người phụ là dụng cụ viên. Lúc đó, tôi khâm phục các bác sĩ ở các bệnh viện đó… và tôi cũng không hình dung được họ đã xoay xở như thế nào khi có những trường hợp nặng như thế này xảy ra…

Trong trường hợp của bác sĩ ở Thanh Hóa do trình độ chuyên môn kém hay do điều kiện eo hẹp của kíp trực?
Tiến sĩ Nguyễn Hữu Trung: Sau bài báo, chưa thấy sự lên tiếng của bác sĩ trực tiếp phẫu thuật. Các bạn có biết vì sao người bác sĩ ấy im lặng không?
Đối với tôi, người bác sĩ ấy thật sự là một người hùng lặng thầm, ít nhất là trong ca phẫu thuật đó. Người bác sĩ đó tôi không biết tên, không biết mặt, không biết chuyên môn từ trước đến nay của bác sĩ đó như thế nào và cũng chắc chắn không có họ hàng thân thuộc của tôi. Nhưng qua bài báo, tôi biết bác sĩ ấy rất giỏi vì đã cứu sống sản phụ đó trong những điều kiện eo hẹp nhất. Một bệnh viện tuyến cuối cùng khi phẫu thuật những ca như vậy, với những điều kiện về thuốc men, máu, đội ngũ gây mê hồi sức và sản khoa dày dạn kinh nghiệm… không phải lúc nào cũng có thể cứu sống sản phụ như vậy.
Một ca phẫu thuật mổ sinh thường từ 30-45 phút. Chỉ khi có những biến chứng nặng như băng huyết lúc mổ, người bác sĩ mới quyết định phẫu thuật cắt tử cung. Bác sĩ khi phẫu thuật cắt tử cung, thường họ cân nhắc kỹ. Vì sao họ cân nhắc?

– Họ biết rằng thời gian phẫu thuật sẽ kéo dài thêm (1,5-3 giờ), sẽ nguy hiểm cho bà mẹ, tử vong cho bà mẹ theo thống kê lên đến 1%.

– Thời gian cả ê kíp mổ phải đứng thêm bằng với thời gian mổ cho bệnh nhân. Và trong đêm khuya, vào khoảng 2-3 giờ sáng, sai sót rất dễ xảy ra với mỗi thành viên của ê kíp phẫu thuật.

– Phẫu thuật cắt tử cung ngay sau mổ sinh không phải bác sĩ nào cũng có thể thực hiện được…

Tóm lại, “tai biến” tổn thương niệu quản trong phẫu thuật ở trường hợp này theo tôi là có thể chấp nhận được và tai biến này hoàn toàn có thể khắc phục. Cháy nhà, xe chữa cháy đến xịt nước, có thể bị hư hỏng một số vật dụng như ti vi, máy móc hoặc sụp mái nhà nhưng cuối cùng giữ được ngôi nhà. Như vậy là may mắn lắm rồi…

Tai biến mổ sinh phải cắt bỏ tử cung toàn phần chiếm bao nhiêu phần trăm số ca tai biến sản khoa, thưa thạc sĩ?

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Trung: Phẫu thuật cắt tử cung không phải là tai biến của mổ sinh. Đây là phẫu thuật bắt buộc phải thực hiện trong những trường hợp mổ sinh kèm theo băng huyết sau sinh.

Thông thường, một cuộc mổ sinh mất máu khoảng chừng 200-300 ml và không cần phải truyền máu. Tuy nhiên có những cuộc mổ sinh, lượng máu mất quá nhiều do tử cung co hồi kém, nhau tiền đạo, nhau bong non, nhau cài răng lược… Trong những trường hợp máu mất quá nhiều trong lúc mổ sinh, ngoài các biện pháp truyền dịch, truyền máu (có khi lên đến cả 4-5 lít máu) để hồi sức, bác sĩ phẫu thuật cần phải thực hiện một số thủ thuật để cầm máu trong đó biện pháp cắt tử cung là phương pháp cuối cùng khi những phương pháp khác thất bại.

 

Theo Infonet.vn

ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN TẠI ĐÂY:

Book

Bà mẹ khóc lóc cầu cứu bác sĩ vì đặt thuốc hạ sốt vào hậu môn cho con lại nhầm vào âm đạo

By on 23/10/2017
Người mẹ cảm thấy thực sự sốc, hoang mang đưa con đến cầu cứu bác sĩ sau khi phát hiện đặt nhầm thuốc hạ sốt vào vùng kín của con gái 7 tuổi.
hinh 6

Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Trung – Bệnh viện Hùng Vương, TP HCM, ông vừa gặp trường hợp mẹ cháu bé nhầm lẫn tai hại khi đặt thuốc hạ sốt vào hậu môn thì lại nhét vào vùng kín của bé gái 7 tuổi.

Mẹ bệnh nhân vội vàng đưa con đến vừa khóc vừa cầu xin bác sĩ khám cấp cứu cho cháu bé, vì trong lúc mât tập trung, thiếu suy nghĩ, chị đã lấy thuốc hạ sốt để đặt hậu môn cho bé thì lại nhét vào vùng kín của con.

Qua thăm khám, bác sĩ cho biết vùng kín của cháu bé bị xước, có chảy máu nhưng màng trinh chỉ bị giãn, may mắn chưa bị rách hẳn.

Mẹ của cháu bé than thở, do stress trong lúc không kịp suy nghĩ chị đã gây ra sự nhầm lẫn. Đây là sự nhầm lẫn tai hại, suýt chút nữa chị để lại hậu quả nghiêm trọng cho con gái mình.

Ai không nên dùng thuốc hạ sốt đặt hậu môn?

hinh 8

Trẻ thường bị táo bón hoặc đang có bệnh lý vùng hậu môn thì tốt nhất không nên dùng.

Theo các chuyên gia, thuốc đặt hậu môn là giải pháp thay thế hiệu quả cho thuốc hạ sốt đường uống. Ưu điểm của loại thuốc này là hệ thống tĩnh mạch trực tràng đi thẳng vào tuần hoàn chung, không qua gan, nên dùng thuốc theo đường này có hiệu quả cao và giảm gánh nặng cho gan trong việc thải độc, đồng thời tác dụng của thuốc cũng cao do không bị phá hủy ở gan.

Tuy nhiên dùng thuốc hạ sốt đường hậu môn cũng gây ra một số tác dụng phụ không mong muốn như: gây ngứa hậu môn, nhiễm khuẩn hậu môn gây đau rát, tiêu chảy. Trường hợp nếu dùng nhiều lần hoặc khoảng cách các lần dùng quá gần có thể gây viêm trực tràng.

Vì vậy, với những người bị viêm nứt kẽ hậu môn, nhiễm khuẫn hậu môn, bệnh lỵ, bệnh tiêu chảy,.. hay dị ứng thuốc paracetamol thì không nên dùng thuốc đặt hậu môn trong bất kỳ trường hợp nào.

Những điều lưu ý khi dùng thuốc đặt hậu môn

hinh 7

Thuốc đặt hậu môn chỉ nên dùng khi trẻ nôn ói nhiều, không uống được thuốc.

– Thuốc phải được bảo quản ở nhiệt độ lạnh, nên để trong ngăn mát tủ lạnh với nhiệt độ từ 2độ C – 8độ C cho tiện việc sử dụng. Tốt nhất trước khi dùng nên để vào đá hay ngăn mát tủ lạnh vài phút để bảo đảm đủ độ cứng, dễ dàng đưa thuốc vào trực tràng.

– Khi đặt thuốc cho trẻ, cha mẹ cần vệ sinh sạch sẽ hậu môn cho trẻ rồi rửa tay sạch bằng xà phòng. Đặt tư thế mông trẻ dốc lên để dễ dàng đặt thuốc và phải nhẹ nhàng khi đặt, tránh mạnh tay. Sau đó khép giữ 2 nếp mông trẻ để thuốc không rơi ra ngoài trong 2 – 3 phút.

– Không nên coi việc dùng thuốc đặt hậu môn là giải pháp thường xuyên để hạ sốt cho trẻ. Mỗi ngày không nên dùng thuốc đặt hậu môn quá 2 lần và nên xen kẽ giữa các lần dùng thuốc uống và thuốc đặt để đảm bảo việc hạ sốt cho trẻ.

– Thuốc đặt hậu môn hạ sốt chỉ nên dùng khi trẻ không thể uống được thuốc, trẻ nôn ói nhiều, đang co giật hoặc trẻ đang ngủ mà không muốn đánh thức trẻ dậy.

– Không nên dùng cho trẻ thường bị táo bón hoặc đang có bệnh lý vùng hậu môn vì ảnh hưởng tới sự hấp thu của thuốc, làm giảm tác dụng của thuốc.

M.H (baomoi)

ĐẶT LỊCH KHÁM VÀ TƯ VẤN TẠI ĐÂY:

Book

Lựa Chọn Phương Pháp Tránh Thai Như Thế Nào Là “Tốt Nhất”?

By on 20/10/2017

Để có thể chọn lựa cho mình một phương pháp tránh thai như thế nào cho “tốt” nhất có thể nói là không đơn giản chút nào. Đọc các thông tin trên mạng thì thấy rất nhiều nhưng như thế nào là phương pháp “tốt” nhất? Một câu hỏi mà rất nhiều người đặt ra mà để trả lời cho câu hỏi này, nhiều lúc không phải lúc nào cũng dễ cả.
Các phương pháp tránh thai dành cho nữ rất nhiều. Tại sao nhiều vậy? Như một “siêu thị” các phương pháp, từ thuốc uống, thuốc tiêm, thuốc cấy dưới da, miếng dán ở da, đặt vòng… Trong mỗi loại kể trên lại có nhiều lựa chọn. Vậy lựa chọn loại nào cho “tốt” nhất?

A beautiful young woman lying in bed confused about contraception. She is looking at contraptive pills and condoms and can't decide.
Có thể trả lời tạm thời một cách ngắn gọn như thế này:
“Không có phương pháp nào tốt nhất cả. Chỉ có phường pháp nào phù hợp nhất đối với mỗi người phụ nữ mà thôi”. Điều này cũng giống như bạn vào một siêu thị để chọn áo váy vậy. Có những áo váy đẹp nhưng phù hợp với người này nhưng không thể phù hợp với người khác. Chữ “Phù hợp” ở đây được hiểu cả về mặt “Thói quen”, “phù hợp với hoàn cảnh”, “hiệu quả”, “tác dụng phụ”.

1. Thói quen.
Thói quen ở đây có thể nói là thói quen của mỗi người. Ví dụ, một người đã sử dụng phương pháp ngừa thai uống lâu nay rồi, thấy rất phù hợp, không thấy tác dụng phụ gì. Tuy nhiên, nghe bạn bè nói:
“Sử dụng thuốc tránh thai uống có thể tăng cân, nám da… và hiện nay có loại thuốc tránh thai tốt hơn hay một phương pháp tránh thai khác đắt tiền hơn nên CÓ THỂ ít tác dụng phụ hơn!”. Thế là người này bèn chuyển qua phương pháp khác.
Việc chuyển đổi qua một phương pháp tránh thai khác chỉ vì NGHE NÓI như vậy là không nên chút nào. Việc chuyển đổi phương pháp tránh thai không nên theo kiểu THỜI TRANG. Thấy cái gì mới, nghe nói “HAY LẮM” là mình chuyển qua là cái không nên. Mình chỉ chuyển đổi qua phương pháp tránh thai khác khi phương pháp tránh thai hiện tại có TÁC DỤNG PHỤ hay KHÔNG CÒN PHÙ HỢP VỚI HOÀN CẢNH CỦA MÌNH NỮA hay theo lời khuyên của các Bác sĩ chuyên khoa khi CÓ NHỮNG KHUYẾN CÁO MỚI CỦA CÁC HIỆP HỘI Y KHOA UY TÍN.

2. Phù hợp với hoàn cảnh.
Hoàn cảnh mỗi người mỗi khác. Những yếu tố liên quan đến chuyện hoàn cảnh như tuổi hiện tại của từng người, số con đã có, trước giờ có sẩy thai hay hút nạo thai lần nào chưa, mong muốn khi nào có thai lại, có bệnh lý gì đi kèm hay không, người chồng bao nhiêu tuổi, con hiện tại bao nhiêu tuổi, công việc của mình hiện tại như thế nào, tình trạng viêm nhiễm phụ khoa như thế nào, có u xơ tử cung hay u ngang buồng trứng hay xuất huyết tử cung bất thường không, xét nghiệm tế bào ung thư cở tử cung hay không… Nói đến đây mọi người sẽ thấy phức tạp như thế nào. Đơn cử một vài trường hợp như sau:
– Nếu người phụ nữ đã thực hiện xét nghiệm tầm soát ung thư cổ tử cung và phát hiện có “tế bào bất thường” thì nên tiếp tục làm các xét nghiệm hoặc thủ thuật chuyên sâu để đánh giá là có những tổn thương TIỀN UNG THƯ cổ tử cung hay không. Nếu có, cần được xử trí thích hợp trước khi bàn đến sử dụng biện pháp tránh thai nào.
– Nếu người phụ nữ có u xơ tử cung đạng U XƠ TỬ CUNG DƯỚI NIÊM MẠC thì việc đặt vòng tránh thai nên cân nhắc tránh sử dụng.
– Nếu người phụ nữ có tiền sử viêm gan, men gan tăng thì nên tránh sử dụng thuốc tránh thai uống
– Những trẻ nữ vị thành niên nếu đã từng có thai và hút thai 2-3 lần…, không thể sử dụng thuốc tránh thai uống thì có thể sử dụng que cấy dưới da.
– Người đã có con và muốn tránh thai, muốn vài ba tháng sau mới có thai thì việc tư vấn sử dụng que cấy dưới da không phù hợp vì chi phí cho việc cấy que cao. Việc sử dụng que cấy dưới da có thể áp dụng cho những trường hợp muốn tránh thai an toàn trong một thời gian dài 2-3 năm.
….
Nói chung là hoàn cảnh của người phụ nữ rất đa dạng. Ngay cả bản thân người phụ nữ, hoàn cảnh cũng thay đổi theo thời gian, không ai nói trước được. Có những người đã tránh thai vĩnh viễn bằng cách triệt sản (Thắt ống dẫn trứng), nhưng vài năm sau đến xin “nối lại ống dẫn trứng” vì vừa lập gia đình với người chồng mới…

3. Hiệu quả
Mỗi phương pháp tránh thai đều
có một tỷ lệ thất bại nhất định. Không có phương pháp nào là hoàn toàn triệt để. Y văn đã ghi nhận có những trường hợp người phụ nữ đã được mổ triệt sản nhưng vẫn có thai…
Hiệu qua tránh thai của các phương pháp tránh thai tạm thời thì có thể xếp hàng đầu là loại que cấy dưới da, thuốc tránh thai uống (nếu dùng đúng cách). Những loại có tỷ lệ thất bại cao như loại thuốc tránh thai chỉ chứa progestin (thường dùng khi cho con bú), thuốc tránh thai khẩn cấp.

4. Tác dụng phụ
Các phương pháp tránh thai ra đời từ rất lâu đời nay rồi. Tôi nhớ không lầm như thuốc tránh thai sử dụng đường uống ra đời từ những năm 1950-1960 của thế kỷ trước và cho đến nay đã có hàng trăm loại đã được sản xuất. Có những loại đã dần dần đi vào dĩ vãng do những tác dụng phụ của nó và hiện tại trên thị trường cũng đang tồn tại rất nhiều loại. Điều này chứng tỏ không có loại nào là “Tốt nhất”. Loại nào cũng có những tác dụng phụ. Chỉ có điều, các tác dụng phụ có xuất hiện ở người sử dụng hay không và mức độ ảnh hưởng có nghiêm trọng, có ảnh hưởng sinh hoạt của người phụ nữ hay không.
Vòng tránh thai cũng rất hiệu quả trong việc tránh thai. Tuy nhiên, nhựơc điểm của đặt vòng là kinh trong 2-3 tháng đầu nhiều hơn bình thường, có thể có tình trạng rong kinh hoặc đau bụng kinh. Đặc biệt, người phụ nữ đặt vòng hay có tình trạng ra huyết trắng nhiều hơn bình thường. Đối với người phụ nữ mà bản thân hay có tình trạng khí hư ra nhiều thì việc đặt vòng cân nên được cân nhắc và nên hướng đến một phương pháp tránh thai khác. Và cần nhớ, đặt vòng vẫn có thể có thai nên đối với những người phụ nữ có kinh đều, khi đặt vòng mà bị trễ kinh cần được xác định xem có thai hay không.
Cấy que tránh thai rất an toàn. Tuy nhiên, đặc điểm hay gặp của những trường hợp cấy que là người phụ nữ hay bị rong huyết hoặc không có kinh vài tháng…
Thuốc tránh thai uống loại phối hợp (có hai thành phần nội tiết trong viên thuốc tránh thai) rất hiệu quả trong việc tránh thai nếu DÙNG ĐÚNG. Tuy nhiên, nhược điểm của việc sử
dụng là người phụ nữ PHẢI NHỚ, KHÔNG ĐƯỢC QUÊN. Một số trường hợp sử dụng có các tác dụng phụ như tăng cân, mụn, nám da…

TIẾN SĨ NGUYỄN HỮU TRUNG

GIẢNG VIÊN ĐẠI HỌC Y DƯỢC TP HCM

BỆNH VIỆN HÙNG VƯƠNG

GIÁM ĐỐC CHUYÊN MÔN PHÒNG KHÁM HOÀNG GIA

ĐĂNG KÝ KHÁM VÀ TƯ VẤN TẠI:

Book

PHÒNG NGỪA LOÃNG XƯƠNG SAU MÃN KINH

By on 28/10/2016

Loãng xương là bệnh lý của hệ thống xương làm giảm tỉ trọng khoáng chất của xương kết hợp với sự hư biến cấu trúc của xương làm cho xương mỏng mảnh và yếu đến mức rất dễ gãy dù bị chấn thương rất nhẹ, thậm chí có thể gãy tự nhiên. Bệnh thường gặp ở người cao tuổi, nhất là nữ giới sau mãn kinh và là nguyên nhân dẫn đến gãy xương, tàn phế nếu không biết cách phòng ngừa. (vá màng trinh thẫm mỹ, rách màng trinh, vá màng trinh ở đâu)

Vì sao loãng xương? (vá màng trinh, rách màng trinh)

Loãng xương có thể do tiên phát hoặc do thứ phát. (vá màng trinh, rách màng trinh)

Loãng xương tiên phát (týp 1): xuất hiện từ trên 5 năm sau tuổi mãn kinh, còn gọi là loãng xương sau mãn kinh. Trong 5-10 năm đầu của thời kỳ mãn kinh, tốc độ mất xương có thể lên đến 2-4% khối lượng xương mỗi năm. Đặc trưng của loãng xương này là sự mất xương chủ yếu ở xương xốp và thường gây ra gãy lún các đốt sống, gãy đầu dưới xương quay. Trong loãng xương sau mãn kinh, ngoài thiếu hụt oestrogen người ta còn thấy giảm tiết hormon cận giáp tăng tiết canxi qua thận, suy giảm hoạt động vitamin D3 dẫn tới giảm hấp thu canxi ở ruột. (vá màng trinh, rách màng trinh, quan hệ chảy máu, laser cổ tử cung, điều trị són tiểu bằng laser, vá màng trinh,)

Loãng xương tiên phát (týp 2): liên quan đến tuổi, xuất hiện ở nữ nhiều gấp 2 lần nam, là hậu quả của sự mất xương chậm trong vòng vài chục năm, biểu hiện chính là gãy cổ xương đùi, gãy lún các đốt sống do tổn thương xuất hiện đồng đều trên cả xương đặc (vỏ xương) cũng như xương xốp (bè xương). Loại loãng xương này liên quan tới hai yếu tố quan trọng là giảm hấp thu canxi, giảm chức năng tạo cốt bào, dẫn tới cường cận giáp trạng thứ phát. (vá màng trinh, rách màng trinh, quan hệ chảy máu, mất trinh) laser cổ tử cung, điều trị són tiểu bằng laser)

Loãng xương thứ phát: Được phát hiện ở cả hai giới và thường là hậu quả của một số bệnh ảnh hưởng tới rối loạn chuyển hóa chất khoáng của xương. (vá màng trinh, rách màng trinh, quan hệ chảy máu, mất trinh, laser cổ tử cung, điều trị són tiểu bằng laser)

loang-xuong-51

Đau cột sống: Đau cột sống lưng hoặc cột sống thắt lưng cấp xảy ra sau 1 tuần và tương ứng với việc nén xương đột ngột do gắng sức nhẹ, ngã hoặc một động tác sai. Tiếng kêu rắc khi vận động thường đi kèm với đau, có khi buộc phải nằm nghỉ. Cơn đau cấp tính liên hệ tới sự nén cột sống kinh diễn, nặng lên khi có một gắng sức do ngồi hoặc đứng ở tư thế kéo dài, đỡ đau khi nghỉ ngơi. (vá màng trinh, rách màng trinh, quan hệ chảy máu, mất trinh, laser cổ tử cung, điều trị són tiểu bằng laser)

Biến dạng cột sống: thường nặng và sau nhiều năm mới xảy ra, lưng còng, xẹp đốt sống, chiều cao giảm dần theo tuổi (sự giảm này có thể bằng hoặc giảm quá 12cm). Khi sờ có thể thấy các xương sườn ở cuối cùng chạm mào chậu. Đến giai đoạn này thì sự giảm chiều cao sẽ ngừng lại. (vá màng trinh, rách màng trinh, quan hệ chảy máu, mất trinh, laser cổ tử cung, điều trị són tiểu bằng laser)

Gãy xương: thường ở phần thấp cẳng tay, cổ xương đùi, cổ xương cánh tay, xương sườn và cột sống. Thấy rất đau cột sống và mất đi sau nghỉ ngơi 4-6 tuần, không gây ra ép tủy; gãy xương đùi có thể nguy hiểm cho người bệnh vì các biến chứng do nằm lâu ảnh hưởng tới vận động trong tương lai; Nén đốt sống thường xảy ra ở tuổi 55-70, còn gãy cổ xương đùi thường xảy ra muộn hơn; gãy xương chậu cũng thường xảy ra. (vá màng trinh, rách màng trinh, quan hệ chảy máu, mất trinh, laser cổ tử cung, điều trị són tiểu bằng laser)

Điều trị bệnh loãng xương bao gồm những biện pháp như: thuốc chống đau giãn cơ, vận động thể dục thể chất phù hợp (đặc biệt duy trì trọng lượng cơ thể, tập lưng thẳng, tập bụng). Đề phòng té ngã khi đi đứng, chế độ ăn hợp lý, giảm hoặc ngưng các yếu tố nguy cơ, sử dụng nẹp lưng chỉnh hình, sử dụng thuốc điều trị thích hợp. (vá màng trinh, rách màng trinh, quan hệ chảy máu, mất trinh, laser cổ tử cung, điều trị són tiểu bằng laser)

Chúng ta cũng biết rằng, cùng với tuổi tác, canxi cũng giảm từ từ một cách không tránh được, từ 20-80 tuổi khối lượng xương mất theo tuyến tính khoảng 30%. Ở phụ nữ nặng hơn vì thêm rối loạn sau mãn kinh, tỷ lệ có thể tới 40% ở tuổi 80. Để phòng bệnh hiệu quả, các biện pháp sau đây cần được chị em quan tâm đúng mực. (vá màng trinh, rách màng trinh, quan hệ chảy máu, mất trinh, laser cổ tử cung, điều trị són tiểu bằng laser)

Liệu pháp vận động, không vận động nhất là bệnh nhân bị bất động tại giường sẽ làm nặng thêm tình trạng loãng xương trong các đợt đau cấp đúng vào lúc cột sống xảy ra nên cột sống bệnh nhân cần được nghỉ ngơi và dùng thuốc chống đau. Nhưng tránh bất động hoàn toàn. Cần phải vận động thụ động và chủ động các chi để duy trì vận động các khớp và cơ, phòng các biến chứng nằm lâu. Trường hợp có điều kiện, cho bệnh nhân vận động trong bể nước nóng. Việc vận động trong bể nước nóng bị chống chỉ định khi có một bệnh phủ tạng kết hợp với loãng xương. Mặc áo nịt ngực cứng hoặc nửa cứng giúp bệnh nhân dễ ngồi dậy nhưng chỉ trong một vài tuần sau khi bị nén cột sống. Ngoài cơn đau phải hướng dẫn bệnh nhân vận động nhẹ cột sống, thở nhẹ và sâu dần tránh vận động quá mạnh có thể gây gãy xương. Nếu có thể cho bệnh nhân bơi từng đoạn ngắn. (vá màng trinh, rách màng trinh, quan hệ chảy máu, mất trinh, laser cổ tử cung, điều trị són tiểu bằng laser)

Chế độ ăn: Chế độ ăn cần cung cấp đủ năng lượng và đủ chất canxi. (thực phẩm giàu canxi là tôm, cua, trứng, sữa…). Trong điều kiện có thể, mỗi ngày nên uống 1/4 lít sữa tươi hoặc 2 hộp sữa chua. (vá màng trinh, rách màng trinh, quan hệ chảy máu, mất trinh, laser cổ tử cung, điều trị són tiểu bằng laser)

Thực ra, đề phòng loãng xương ở tuổi sau mãn kinh người ta phải chú ý tới chế độ ăn và luyện tập từ khi còn trẻ.

Theo Sức khỏe & đời sống

ĐẶT LỊCH KHÁM VÀ TƯ VẤN TẠI ĐÂY:

Book